Phân tích câu ca dao: Thân em như tấm lụa đào, Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi VYLEE, 2 Tháng chín 2021.

  1. VYLEE

    Bài viết:
    2
    Nhà văn Hoài Thanh đã từng nói: "Ca dao là cây đàn muôn điệu của tâm hồn quần chúng". Đọc ca dao như ta đang đọc được tâm tư tình cảm của người đọc, đôi lúc lại đọc được tâm trạng của chính mình. Đó là tiếng nói của những kẻ mong muốn được sống trong hạnh phúc được thể hiện trong ca dao yêu thương tình nghĩa, là tiếng cười chê phê phán trong ca dao hài hước chăm biếm, và đó còn là những lời than ai oán về số phận của những người phụ nữ qua ca dao than thân. Đặc biệt qua chùm ca dao "thân em.."

    "Thân em như tấm lụa đào

    Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai"

    Câu ca dao là lời than đầy ai oán về số phận thấp cổ bé họng của người phụ nữ trong xã hội cũ.

    [​IMG]

    Ca dao là hòn ngọc quý của dân tộc. Là những lời thơ trữ tình dân gian kết hợp với âm nhạc, được sáng tác bộc lộ nội tâm của con ng. Ca dao ra đời trong hoàn cảnh xưa cũ nơi mà những người bình dân, những con người nghèo khổ luôn muốn có tiếng nói của riêng mình. Những người phụ nữ trong xã hội lúc bấy giờ phải chịu biết bao nhiêu cay đắng tủi nhục, mà mấy ai có thể hiểu và san sẻ được cho họ. Họ mất đi tất cả, họ bị tước đoạt quyền được sống và quyển hưởng hạnh phúc của mình. Họ sống thiếu thốn về vật chất, thiếu thốn về tinh thần, chịu nhiều đắng cay đau khổ, và ca dao than thân như cứu cánh cho cuộc đời họ, là nơi để họ gửi gắm lòng mình. Chỉ cần tâm hồn có thể sa với cảnh có ngôn ngữ của chính họ-ngôn ngữ bình dân thì ca dao có thể thành hình thành sắc.

    Từ lâu hình ảnh người phụ nữ đã trở thành một chủ đề một đề tài quen thuộc của người bình dân. Những người phụ nữ luôn chịu sự bất công đau khổ và bế tắc trước cuộc sống của mình

    "Thân em như tấm lụa đào

    Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai"​

    "Thân em" hai tiếng vang lên giống như một lời than cho số kiệp của những người phụ nữ trong xã hội bấy giờ. Lời than ấy nghe sao đau đớn, và hình như là chứa những giọt nước mắt đang chất chứa sâu thẩm trong lòng họ. "Thân em" không phải chỉ nhân vật trữ tình trong câu ca dao, mà đấy là thân phận chung của những người phụ nữ trong xã hội bấy giờ. Và nó trở thành một mô típ quen thuộc trong ca dao.

    "Thân em như miếng cau khô

    Người thanh tham mỏng người thô tham dày"

    Hay

    "Thân em như trái bần trôi

    Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu"

    Thân phận người phụ nữ được so sánh với những điều nhỏ bé tầm thường trong xã hội như "miếng cau khô" "trái bần" hay "tấm lụa đào". "Tấm lụa đào" là một tấm lụa đẹp quý báu, so sánh cô gái như tấm lụa đẹp ta thấy được ý thức về giá trị bản thân của cô gái. Tấm lúa ấy tuy đẹp đấy, có giá trị đấy nhưng lại mỏng manh, vô định. Họ đẹp là vậy, giá trị cao cả là vậy, thế nhưng họ được xem chả khác gì một món hàng để mua bán. Rồi đây họ sẽ rơi vào tay ai, may mắn thì vào người tốt, nhưng nếu gặp phải một kẻ phàm phu tục tử nào đó thì số phận của họ sẽ thế nào. Những nỗi đau của người phụ nữ được thể hiện qua những lời than thở, tiếng nói vô vọng cất lên qua những câu ca dao. Đây là lúc họ bước vào giai đoạn đẹp nhất của cuộc đời thì lại bước vào giai đoạn lo âu của thân phận. "Biết vào tay ai" thốt lên khiến người đọc xót xa lo lắng, lòng người như lặng đi khi cảm nhận cuộc sống của họ. Tấm lụa đẹp nhưng phụ thuộc vào người khác, vào người bán người mua chứ họ không có quyền gì cả. Nỗi lo ấy cứ ám ảnh không biết rồi đây sẽ đi về đâu sẽ rơi vào tay kẻ nào. Những điều đó đã chỉ sự phụ thuộc của họ vào người khác, họ hoàn toàn bị phụ thuộc vào tay người khác, không có quyền quyết định cuộc đời, số phận tương lai của bản thân.

    Bài ca dao như lời than cho số phận, cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội cũ. Những con người luôn phải chịu những bất công và đắng cay của cuộc đời. Họ đã phải hy sinh rất nhiều, giữ cho mình những phẩm chất cao quý tốt đẹp. Nhưng giá trị của họ lúc nào cũng luôn bị xem rẻ, như một món hàng được buôn được bán. Số phận thân phận của họ còn được văn học viết lấy làm cảm hứng, nhiều tác phẫm bài thơ như lời cảm thông cho số phận, cũng như cuộc đời họ. Nhà thơ Hồ Xuân Hương cảm thông cho số phận "thân em vừa trắng lại vừa tròn" nhưng lại luôn chìm nỗi trong cuộc đời mênh mông. Nguyễn Du thương xót mà thốt lên:

    "Đau đớn thay phận đàn bà

    Lời răng bạc mệnh cũng là lời chung"

    Tú Xương thương cho những kiếp "con cò" của những người phụ nữ

    "Lặn lội thân cò khi quãng vắng

    Eo sèo mặt nước buổi đò đông"

    Người phụ nữ dường như bị động trước cuộc sống, họ không có quyền quyết định cuộc đời, số phận của mình. Lao đao nối tiếp lao đao, cực khổ kéo dài cực khổ, họ có ngày nào được sống thật bình yên.

    Câu ca dao được sinh ra số phận cam chịu của người phụ nữ. Toàn bộ câu ca dao là một lời than. Ca dao là hình thức sang tác theo kiểu truyện miệng. Tuy truyền miệng như nó lại là tiếng than cho số phận chung của tất cả những người phụ nữ trong xã hội lúc bấy giờ. Câu ca dao tuy ngắn mỗi từ mỗi chữ lại là tiếng lòng là tình cảm là nỗi uất ức và sự xót xa cần đươc che chở. Với cách so sánh rất sinh động nhưng lại rất đời thường, câu ca dao đã tao ra một hình ảnh linh động và nhiều cảm xúc. Bài ca dao như tiếng ca như câu hát trữ tình rung lên từng giai điệu trong tâm hồn cô gái. Tâm hồn đa sầu đa cảm ấy chỉ cần chạm nhẹ thôi thì đã rung lên, thế nên tâm trạng nhân vật thường là những nỗi đau, nỗi nhớ triền miên khắc khoải. Mọi cảm xúc, rung động đã đưa hết vào ca dao đó là những câu hát nói lên được sự ước muốn và khát khao tình yêu, tự do của người bình dân.

    Hai câu ca dao là lời than oán não nề của cô gái, xã hội ấy đã cướp đic ủa họ quyền được sống quyền được hưởng hạn phúc. Họ sống trong xã hội cơ cực thế nên họ cũng cơ cực, cơ cực hơn nữa khi đó là xã hội "Trọng nam khinh nữ". Họ không biết tâm sự với ai nên đã gửi gắm cả vào ca dao.. Vì thế mà nó dường như lột tả hết những đắng cay mà họ phải gánh chịu. Ca dao than thân như đưa ta về hiện thực xã hội đáng phê phán của xã hội lúc bấy giờ, nó như một tiếng ca cất lên từ cuộc đời cam khổ của con người trong xã hội
     
    Lagan thích bài này.
    Last edited by a moderator: 7 Tháng một 2023
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...