Phân tích chất chính luận và trữ tình trong thơ Nguyễn Khoa Điềm

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Chang Đàm, 1 Tháng mười hai 2022.

  1. Chang Đàm

    Bài viết:
    252
    Đề bài: Phân tích tính chất chính luận và trữ tình trong thơ của tác giả Nguyễn Khoa Điềm qua đoạn thơ sau:

    "Em ơi em

    Hãy nhìn rất xa

    Vào bốn nghìn năm Đất Nước

    Năm nào cũng người người lớp lớp

    Con gái con trai bằng tuổi chúng ta

    Cần cù làm lụng

    Khi có giặc người con trai ra trận

    Người con gái ở nhà nuôi cái cùng con

    Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh

    Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ

    Nhưng em biết không

    Có bao người con gái, con trai

    Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi

    Họ đã sống và chết

    Giản dị và bình tâm

    Không ai nhớ mặt đặt tên

    Nhưng họ đã làm ra đất nước"

    Bài làm​

    Cùng với tinh thần nhân tạo lòng yêu nước luôn là đề tài xuyên suốt trong các tác phẩm văn học nước nhà. Lòng yêu nước được các tác giả cảm nhận và thể hiện khác nhau nên vô cùng đa dạng, phong phú. Đó có thể là lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương, con người, tinh thần kiên quyết chống giặc ngoại xâm, tin tưởng vào lý tưởng Đảng. Còn với Nguyễn Khoa Điểm tình yêu nước được thể hiện qua những cách định nghĩa mới mẻ, độc đáo về đất nước. Nguyễn Khoa Điềm vốn là một nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Thơ ông là sự kết hợp nhuần nhị của tính chất chính trị và trữ tình tiêu biểu qua đoạn thơ:

    "Em ơi em

    Hãy nhìn rất xa

    Vào bốn nghìn năm Đất Nước

    Năm nào cũng người người lớp lớp

    Con gái con trai bằng tuổi chúng ta

    Cần cù làm lụng

    Khi có giặc người con trai ra trận

    Người con gái ở nhà nuôi cái cùng con

    Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh

    Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ

    Nhưng em biết không

    Có bao người con gái, con trai

    Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi

    Họ đã sống và chết

    Giản dị và bình tâm

    Không ai nhớ mặt đặt tên

    Nhưng họ đã làm ra đất nước"

    Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943 tại Ưu Điểm-Thừa Thiên Huế. Ông xuất thân trong một gia đình có truyền thống yêu nước và cách mạng. Ông được giáo dục đàng hoang, tốt nghiệp khoa văn trường đại học Hà Nội năm 21 tuổi. Nguyễn Khoa Điềm từng tham gia kháng chiến chống Mỹ tại chiến trường Trị-Thiên. Phong cách nghệ thuật của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa những xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước và con người. Cũng bởi vậy các tác phẩm của ông luôn đậm chất trữ tình chính luận. Đoạn trích trên trích trong bài đất nước thuộc phấn đấu chương V của Trường ca "Mặt đường khát vọng". Tác phẩm được ông viết và hoàn thành năm 1971 tại chiến trường Trị-Thiên nhằm lay tỉnh ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ đô thị tạm chiến miền nam về ý thức trách nhiệm của thế hệ mình với dân tộc.

    Chất chính luận được thể hiện qua những vấn đề lớn lao của đất nước, vận mệnh dân tộc. Chất trữ tình là những cảm xúc tình cảm chân thật của tác giả. Nói đoạn thơ kết hợp chất chính luận và trữ tình là nói đến nội dung của đoạn thơ đề cập những vấn đề lớn lao của đất nước, kêu gọi lòng yêu nước của thế hệ trong kháng chiến chống Mỹ đồng thời thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào về truyền thống đất nước của tác giả. Trước hết đoạn thơ mang tính chất chính luận khi tác giả nói về trách nhiệm của mỗi người đối với đất nước. Đất Nước là cơ thể, là xương máu, là sự sống của mỗi người.

    "Trong anh và em hôm nay

    Đều có một phần Đất Nước

    Em ơi Đất Nước là máu xương của mình"

    Do đó, mỗi người cần phải có trách nhiệm gắn bó sâu nặng với đất nước san sẻ khó khăn vui buồn cùng đất nước, hóa thân để làm ra đất nước.

    "Phải biết gắn bó và san sẻ

    Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

    Làm nên đất nước muôn đời"

    Từ đó nhà thơ kêu gọi trách nhiệm của thế hệ trẻ. Những người con gái con trai bằng tuổi chúng ta đã làm nên những trang sử hào hùng trong quá khứ vậy thì bây giờ chúng ta là những người trẻ cùng lứa tuổi như thế chúng ta phải làm gì để xứng đáng với truyền thống ấy.

    Tiếp theo tính chất chính luận ở đoạn thơ thể hiện nhận thức về tư tưởng "Đất Nước của nhân dân". Tư tưởng này đã có từ thời cụ Nguyễn Trãi "Dân là dân nước nước là nước dân", "Dân như nước vua như thuyền nước có thể đẩy thuyền cũng có thể lật thuyền". Nhưng đó là nhân dân của một chế độ quân chủ, Nguyễn khoa điểm với những nhận thức mới mẻ của người công dân thế kỷ XX, chính nhân dân vô danh đã lao động xây dựng và chiến đấu bảo vệ tổ quốc sáng tạo truyền thống lịch sử của đất nước. Trong cảm nhận của nhà thơ chính những người con trai con gái bình dị bằng tuổi chúng ta đã cần cù làm lụng để làm ra hạt gạo nuôi sống chính mình mà cũng là để góp phần xây dựng đất nước. Cũng chính những con người ấy đã chiến đấu giữ gìn đất nước.

    "Khi có giặc người con trai ra trận

    Người con gái ở nhà nuôi cái cùng con

    Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đanh"

    Từ quan niệm đất nước của nhân dân lịch sử đất nước không còn là lịch sử của các triều đại các anh hùng mà là lịch sử của hàng nghìn lớp người không ai nhớ mặt đặt tên, của hàng nghìn thế hệ nhân dân vô danh nối tiếp nhau gánh vác trách nhiệm với đất nước. Lịch sử của đất nước không còn là lịch sử của những ông vua bà chúa của các triều Đinh, Lý, Trần, Lê tiếp nhau mà lịch sử của thế hệ nhân dân vô danh, của những lớp người không tên không tuổi. Đoạn thơ khơi dậy ý thức trách nhiệm của mỗi công dân đặc biệt là thế hệ trẻ. Nhân dân đã xây dựng nên đất nước và chiến đấu bảo vệ đất nước cũng chính họ đã tạo nên lịch sử đất nước và rồi họ sẽ lại là người lưu truyền phát huy những truyền thống lịch sử đó.

    Chất trữ tình của đoạn thơ chủ yếu được thể hiện qua những giá trị nghệ thuật đặc sắc. Trước hết thể hiện ở cách nói chuyện "em ơi em" nói chuyện quốc gia đại sự mà thủ thỉ tâm tình như lời lứa đôi yêu nhau. Sử dụng những từ láy hoàn toàn giàu sức biểu cảm có giá trị khái quát cao "người người", "lớp lớp". Biện pháp điệp cấu trúc làm đoạn thơ trở nên nghệ thuật hơn từ đó gửi gắm những suy nghĩ của nhân vật trữ tinh. Giọng thơ tha thiết dịu dàng nhưng thấm đượm tình cảm có sức biểu đạt cao. Ngôn ngữ giản dị nhưng tinh tế chính xác có giá trị nghệ thuật cao. Từ đó, tác giả biểu hiện tình cảm yêu quý, kính trọng, biết ơn về người anh hùng "không ai nhớ mặt đặt tên" đã hy sinh làm nên đất nước. Nhà thơ thể hiện ý chí quật cường, quyết tâm nối tiếp truyền thống cha ông.

    Chất trữ tình kết hợp chính luận là phong cách nổi bật trong thơ Nguyễn Khoa Điềm. Làm cho bài thơ có nội dung về vận mệnh tổ quốc khơi dậy ý chí đồng bào uyển chuyển, không phải lời kêu gọi giáo điều nhưng có sức thuyết phục cao. Trong "Ý nghĩa văn chương", Hoài Thanh có viết "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta chưa có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có". Thật vậy, Nguyễn Khoa Điềm đã đi sâu dùng văn chương như một thứ "vũ khí" khơi gợi lòng yêu nước từ mỗi con người và bồi dướng thêm cho nguồn tình cảm cao đẹp thiêng liêng ấy. Để từ đó mọi người đặc biệt là thế hệ trẻ trau dồi lòng yêu nước ý thức trách nhiệm của mình với Tổ quốc, nhà thơ đã rất khéo léo, linh hoạt, tài ba khi dùng thơ văn có thiên hướng chính luận để lôi kéo người đọc tin tưởng vào tư tưởng quan niệm chính trị của minh. Nhìn nhận đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

    Nhìn nhận đất nước của Nguyễn Khoa Điềm kết hợp hài hòa của hai yếu tố chính luận và trữ tình đã đem đến cho người đọc một góc nhìn mới mẻ qua bài thơ. Đoạn thơ là sáng tạo nghệ thuật nổi bật của tác giả trong đoạn trích "Đất Nước" nói riêng và trường ca "Mặt đường khát vọng" nói chung. Tác phẩm có tỉnh chiến đấu và cá nhân sâu sắc.
     
    Hạ Tiểu Anh, Bapo5Lee thuowngg thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...