Phân tích chi tiết vết thẹo trong truyện ngắn Chiếc Lược Ngà của Nguyễn Quang Sáng

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cam Thuong, 28 Tháng một 2022.

  1. Cam Thuong My name is Cẩm Thương :)

    Bài viết:
    92
    Phân tích chi tiết vết thẹo trong truyện ngắn Chiếc Lược Ngà của Nguyễn Quang Sáng.

    Bài làm

    Nếu như trong Chuyện người con gái Nam Xương tác phẩm được tác giả Nguyễn Dữ xây dựng cốt truyện trở nên hấp dẫn và đầy kịch tính nhờ những chi tiết đặc sắc như chi tiết kỳ ảo và chi tiết cái bóng thì trong Chiếc lược Ngà - Nguyễn Quang Sáng, vai trò của những chi tiết ấy cũng thể thiếu được. Và đó chính là chi tiết "vết thẹo" dài trên mặt ông Sáu.

    "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng là một truyện ngắn viết về tình phụ tử sâu nặng của cha con ông Sáu trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh, nó đã để lại nhiều tiếng vang lớn trong lòng độc giả.

    Đây là một truyện ngắn giản dị nhưng chứa đầy sức bất ngờ như ta thường thấy ở văn của Nguyễn Quang Sáng. Đoạn trích đã cho thấy một khoảnh khắc nhỏ mà trong đó có sự cao cả thiêng liêng về tình phụ tử. Mấu chốt làm nên tiếng vang ấy của tác phẩm là nhờ chi tiết "vết thẹo", được xuất hiện ba lần trong tác phẩm. Lần thứ nhất, khi ông Sáu gặp lại bé Thu sau nhiều năm xa cách, lần thứ hai qua lời giải thích của ngoại về nguồn gốc của vết sẹo; lần thứ ba, trong giây phút chia ly, khi ông Sáu chia tay gia đình để lên đường làm nhiệm. Chi tiết tuy nhỏ nhưng góp phần lớn tạo sự hoàn chỉnh, chặt chẽ cho cốt truyện. Vết thẹo trên mặt ông Sáu là chi tiết nghệ thuật đặc sắc, nối kết các tình tiết trong truyện, tạo nên nghệ thuật thắt nút, mở nút bất ngờ, hợp lý: Sau tám năm chinh chiến dài đằng đẳng xa cách, ông Sáu được nghỉ ba ngày phép về thăm nhà. Với sự vồ vập

    Xúc động của một người cha nóng lòng muốn gặp con khiến cho vết sẹo trên mặt ông đỏ ửng lên, giần giật trông thật đáng sợ. Đáp lại tình cảm ông, bé Thu giật mình, ngơ ngác, hốt hoảng và vụt bỏ chạy kêu má. Tại sao em lại như thế? Thu không nhận ba vì em chờ đợi một người cha khác, một người cha anh hùng, trẻ đẹp giống trong tấm hình chụp chung với má. Chỉ vì "vết thẹo" trên mặt của ông Sáu mà bé Thu không nhận ra ba, đối xử với ba một cách lạnh lùng, cự tuyệt. Ba ngày nghỉ phép ở nhà ông Sáu không muốn đi đâu, chỉ ru rú trong nhà, luôn tìm cách vỗ về con, chăm sóc và bù đắp cho con những tháng ngày sống thiếu hơi ấm của tình cha. Ông chăm sóc, chiều chuộng con và chỉ mong một tiếng "ba" từ con bé. Nhưng ông càng thương yêu, chiều chuộng con bé bao nhiêu thì nó lại càng lùi xa, cố tình lẫn tránh bấy nhiêu. Sau sự việc bé Thu hấc

    Cái trứng cá làm cơm văng tung tóe cả mâm, em vội chạy sang nhà bà ngoại, khi đi còn cố ý khua cho dây xuồng kêu thật to. Sau khi được bà ngoại giải thích về "vết thẹo" trên gương mặt ba, mối nghi ngờ của bé Thu về ông Sáu đã được giải tỏa, khiến bé Thu nhận ra ba trong giờ phút cuối cùng ông lại phải ra chiến trường. Khi nhận ông Sáu ba, tình cảm, thái độ của em đã thay đổi hoàn toàn. Cái vẻ bướng bỉnh, cứng đầu đã biến mất, bây giờ chỉ còn là bé Thu nhõng nhẽo, đang cố ôm chặt lấy ba vì sợ ba đi mất. Thu yêu cha, yêu vết thẹo, không muốn chia tay cha. "Đôi mắt con bé bỗng xôn xao" em cất tiếng gọi "Ba.. a.. a". Tiếng gọi vỡ òa trong sâu thẳm tâm hồn bé bỏng của cô bé, tiếng gọi thân mà ông Sáu chờ đợi suốt tám năm ròng. Bé Thu hẹn ông Sáu nào ba về ba mua cho con cây lược nha ba. Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn hết tình cảm yêu quý nhớ con vào việc làm

    Một chiếc lược bằng ngà voi để mang về tặng cô con gái bé bỏng. Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Thật trớ trêu thay, ông Sáu đã hi sinh khi chưa kịp trao tận tay con món quà ấy, thế nhưng ánh mắt, cái nhìn không đủ lời diễn tả của ông đã nói lên tất cả tình yêu thương ông dành cho bé Thu "trong giờ phút cuối cùng, không đủ sức để trăn trối điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, ông đưa tay vào túi, móc cây lược.." nhờ bạn ông là bác Ba - người đồng đội trao lại cho bé Thu.

    Như vậy, chi tiết "vết thẹo" đã tạo nên kịch tính cho tình huống truyện làm nên sức hấp dẫn, lôi cuốn của tác phẩm. Là nút thắt quan trọng cho toàn bộ câu chuyện. Là nguồn cơn gây ra thái độ bướng bỉnh của bé Thu và là biểu tượng đẹp đẽ nhất của tình yêu của bé Thu dành cho ba. Một

    Cốt truyện đầy chất thơ, nhân văn về tình cảm cha con cảm động trong hoàn cảnh éo le, khắc nghiệt của chiến tranh. Nó còn tạo ra một ám ảnh, dư âm sâu sắc, neo đậu mãi trong lòng độc giả. Nhưng cũng nhờ chi tiết "vết sẹo" đặc sắc ấy mà các nhân vật được hiện lên một cách rõ nét, sinh động, từ vẻ đẹp suy nghĩ, tâm trạng, tính cách cho đến tình cảm. Ông Sáu là người cha giàu lòng thương con, lòng yêu nước, dũng cảm, dám chấp nhận hi sinh để bảo vệ mảnh đất, ngọn cỏ dân tộc. Bé Thu là cô bé có cá tính mạnh mẽ, đáo để, không kém phần ương ngạnh, bướng bỉnh nhưng lại yêu thương cha hết mực, thương ba một cách sâu sắc, mãnh liệt. Ngoài ra chi tiết "vết sẹo" còn thể hiện chủ đề, nội dung tư tưởng của tác phẩm: Vết thẹo là chứng tích của chiến tranh, chiến tranh đã gây ra nỗi đau về thể xác và tinh thần cho con người, đã chia cắt nhiều gia đình.

    Chứng tỏ bom đạn của chiến tranh có thể hủy diệt tất cả nhưng không thể hủy diệt được tình cảm cha con, tình phụ tử thiêng liêng, sâu nặng. Vết thẹo trên gương mặt ông Sáu là chi tiết nghệ thuật độc đáo, vừa thắt nút truyện, đẩy mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, lại vừa mở nút truyện. Qua đó chi tiết "vết thẹo" còn thể hiện sự tàn khốc của chiến tranh và là lời tố cáo chiến tranh nhẹ nhàng mà thấm thía. Chiến tranh không chỉ khiến vợ phải xa chồng, con phải xa cha. Chiến tranh không chỉ tàn phá thể xác mà còn làm tổn thương tinh thần, khiến con không nhận ra cha. Chiến tranh khiến người ta phải xa cách và phải cách xa trong chính lúc gặp mặt. "Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn", với chi tiết vết thẹo cùng những nghệ thuật đặc sắc, tác phẩm "Chiếc lược ngà" của nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã khắc họa tính cách nhân vật bé Thu, đồng thời góp phần tạo nên sự

    Lôi cuốn hấp dẫn người đọc.

    Chi tiết "vết thẹo" trên má ông Sáu là một chi tiết hay và đặc sắc. Giống như chi tiết "cái bóng" trong truyện "Chuyện người con gái Nam Xương", nó có vai trò như một "bản lề", mở ra diễn biến câu chuyện và cũng đóng lại câu chuyện. Chỉ vì "vết thẹo" đó mà bé Thu mới không nhận ông Sáu là cha, từ đó là xảy ra hàng loạt những hành động và tính cách của bé Thu, giúp cho câu chuyện phát triển. Nhưng cũng nhờ nó mà cho thấy tính chất ác liệt và dữ dội của chiến tranh, đã khiến cho con người ta đau cả về thể xác lẫn tinh thần. Khi hiểu được vì sao ba mình lại có vết thẹo đó, cô bé đã ân hận và khi mà chạy đến ôm hôn ông Sáu lúc từ biệt, Thu đã hôn cả lên vết thẹo dài trên má để tỏ ra hối hận về những việc mình đã làm, thể hiện tình yêu cha của mình. Chi tiết "vết thẹo"

    Không chỉ đặc sắc về nội dung, mà còn độc đáo về nghệ thuật, góp phần tạo nên ý nghĩa truyện, bộc lộ tính cách nhân vật đặc biệt và rất bất ngờ. Vết sẹo là chi tiết nghệ thuật đặc sắc giúp bộc lộ vẻ đẹp của các nhân vật đồng thời là nơi truyền tải những tư tưởng, thông điệp sâu sắc của nhà văn: Trong cái dữ dội của chiến tranh, tình cảm gia đình vẫn hiện lên thật đẹp, thật đáng trân trọng.

    Chỉ với một chi tiết vết sẹo, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đưa người đọc hết từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, và cuối cùng khi mọi thứ được sáng tỏ thì cảm xúc vỡ òa trong sự xúc động về tình cảm cha con. Quả đúng là "chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn", chi tiết phần nào cũng thể hiện ngòi bút tài năng của tác giả, đánh dấu tên tuổi của Nguyễn Quang Sáng. Tác phẩm

    Ngày một sáng giá và bất tử cùng thời gian.

    Tác giả: DNNY
     
  2. Eve nguyễn create my own path

    Bài viết:
    173
    Học lâu rồi, đọc tựa đề quên mất hỏi lược ngà có vết thẹo hả: '<<
     
  3. Cam Thuong My name is Cẩm Thương :)

    Bài viết:
    92
    Có á, bỏ lâu quá quên thật haha, thường nói tới sẹo là nhớ Chí phèo à. Tui cũng quên chi tiết đó luôn, bỏ cũng hơi lâu r hihi.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...