Phân tích cuộc xung đột giữa thiện và ác trong truyện cổ tích Tấm Cám

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Legolas Maldives, 25 Tháng năm 2021.

  1. Legolas Maldives

    Bài viết:
    13
    Trong truyền thống đạo đức của dân tộc ta, cái thiện luôn được trân trọng, đề cao. Đó là mục tiêu của mỗi hành động, việc làm của con người hướng tới. Ngược lại, cái ác luôn được lên án mạnh mẽ, ghét bỏ kết tội. Trong cuộc chiến giữa cái thiện và ác, dân gian luôn để cái thiện chiến thắng vẻ vang. Đó là ước mơ cũng như là sự thật ở đời. Truyện cổ tích Tấm Cám sở dĩ được lưu truyền rộng rãi và có sức sống bền bỉ phần lớn vì đã phản ánh được sự chiến thắng giữa cái thiện đối với cái ác đúng như quan niệm của nhân gian: Một chiến. Thắng đi từ những phản ứng yếu ớt đến mạnh mẽ, từ bị động chịu áp lực đến chủ động phản kháng.

    1. Phân tích cuộc xung đột giữa cái thiện và cái ác.

    Trong truyện cổ tích Tấm Cám hai tuyến nhân vật Thiện-Ác phân ra rất rõ rệt. Cái Ác tiêu biểu là dì ghẻ và Cám. Đây là hai nhân vật luôn có hành động áp bức, bóc lột đối với nhân vật khác đồng thời chúng có những âm mưu thâm độc, những hành động độc ác mất hết nhân tính con người. Nhân vật Tấm lại đại diện cho cái thiện, cô đẹp người đẹp nết nhưng phải chịu số phận hẳn hiu bất hạnh: Mẹ mất sớm, bố nhu nhược, bị dì ghẻ và cô em cùng cha khác mẹ hà hiếp.

    Khi xã hội đã phân chia giai cấp, trong quan niệm của nhân gian, cái thiện đồng nghĩa với cái đẹp, chúng luôn bị chà đạp, ghen ghét. Hơn thế cái thiện, cái đẹp còn là những điều thuộc về nhân dân lao động- giai cấp bị áo bức trong xã hội lúc bấy giờ. Ngược lại, cái ác luôn thuộc về giai cấp trên, giai cấp bóc lột trong xã hội. Giai cấp phong kiến thống trị là giai cấp nắm quyền cai trị, bóc lột. Chính vì thế mà ước mơ của nhân dân lao động thường là những người bị áp bức sẽ trở thành phò mã, thành hoàng hậu hay lấy con gái phú ông.. đó chính là ước mơ thay đổi địa vị giai cấp. Cũng giống như câu ca của người lao động khi họ bị áp bức, chèn ép:

    Con vua thì lại làm vua

    Con sãi ở chùa thì quét lá đa

    Bao giờ dân nổi can qua

    Con vua thất thế lại ra quét chùa.

    Trong truyện cổ tích không có nhiều những ước mơ về một xã hội lý tưởng mà ở đó không có người bóc lột người, cũng có thể điều đó là phi thực tế bởi thời kì đó không có mầm móng của một cuộc cách mạng xã hội. Nhân dân có nổi lên đấu tranh lật đổ giai cấp thống trị nhưng cũng chỉ là đổi từ chế độ phong kiến này sang chế độ phong kiến

    Khác mà thôi. Tấm trở thành hoàng hậu, đó là hạnh phúc, là kết phúc có hậu xứng đáng của một cô gái mồ côi, chịu nhiều bất hạnh.

    1. Phân tích mâu thuẫn cuộc xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám.

    Ông cha ta có câu: Mấy đời bánh đúc có xương, mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng để nói về xung đột dì ghẻ-con chồng (mẹ Cám - Tấm) và cuộc xung đột giữa hai chị em cùng cha khác mẹ (Tấm- Cám). Mở đầu truyện, mụ dì ghẻ sai Tấm và Cám ra đồng bắt tép và giao hẹn: Ai bắt được nhiều hơn thì sẽ được thưởng chiếc yếm đỏ. Đi bắt không được thì phạt đòn. Tấm chăm chỉ, khéo léo nên đã được đầy giỏ; còn Cám mải chơi, hái hoa bắt bướm nên chẳng được con nào. Trước tình thế đó, Cám nghĩ rằng mình không những không được áo yếm mà còn bị đòn nữa. Nên Cám đã lừa dối và cướp công chị. Cám bảo: Chị Tấm ơi, đầu chị lấm, chị hụp xuống sâu kẻo về mẹ mắng. Tấm thật thà tưởng thật nên xuống sông tắm rửa, Cám ta ở trên bờ trút hết giỏ tép của chị đem về nhận phần thưởng. Ở đây chưa hề có sự xung đột giữa mẹ ghẻ và con chồng. Dì ghẻ của Tấm đến giờ phút này vẫn hết sức công bằng, không thiên vị. Và hành động lừa gạt chị của Cám hoàn toàn là tự ý chủ động không có sự dặn dò, sai khiến của mẹ. Tất cả là do lòng tham muốn có được chiếc áo yếm mới của mẹ mà thôi. Như vậy, người cướp công của Tấm chính là Cám. Và sau này cũng chính là Cám đã theo dõi việc nuôi cá bống của Tấm và xúi mẹ giết thịt. Cái yếm đỏ- vật trang sức có giá trị bé nhỏ bình dị mà cũng là niềm mơ ước không thành của cô gái mồ côi. Còn con cá bống lại là người bạn tâm tình mà Tấm không những nuôi dưỡng bằng phần cơm của chính mình mà còn bằng biết bao tình thương mến nên bát cơm nàng dành cho bống là bát cơm vàng, cơm bạc bởi hơi ấm tính người quý báu như vàng như bạc; niềm an ủi, hi vọng của Tấm bị kẻ ác rình mò giết hại. Hình tượng cục máu nổi lên mặt nước nói về nỗi oan uất, nỗi hận thù.

    Không được đi xem hội như bao người khác (mụ dì ghẻ bắt Tấm làm một việc vô nghĩa- nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo mà mụ đã trộn lẫn- với dụng ý đọa đày; thậm chí hành động đó còn mang tính chất độc ác, đáng sợ là mụ đã tính toán dù Tấm có giỏi nhặt đi nữa thì nhặt xong cũng chẳng còn hội mà đi nữa). Thân phận Tấm bất hạnh, đáng thương, bị cướp đoạt từ công sức lao động đến những khao khát nhỏ bé. Đó là phản ứng tự nhiên của một con người yếu đuối, thụ động vì bất lực trước những trớ trêu của phận mình, tiếng khóc của con người đáng thương, đáng được giúp đỡ. Trong truyện cây tre trăm đốt, anh khoai cũng khóc mỗi lần gặp kho khăn hay bị lão nhà giàu lừa. Chi tiết đó vừa cho thấy thân phận nhỏ bé của những con người lao động khốn khổ vừa cho thấy tư duy cam chịu, nhẫn nhục của những con người lao động ngày xưa, phần nhiều chỉ biết khóc trước những bất công. Phẩm chất của Tấm: Một cô gái hiền lành, chăm chỉ, chịu thương chịu khó, chân thật, cả tin và đôn hậu. Ông bụt và những con vật, sự vật thần kì: Là các yếu tố thần kì, trợ giúp nhân vật chính diện vượt qua khó khăn, bế tắc, tìm được. Hạnh phúc, thỏa nguyện ước mơ đổi đời. Mỗi khi Tấm khóc, buồn tủi, bất lực, bụt lại xuất hiện an ủi, phù trợ cho cô. Tấm mất yếm đào, bụt cho con cá bống bé nhỏ. Tấm bị chà đạp, hắt hủi, tước đoạt khao khát được vui chơi, có hạnh phúc, giao cảm với mọi người tỏng lễ hội tưng bừng mà vua mở mấy ngày đêm, bụt lại cho đàn chim sẻ đến để giúp cô được mặc áo mớ ba, cái xống lụa, đi hài đẹp, cưỡi ngựa đi dự hội, gặp vua và trở thành hoàng hậu. Ông bụt với lòng nhân từ và khả năng thần kì đã góp phần tạo nên hương vị riêng của truyện cổ tích.
     
    Thùy Minh thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...