Phân tích chi tiết tiếng sáo và thổi lửa hơ tay để thấy sức sống tiềm tàng mãnh liệt trong mị

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi toicuatuoitre, 30 Tháng tám 2021.

  1. toicuatuoitre

    Bài viết:
    65
    PHÂN TÍCH CHI TIẾT TIẾNG SÁO VÀ CHI TIẾT THỔI LỬA HƠ TAY ĐỂ THẤY SỨC SỐNG TIỀM TÀNG MÃNH LIỆT TRONG NHÂN VẬT MỊ- VỢ CHỒNG A PHỦ- TÔ HOÀI

    BÀI LÀM​

    Nhà văn chân chính là người suốt đời truyền bá một thứ tôn giáo: Tình yêu thương con người. Trước nỗi đau, trước sự cùng cực của số phận người lao động nghèo, trái tim của nhà văn nhân đạo không thể không rung động. Nhà văn Tô Hoài xứng đáng là nhà văn chân chính với những tác phẩm giàu tính nhân văn của mình. Tác phẩm Vợ chồng A phủ ghi dấu thành công cho tác giả ở đề tài người lao động. Để có được thành công đó không thể không kể đến tài năng và tấm lòng của nhà văn khi tạo tình huống, xây dựng nhân vật và đặc biệt là lựa chọn và sáng tạo chi tiết tiêu biểu. Hai chi tiết tiếng sáo và thổi lửa hơ tay là những sáng tạo độc đáo thể hiện tài năng của Tô Hoài trong việc phản ánh vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng của con người Mị. Từ đây nhà văn gửi gắm những thông điệp có giá trị nhân đạo tới người đọc.

    Vợ chồng A Phủ được sáng tác vào năm 1952 với đề tài miền núi. Truyện ngắn là bức tranh thu nhỏ về hiện thực xã hội Việt Nam trong thời kì hấp hối của chế độ thực dân phong kiến trước cách mạng tháng Tám 1945, bao phủ lên bức tranh đó là gam màu xám lạnh, thê lương của cuộc sống khốn đốn, cùng cực của tầng lớp người dân lao động phải chịu áp bức của cường quyền, thần quyền đồng thời thông qua truyện ngắn tác giả muốn phản ánh quá trình đấu tranh của người lao động trên con đường giải phóng chính mình. Gorki từng nói: Chi tiết nhỏ làm nên tác phẩm lớn ; Với truyện ngắn VCAP, hai chi tiết tiếng sáo và thổi lửa hơ ta là mắt xích quan trọng trong việc tạo nên diễn biến cốt truyện, góp phần thể hiện tư tưởng, chủ đề. Nó có vai trò quan trọng như nhãn tự trong một bài thơ tứ tuyệt (Ng Đăng Mạnh).

    Mị trong truyện ngắn VCAP được tác giả Tô Hoài khắc họa là một cô gái xinh đẹp, tài hoa, Mị còn là cô gái có tính cách mạnh mẽ, tự chủ, vốn là cô gái có trái tim vị tha, nhân hậu nên Mị đành chấp nhận hí sinh hạnh phcus của mình đã trả món nợ truyền kiếp cho gia đình.

    Và kể từ đó, chuỗi ngày sống dưới thân phận, cảnh ngộ làm con dâu gạt nợ, dưới sự áp bức của cường quyền và thần quyền đã ép Mị phải làm việc như một cái máy, cam chịu, sống lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa, căn buồng.. mờ mờ trắng trắng. Tất cả những điều đó đã đẩy người con gái hiền thảo xinh đẹp vào trạng thái tê liệt ý thức sống, mất đi ý thức phản kháng, bảo vệ bản thân.

    Song trái tim nhân đạo của nhà văn quyết không để nhân vật rơi xuống vực thẳm của sự tê liệt mà phải để nhân vật của mình "cựa quậy", phải để sức sống của nhân vật được trỗi dậy mãnh liệt. Sức sống đó được thể hiện rõ nhất qua hai chiết tiết tiếng sáo và thổi lửa hơ tay trong đêm tình mùa xuân và trong đêm đông cởi chói trói cho A Phủ.

    Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống của con người miền Tây Bắc khi mùa xuân đến đã được miêu tả trong đoạn văn trữ tình, giàu chất thơ để làm nên cho sự hồi sinh sức sống của nhân vật Mị. Và một trong những biểu hiện của sự hồi sinh sức sống trong lòng Mị là chi tiết Mị nghe tiếng sáo vọng lại từ những vị trí khác nhau. Có thể nói dấu ấn của một Tây Bắc lên thơ động lại trong tâm trí con người sâu đậm nhất là âm thanh của tiếng sáo

    Tô Hoài thực sự kì công khi khắc họa tiếng sáo, Bở lẽ nó không chỉ giúp linh hồn của mùa xuân hiện hữu, nó còn là phiên bản tâm hồn Mị.

    Sự hồi sinh sức sông trong lòng Mị được thể hiện đầu tiên qua chi tiết Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha, bồi hồi. Người đàn bà vô cảm, thờ ơ với tất cả, nay bỗng chú ý lắng nghe tiếng sáo từ xa vọng lại, cô còn hình dung ra bóng người lấp ló đầu núi thổi sáo gọi bạn tình. Bằng cách này, Mị đã trở về với quá khứ, nhớ lại những giai điệu ngọt ngào thuở xa xôi, đã bắt đầu mở lòng mình đón nhận và hòa vào âm thanh nồng nàn của tình yêu gửi trong tiếng sáo. Mị không chỉ nghe bằng thính giác mà còn nhận ra sắc thái thiết tha, bồi hồi bằng tâm hồm, thậm chí người đàn bà câm lặng ấy đã nhẩm thầm lời bài hát của người đang thổi.

    Sau đó tiếng sáo lại đến gần hơn nữa với Mị, đó là tiếng sáo vẳng vẳng đầu làng. Từ "văng vẳng" không chỉ gợi ra âm thanh tiếng sáo ở xa, đó còn là âm thanh của hoài niệm đưa Mị về với tiếng sáo và bài hát của người bạn tình năm xưa, khiến Mị như trở lại là cô gái xinh đẹp, tài hoa thuở nào. "Ngày trước Mị thổi sáo giỏi, Mị thổi lá cũng hay như thổi sáo, biết bao người ngày đêm thổi sáo đi theo Mị

    Như một sự đối sánh với thực tại, những khao khát của tuổi trẻ sống dậy, Mị hồi tưởng và tha thiết với những kí ức ngọt nào. Thoảng trong tiếng sáo lửng lơ, trong hơi men ngào ngạt, mị tìm đến rượu. Cô" uống ực từng bát ", chén rượu xuân đã đánh thức sức mạnh con người của Mị, giúp Mị can đảm vượt thoát thực trạng bị trói buộc, cầm tù về thể xác. Mị uống như để say, để quên, uống như một người muốn mượn men rượi để dìm đi những nuối tiếc, khát khao và phẫn uất đang bùng cháy trong lòng; uống như muốn mượn cái đắng của rượu để làm vơi đi cái đắng cay trong lòng mình. Hành động này biểu hiện một sự nổi loạn chống lại thân phận mà Mị cũng chưa ý thức rõ rệt (Giáo sư Trần Đình Sử). Nhưng rồi tiệc rượu cũng tàn, mọi người ra về hết, Mị đối diện với cái bóng của chính mình, một cảm giác cô đơn, trống rỗng và cũng đầy đau đớn xâm lấn tâm hồn" Mị ngồi trơ một mình giữa nhà ". Rồi nhưng một phản xạ có điều kiện, một hành động của thói quen, Mị đứng lên và bước vào căn buồng có một ô cửa một lỗ vuông mờ mờ trắng trắng. Mị ngồi xuống giường, cái chập chờn bất định giữa ranh giới một cô Mị bị tê liệt ý tức, cảm giác với một cô Mị khát khao sự sống, khao khát yêu cứ đồng hiện trong từng giây từng phút, một lần nữa Mị lại muốn chết, muốn phản kháng:" Nếu có nắm lá ngón trong tay, Mị sẽ ăn cho chết ngay ".

    Trong khoảnh khắc bi thảm đó, tiếng sáo gọi bạn yêu lơ lửng ngoài đường lại khéo Mị ra hỏi cõi mê man. Tiếng sáo chưng cất mật ngọt tình yêu lan tỏa khắp không gian, chạm đến sâu thẳm trái tim Mị, ngự trị trong lòng Mị" Trong đầu Mị rập rờn tiếng sáo ". Tiếng sáo từ chỗ tác nhân bên ngoài đã trở thành yêu tố bên trong con người Mị, sức sống tiềm tàng như ngọn lửa được nhen lên bằng que diêm của tiếng sáo, giờ đây nó chỉ cháy dần chứ không hề dập tắt. Tiếng sáo như muốn nâng chở khát khao bay bổng của Mị đến với những cuộc chơi. Mị muốn đi chơi, thụ hưởng cái quyến rũ của sắc xuân, sống trọn niềm vui ngày tết. Tiếng sáo thôi thúc Mị" Mị thấy phơi phới trở lại ". Mị đến góc nhà" lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng ". Chi tiết này mang ý nghĩa thức tỉnh, ánh sáng mà Mị tự mình khêu lên thể hiện mong muốn xua tan những tối tăm đang bủa vây xung quanh cuộc đời Mị, ánh sáng ấy chứng tỏ Mị không phải là đồ vật bị bỏ quên. Và rồi, khi cái không gian chật hẹp tối tăm đã chứng thực sự tồn tại của Mị, nó càng thôi thúc Mị hành động quyết liệt hơn: Mị chuẩn bị đi chơi- hành động bình thường giản đơn vậy thôi nhưng với Mị nó là hành động mang tính cách mạng:" Mị quấn lấy tóc, với cái váy hoa.. chuẩn bị đi chơi ". Tất cả những hành động này chứng tỏ Mị đang tin tưởng và hi vọng đang hướng về tương lai, đang làm theo tiếng gọi lòng mình, vì mình.

    Qua những lần xuất hiện của tiếng sáo, ta có thể thấy tiếng sáo chính là linh hồn của Tây Bắc nên thơ, là điệu trái tim và tâm hồn Mị, tác nhân khiến Mị có những chuyển biến mạnh mẽ, những hành động táo bạo, tích cực: Khao khát yêu, khao khát đi chơi, hành động xắn mỡ, với váy.

    Sau đêm tình mùa xuân ấy, thái độ và dáng vẻ bên ngoài của Mị dường như lại quay về với con người cũ, nhẫn nhục và vô cảm. Tuy nhiên sức sống vẫn âm ỉ tiềm tàng đâu đó trong lòng Mị, đó là điều mà thậm chí chính Mị cũng chưa nhận ra. Có lẽ cô vẫn nghĩ lòng mình đã chét hẳn và không thể ngờ sức sống mạnh liệt ấy sẽ trở về với cô trong đêm đông lạnh lẽo ở Hồng Ngài. Dù đã trở về với con người câm nín như xưa nhưng ta vẫn có thể thấy một chút nào của ý thức sống trong Mị qua hành động hàng đêm Mị dậy thổi lửa hơ tay. Hằng đêm, Mị ra" sưởi lửa hơ tay "ở bếp lửa gần nơi A Phủ bị nhà thông lí bắt trói đứng ở cây trọc ngoài trời. Đây là một hành động thói quen, vô thức của cô, hành động của một kẻ cô đơn, cô độc thèm ánh sáng nó làm ta liên tưởng tới căn buồng kín mịt chỉ có một ô cửa sổ một ô vuông bằng bàn tay lúc nào trông ra cũng mờ mờ trắng trắng, không biết là sương hay là nắng – Mị thường trông ra cánh cửa sổ đó vì đó là nơi duy nhất cô tìm thấy ánh sáng trong căn buồng tối mịt giam hãm tuổi thanh xuân và khát khao của mình ; hành động sưởi lưởi hơ tay đó còn thể một cô Mị thèm hơi ấm, sự sẻ chia dù đó là với ngọn lửa vô tri, ở đây nó một lần nữa giúp ta hồi tưởng đến chi tiết lùi lũi như con rùa, với cảm giác trong căn buồng lạnh lẽo, trong không gian núi cao dài và buồn của Mị. Ta có thể thấy, hành động thổi lửa hơ tay này có tính chất là tiền đề để nhà văn tạo sự chuyển biến trong cốt truyện: Nhìn ánh mắt A Phủ khiến Mị nhớ lại cảnh mình cũng từng bị trói, cũng từng khóc cay đắng, Mị bắt đầu phẫn uất cho bản thân, cho người cùng cảnh ngộ, Mị dần ý thức được sự bất công và dẫn đến hành động giải thoát cho Phủ đồng thời giải thoát cho chính bản thân mình. Một cái kết vừa bất ngờ, vừa hợp qui luật cuộc sống, qui luật tâm lý, tính cách nhân vật. Cái kết này thể hiện tấm lòng tin yêu của tác giả vào sức sống tiềm tàng của mỗi con người. Sức ống ấy không bao giờ bị dập tắt, nó sẽ khiên con người được hồi sinh, khiến con người có sức mạnh vượt qua giống bão cuộc đời.((Lớp văn Đ Thủy)

    Hai chi tiết" tiếng sáo "và" thổi lửa hơ tay: Nằm trong mắt xích quan trọng của tác phẩm, nó không thể thiếu trong việc thể hiện số phận, tính cách, những chuyển biến tâm lý, hành động nhân vật, cho người đọc ấn tượng sâu sắc về một cô Mị với một sức sống tiềm tàng mạnh mẽ. Chi tiết nhỏ làm nên tác phẩm lớn (Chi tiết là hạt bụi vàng của hai tác phẩm).

    Với hai chi tiết và những sáng tạo độc đáo, thể hiện tài năng bậc thầy của nhà văn trong việc phản ánh số phận người lao động nghèo, ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mãnh liệt trong con người họ, đồng thời thể hiện niềm tien vào khả năng tự mình thay đổi số phận của người lao động. Ngoài ra, hai chi tiết cũng cho thấy khả năng quan sát, vốn kiến thức sâu rộng của Tô Hoài về mảnh đất và con người TB. Một TB hùng vĩ và nên thơ với những con người kiên cường và nhiều khao khát hiện lên sinh động qua ngon ngữ kể, qua cách xây dựng cốt truyện, tình huống độc đáo của nhà văn

    Viết về hình tượng người phụ nữ, bao giờ tác phẩm văn học cũng đạt đến chiều sâu nhân đạo chủ nghĩa nhưng chưa bao giờ cho đến khi tác phẩm VCAP ra đời, người phụ nữa lại thể hiện được vẻ đẹp đa dạng trong mối quan hệ phức tạp của xã hội và thời đại đến thế. Hình tượng Mị- linh hồn của tác phẩm, linh hồn của TB nên thơ, sức sống tiềm tàng của cô đã được TH khắc họa sinh động, sâu sắc qua 2 chi tiết nói riêng, toàn bộ tác phẩm nói chung. Qua hai chi tiết, ta không chỉ thấy chủ nghĩa nhân đạo mới mẻ, có tính chất cách mạng mà còn thấy lòng yêu mến của TH dành cho mảnh đất này. Với tác phẩm VCAP Tô Hoài đã chứng minh một qui luật: Tác phẩm văn học nào chạm được đến khát vọng của nhân dân, nói được nỗi đau của họ, đồng hành với họ trên con đường giải phóng, tác phẩm ấy sẽ trường tồn mãi mãi.

     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...