Cái đẹp sự tuyệt mĩ của ngôn từ là thứ mà biết bao nghệ sĩ say đắm, cũng là đích đến của họ hướng tới. Nhưng hiếm cố một ai yêu đến trầm luân với cái đẹp như Nguyễn Tuân, chính vì vậy người ta xem ông là nhà văn duy mĩ. Nguyễn Tuân là nhà văn có phong cách độc đáo nhưng thống nhất. Ông là cây bút tài hoa, uyên bác, con người đặc tuyển trong xã hội, sau cách mạng ngòi bút của ông hướng tới những con người đặc tuyển trong xã hội, sau cách mạng ngòi bút của ông hướng tới con người bần lao trong xã hội. Nổi bật lên trong đời thơ Nguyễn Tuân phải kể đến tác phẩm "Chữ người tử tù" trích trong tập thơ "vang bóng một thời". Đó là một bức họa về Huấn Cao một con người tài hoa, khí phách hiên ngang, lẫm liệt. Có người từng nói: "Chữ người tử tù là khúc tráng ca ca ngợi vẻ đẹp bất diệt đem đến cho người đọc sức mạnh cứu vớt con người của cái đẹp". Đúng vậy tác phẩm là quan niệm đầy thanh cao về cái đẹp. Đây không chỉ là vẻ đẹp của một thời quá vãng mà nó còn là chuyện của hiện tại, tương lai, là niềm tin sâu sắc của Nguyễn Tuân về sự bất diệt của cái đẹp trong trần gian. Chữ người tử tù không chỉ mang âm hưởng của một bản tráng ca đầy hào hùng mà tác phẩm còn nêu lên quan niệm về cái đẹp. Cái đẹp là tổng hợp của chân-thiện-mỹ, trong vạn vật cái đẹp luôn luôn là trung tâm. Trong "chữ người tử tù" cái đẹp là sự tổng hào của tài hoa, khí phách, thiện lương có trong mỗi người. Cái đẹp là sự dung hòa của tâm, tài, đẹp là tam vị nhất thế. Tác phẩm là một khúc tráng ca đầy hào hùng về người anh hùng Huấn Cao đầu đội trời, chân đạp đất qua đó thể hiện quan niệm về cái đẹp là sự toàn bích. Cái đẹp thể hiện ngay chính bức chân dung nhân vật Huấn Cao, ông là đại diện của ánh sáng chói lòa, rực rỡ là sự kết tinh của tâm, ý, khí, thần. Ông Huấn đạo họ Cao, là một nhà Nho phản loạn có cái tài viết chữ đẹp. Chữ đẹp cả về hình thức lẫn nội dung. Chữ ông thể hiện nhân cách cao đẹp, phi thường. Chữ Huấn Cao quý giá mà ai cũng muốn có "có được chữ ông Huấn mà treo là có cả một vật báu trên đời" không chỉ bởi vì nét chữ "viết nhanh mà đẹp" hay "đẹp lắm vuông lắm" mà quan trọng hơn hết thảy chính là "Những nét chữ vuông tươi tắn đó nói lên những hoài bão tung hoành của cả đời người". Chữ của ông là sở nguyện của bao người từ khi biết đọc vỡ nghĩa sách thánh hiền và săn sàng đánh dổi sinh mạng mình để có được nó. Không chỉ vậy Huấn Cao còn là người hiên ngang, bất khuất giỏi về văn, mạnh về võ. Ông có tài bẻ khóa vượt ngục, thoát cửi sổ lồng. Là người cầm bọn phản nghịch chống lại triều đình, muốn thoát ra khỏi cái xã hội phàm tục, nơi trật tự xã hội đảo lộn. Khí phách anh hùng còn giữ vững khi ông bước vào chốn lao tù. Ông lạnh lùng trút mũi gông nặng, thản nhiên nhận rượu thịt như thú bình sinh, chửi đuổi thẳng tên ngục quan ra khỏi ngục quan ra khỏi phòng giam. Đó là tâm thế của một người anh hùng ung dung, tự tại đón nhận sự đày đọa nơi ngục tù tối tăm, mấy ai có thể kiên gan bền trí như thế khi đứng trước ngục tù tăm tối: "Bốn tháng cơm không no Bốn tháng đêm thiếu ngủ Bốn tháng áo không thay Bốn tháng không giặt giũ" Trong tù là khắc nghiệt, chông gai, là khổ ải bi ai. Là nơi nỗi đau đè nặng, hủy hoại con người cả thân thể và vật chất nhưng Huấn Cao đây chỉ là cuộc dạo chơi nhỏ trước khi bước sang thế giới mới. Ông coi thường cái chết, khinh bỉ kẻ làm tôi mọi, vẫn dáng đứng hiên ngang lẫm liệt bước vào chốn tù lao. Ta bắt gặp hình ảnh ung dung tự tại đến lạ đó qua hình bóng Bác Hồ trong "nhật ký trong tù" : "Nghĩ việc trên đời lì lạ thật Cùm chân sau trước cũng tranh nhau Được cùm chân mới yên bề ngủ Không cùm chân biết ngủ đâu" Một tinh thần lạc quan, cái nhìn dí dỏm. Bị cùm là đau đớn tâm can, là giam cầm tự do, là khổ nhục trần gian nhưng Bác Hồ lại yên bề ngủ. Hoàn cảnh tù ngục khiến người ta bi quan, trôi dạt nhưng với Huấn Cao cũng như Hồ Chí Minh mọi thứ trở lên thật quá đỗi nhẹ nhàng. Cùm có thể khóa lại được những ước vọng tự do với người khác nhưng họ vẫn sáng ngời ý chí bất khuất hiên ngang. Có người nói suối nguồn của cái đẹp là trái tim mà mỗi ý chí rộng lớn lại thắp lên ngọn lửa, không chỉ tài hoa khí phách con người Huấn Cao còn tỏa sáng với thiên lương trong sạch. Ông dám đứng lên chống lại triều đình, lật đổ xã hội nhiều bất công, ngang trái để lập lên một xã hội mới đầy công bằng, văn minh. Đứng trước mũi giáo của thời đại ai cũng đi một lối mòn, thấy bất công không dám phản kháng, những kiếp người thấp cổ bé họng không dám lên tiếng. Nhưng Huấn Cao lại tạo ra lối rẽ riêng của mìn, ông lên tiếng cho những bất công còn đang tồn tại trên xã hội phàm tục này "tây tàu nhố nhăng". Không những thế ông không vì vàng bạc, quyền thế, Huấn Cao sống như những nhà Nho sĩ nổi danh xưa kia đó là lối sống thanh cao, đức độ cả đời hướng về cái đẹp. Huấn Cao tỏ thái độ khinh biệt đến tàn nhẫn ngay cả khi biết được viên quản ngục đã biệt đãi mình. Nhưng khi nhận ra bản chất tốt đẹp của viên quản ngục-con người tuy sống ở nơi tàn ác, xấu xa vẫn giữ được thiên lương trong sạch. Chính vì thế ông vẫn sẵn lòng cho chữ trong đêm cuối cùng của kẻ tử tù ở nhà giam tỉnh Sơn trong cái khung cảnh mà Nguyễn Tuân ca thán rằng "xưa nay chưa từng có". Có thể nói rằng Huấn Cao là nhân vật tiêu biểu bộc lộ rõ quan điểm thẩm mỹ của Nguyễn Tuân: "Cái đẹp phải gắn với cái thiện, chữ tài phải gắn với chữ tâm". Ông là cái đẹp tuyệt mỹ đến toàn bích, là chân dung của người anh hùng đỉnh thiên lập địa, tấm phù điêu hiên ngang bất khuất. "Chữ người tử tù" có thể nói là bức tranh đầy ấn tượng nhất là phân đoạn kết thúc, tất cả cảm xúc được đẩy lên tới cao trào. Có người nói: "Người ta thường đặt cho Nguyễn Tuân danh hiệu người đi tìm cái đẹp. Nhưng thế nào là cái đẹp? Đối với Nguyễn Tuân cái đẹp phải là cái đập mạnh vào giác quan nghệ sĩ. Bức tranh kết thúc Chữ người tử tù quả là gây ấn tượng mạnh mẽ như yêu cầu thẩm mỹ của nó. Thủ pháp đối lập được khai thác triệt để để tạo ấn tượng. Sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối, giữa cái đẹp và sự nhơ bẩn, giữa thiện lương và tội ác". Cảnh cho chữ có thể nói là khung cảnh đắt giá làm lên hạt bụi vàng của tác phẩm. Hai nhân vật ở hai đầu chí tuyến lại được kéo gần nhau tạo lên sự đảo lộn trật tự xã hội. Huấn Cao tượng trưng cho ánh sáng, viên quản ngục là bóng tối. Trong cái đẹp hôm ấy trong trại giam tỉnh Sơn La khi chỉ còn văng vẳng tiếng mõ vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột phân gián. Nhắc đến việc cho chữ, viết thư pháp ai cũng nghĩ đến nơi đầy đủ ánh sáng trên chiếc bàn gỗ, khung cảnh xung quanh sạch sẽ, khi đó ông đồ uốn lượn ngòi bút tạo lên những nét chữ tuyệt bích. Đúng như Nguyễn Tuân đã từng nói đây là cảnh tượng xưa nay chưa từng thấy, lần đầu tiên người ta trao nhau con chữ lại là nơi ngục tù tối tăm. Trong đêm hôm ấy không khí tỏa ra như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên tấm lụa bạch. Thứ ánh sáng mạnh mẽ của ngọn đuốc đã chiến thắng áp đảo bóng tối nơi ngục tù. Cũng có một cuộc chiến giữa ánh sáng và bóng tối xảy ra trong tác phẩm "hai đứa trẻ" của Thạch Lam. Nhưng bóng tối mạnh mẽ, to lớn áp đảo thứ ánh sáng le lói của vệt sáng, khe sáng, hạt sáng, đóm sáng nhỏ nhoi. Cái đẹp của Nguyễn Tuân luôn bất tử giữa dòng đời, cái đẹp chiến thắng cả ngoại cảnh, áng sáng chiến thắng cả những thứ nhơ nhầy của xã hội. Áng sáng là thứ dẫn lối con người. Trong tác phẩm "Vợ nhặt" của Kim Lân ta thấy ánh sáng xuất hiện thông qua hình ảnh chàng trai Tràng đi mua dầu về thắp đèn cho sáng cửa sáng nhà. Đây có lẽ là điều quá đỗi bình thường trong xã hội ngày nay, là nhu cầu thiết yếu. Nhưng trong nạn đói năm 1945 khi nhân dân phải chịu lầm than cơm còn chưa no sao người ta nghĩ đến chuyện mua đèn về thắp cho sáng nhà. Tràng thắp đèn như thắp lên một tương lai mới khi đời anh đã sang trang vì Thị xuất hiện. Người vợ không phải là gánh nặng mà là động lực để anh thoát khỏi hiện thực gian khó thắp lên một tương lai mới hạnh phúc hơn. Ánh sáng dù ở trong tác phẩm nào cũng là biểu trưng của cái đẹp, cái thiện, là hy vọng thoát khỏi tăm tối bủa vây. Cái đẹp trong "Chữ người tử tù" không chỉ là cái đẹp vượt xa ra khỏi ngoại cảnh mà còn vượt xa ra khỏi vị thế xã hội và phá bỏ nó. Họ- Huấn Cao và viên quản ngục là những người đang sống theo tiếng gọi của cái đẹp. Trong khung cảnh ấy một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh. Viên quản ngục thì khúm núm. Thầy thơ lại gầy gò run run bưng chậu nước. Một kẻ tử tù nay bỗng nâng lên thành ánh sáng là kẻ ban phát cái đẹp. Còn viên quản ngục, thầy thơ lại là những kẻ có quyền có thế nhưng lại khúm núm, run run. Cái thiện lúc này đã chiến thành quyền hào ác bá, họ hòa một nhịp với nhau dành cho nhau những gì cao quý, đẹp đẽ nhất. Bấy giữa họ không sống theo vị thế xã hội, không có ngục quan, không tội phạm mà trở thành người bạn tri âm, tri kỷ quanh cái đẹp. Vị thế xã hội dần thay đổi khi cái đẹp xuất hiện, cái đẹp đã đạp phăng nó và đăng quang. Kẻ tử tù- người ban phát cái đẹp. Tên quản ngục- kẻ tiếp nhân cái đẹp. Viên quản ngục cái con người lặn lội trong chốn hồng trần đầy tạp nhiễm hòa lại thành kẻ yêu cái đẹp. Viên ngục quan vái lạy Huấn Cao không chỉ trân quý tài năng của ông mà là vái lạy cái đẹp, thứ gìn giữ tâm hồn ông không bị vấy bẩn. Có những cái lạy là hèn hạ, có những cái cúi đầu là đê hèn nhưng cái cúi đầu của viên quản ngục làm con người thêm ca cả thánh thiện. Cái đẹp, nghệ thuật đã thoát khỏi cái bó buộc, tù túng của nhà tù, của gông cùm, tất cả cũng phải mờ đi trước quyền lực của cái đẹp. Từ đó cho thấy một triết lý, chân lý cái đẹp có thể sinh ra cùng cái ác tăm tối nhưng không thể dung hòa sống cùng bóng tối. Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân là bức phù điêu chân dung của người anh hùng Huấn Cao với vẻ đẹp tài hoa, khí phách hiên ngang, bất khuất và thiên lương trong sáng. Ngoài ra nổi bật lên trong tác phẩm là quan niệm thẩm mỹ và phong cách nghệ thuật đầy độc đáo của Nguyễn Tuân. Bàn vẽ "Chữ người tử tù" có người nhận định đây là khúc tráng ca ca ngợi vẻ đẹp tài hoa, bất diệt đem đến cho người đọc vào niềm tin sức mạnh cữu vớt con người của cái đẹp. Thạch Lam cũng từng nói: "Thiên chức của nhà văn cũng như chức cụ cao quý khác phải nâng đỡ cái tốt để trong đời có nhiều công bằng yêu thương hơn". Nguyễn Tuân đã lấy cái đẹp làm cốt lõi để cứu vớt con người, qua tác phẩm này ông đã thể hiện rõ sứ mệnh của mình không chỉ là đi tìm cái đẹp mà còn nâng đỡ nó, để thức ánh sáng ấy tạo lên xã hội mới đầy đẹp đẽ, tươi sáng. DungNhi.