Phân tích chi tiết tác phẩm Rừng Xà Nu - Nguyễn Trung Thành

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi LỤC TIỂU HỒNG, 4 Tháng chín 2021.

  1. LỤC TIỂU HỒNG "Nếu anh không biết trân trọng em thì e rời đi"

    Bài viết:
    111
    [​IMG]

    Nhà văn: Nguyễn Trung Thành

    1. Khái quát về tác giả:

    Nguyễn Trung Thành là nhà văn suốt đời săn tìm những tính cách anh hùng và những sự tích anh hùng.

    Sáng tác của Nguyễn Trung Thành:

    + Mang đậm tính sử thi

    + Giọng văn trang trọng, hào hùng.

    Những trang viết hài hòa:

    + Chất cô đọng của kịch.

    + Chất trữ tình của thơ

    + Chất tráng lệ hùng ca

    2. Khái quát tác phẩm:

    Tác phẩm được viết năm 1965, ở khu căn cứ chiến trường miền Trung Trung Bộ.

    Trong không khí sôi sục của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước - đó là thời điểm đế quốc Mĩ thực hiện chiến tranh cục bộ, ồ ạt đổ quân vào miền Nam, đánh phá ác liệt ở miền Bắc.

    3. Tóm tắt tác phẩm:

    Mở đầu truyện là cảnh rừng xà nu bạt ngàn trong tầm đại bác của giặc đang ưỡn tấm ngực lớn che chở cho dân làng Xô Man. Sau ba năm đi lực lượng, Tnú được cấp trên cho phép về thăm làng một đêm. Bé Heng nay đã trở thành một giao liên chững chạc, nhanh nhẹn đã đưa Tnú vào làng. Đêm hôm đó, tại nhà cụ Mết, cụ đã kể cho dân làng nghe về cuộc đời của Tnú và cùng là một đoạn đời của làng Xô Man trong kháng chiến. Hồi đó Mỹ Diệm khủng bố gắt gao, được anh Quyết dìu dắt, Tnú cùng Mai tham gia nuôi giấu cán bộ của Đảng. Trong một lần đi liên lạc cho cách mạng, Tnú bị giặc bắt. Ba năm sau anh vượt ngục trở về làng, lúc này anh Quyết đã hi sinh. Tnú lấy Mai thực hiện lời dặn của anh Quyết trước lúc hi sinh, Tnú và dân làng mài giáo mác chuẩn bị chiến đấu. Giặc kéo về làng càn quét, khủng bố. Chúng bắt vợ con Tnú, tra tấn tàn bạo cho đến chết ngay trước mắt anh. Căm hờn cháy bỏng, Tnú đã nhảy xổ ra giữa bọn lính những cũng không cứu nước mẹ con Mai. Giặc bắt anh, quấn giẻ tẩm nhựa xà nu đốt mười đầu ngón tay. Trước cảnh tưởng ấy, cụ Mết và thanh niên trong làng đã nổi dậy giết sạch bọn lính, cứu Tnú. Sau đó, Tnú tạm biệt dân làng nhập lực lượng quân giải phóng và chiến đấu dũng cảm, giết chết kẻ thù bằng chính đôi tay tàn tật. Câu chuyện kết thúc bằng cảnh cụ Mết và Dít tiễn Tnú trở lại đơn vị, trước mắt họ là cánh rừng xà nu nối tiếp đến tận chân trời.

    4. Nội dung:

    Truyện ngắn Rừng xà nu trước hết đã phản ánh hiện thực đau thương nhưng kiên cường, bất khuất của người dân Tây Nguyên.

    Ca ngợi phẩm chất cao đẹp của người dân Tây Nguyên: Gan góc, dũng cảm, kiên cường.

    => Rừng xà nu là câu chuyện về quá trình trưởng thành trong nhận thức cách mạng của một con người, cũng như đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Triết lí tất yếu mà họ nhận ra là: Chỉ có dùng bạo lực cách mạng mới có thể đè bẹp được bạo lực phản cách mạng.

    5. Nghệ thuật:

    Tô đậm không khí màu sắc, đậm chất Tây Nguyên (bức tranh thiên nhiên, ngôn ngữ, tâm lí, hành động của nhân vật).

    Xây dựng thành công hai tuyến nhân vật đối lập gay gắt, giữa kẻ thù (thằng Dục) với lực lượng cách mạng, đại diện là các thế hệ nối tiếp nhau vừa có vừa có những nét tính cách sống động vừa mang những phẩm chất có tính khái quát, tiêu biểu (Cụ Mết, Tnú, Dít)

    Khắc họa thành công hình tượng cây xà nu vừa hiện thực vừa mang đậm ý nghĩa biểu tượng, đem lại chất sử thi và lãng mạn, bay bổng cho thiên truyện.

    Nghệ thuật trần thuật sinh động, bút pháp mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn.

    [​IMG]
     
    Last edited by a moderator: 4 Tháng chín 2021
  2. Đăng ký Binance
  3. LỤC TIỂU HỒNG "Nếu anh không biết trân trọng em thì e rời đi"

    Bài viết:
    111
    Phân tích hình tượng cây Xà Nu

    MB: Rừng xà nu là truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Trung Thành, cũng là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nền văn học Việt Nam chống Mỹ. Một hình ảnh trong tác phẩm không chỉ mang đến cho người đọc phẩm khí vị của mảnh đất Tây Nguyên mà còn mang tính biểu tượng cho phẩm chất con người nơi đây đi xuyên suốt trong tác phẩm, đó là hình tượng cây xà nu, một hình tượng đẹp song hành với hình tượng người anh hùng Tnú làm thành một cặp đôi hoàn hảo tạo nên sức hấp dẫn và thành công của tác phẩm.

    TB:

    *Cây xà nu, hình tượng ám ảnh Nguyễn Trung Thành và giàu tính biểu tượng trong tác phẩm .

    Trong bài viết về truyện ngắn Rừng xà nu, tác giả Nguyễn Trung Thành (bút danh là Nguyên Ngọc đã tâm sự: "Ngay từ năm 1962, trên đường vào miền Nam công tác, đến tỉnh Thừa Thiên giáp Lào, tôi được chứng kiến những rừng xà nu bát ngát xanh tít tận chân trời. Đấy là những cây họ thông, hùng vĩ và cao thượng, man dại và trong sạch. Mỗi cây cao vút vạm vỡ, nhựa ứa ra, tán lá vừa thanh nhã vừa rắn giỏi". Những cây xà nu có phẩm chất đặc biệt ấy đã gây ấn tượng mạnh mẽ và khơi nguồn cảm hứng cho tác giả ba năm sau (1965) tạo dựng lên hình tượng cây xà nu đậm sắc màu Tây Nguyên.

    Hình tượng cây xà nu được tác giả miêu tả từ nhiều góc độ, đưa lại hiệu quả thẩm mỹ đặc biệt.

    Trong truyện nhà văn không chỉ mở đầu và kết thúc bằng hình ảnh rừng xà nu bát ngát đến chân trời. Mà đã gần 20 lần nói đến "Rừng xà nu", "cây xà nu", "nhựa xà nu", "lửa xà nu".. Chất sử thi của thiên truyện sẽ không trở thành giọng điệu chính của tác phẩm, nếu thiếu đi hình tượng cây xà nu được khai thác từ nhiều góc độ, được lặp đi lặp lại nhiều lần đến như vậy, nhất là "các đồi xà nu - 4 lần", "rừng xà nu - 5 lần" . Thủ pháp điệp trùng khi miêu tả cây xà nu vừa làm nền cho toàn bộ diễn biến của câu chuyện vừa gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc về cây xà nu. Nhưng xà nu không chỉ có mặt trong đoạn mở đầu và đoạn kết, mà còn hiện diện trong suốt câu chuyện về Tnú và làng Xô Man.

    1. Cây xà nu - biểu tượng về dân làng Xô Man và của người Tây Nguyên

    Đọc Rừng xà nu, người ta thấy cây xà nu, rừng xà nu như người dân Xô Man, như hơi thở Tây Nguyên trên núi rừng trùng điệp. Có lẽ vì thế, mà nhà văn Nguyễn Trung Thành đã đặt tên cho tác phẩm của mình là Rừng xà nu, đã mở đầu và kết thúc bằng chính hình ảnh cây xà nu:

    Làng ở trong tầm đại bắc của giặc.. hầu hết các đại bác đều rơi vào đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào là không bị thương.. Cây xà nu mở đầu tác phẩm cũng là hình ảnh dân làng Xô Man trong cuộc chiến chống Mỹ, chịu đầy đau thương của mưa bom, bão đạn. Hàng vạn cây xà nu trong rừng mà không cây nào không bị thương có khác nào bao người dân Xô Man phải hứng chịu đạn lửa của chiến tranh. Và kết thúc tác phẩm ba người (Tnú, Dít, cụ Mết) đứng ở đây nhìn ra xa. Đến hút tầm mắt cũng không thấy gì ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời. Hình ảnh rừng xà nu ngút ngàn, bất tận như sức sống trường tồn bất diệt của người dân Tây Nguyên anh dũng, kiên cường.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...