Phân tích cảnh cho chữ - Truyện ngắn Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Ninh Nấm Nùn, 4 Tháng bảy 2023.

  1. Ninh Nấm Nùn

    Bài viết:
    4
    Chữ người tử tù- Nguyễn Tuân

    [​IMG]

    Nhà thơ Mỹ Ralph Emerson từng khẳng định: "Yêu cái đẹp là thường thức. Tạo ra cái đẹp là nghệ thuật. Nhưng biết trân trọng cái đẹp mới là người nghệ sĩ chân chính". Câu nói này rất đúng với nhà văn Nguyễn Tuân. Là nhà văn yêu đến say đắm với cái đẹp, trân trọng và tôn thờ cái đẹp trong cuộc đời, Nguyễn Tuân đã không ngừng tìm tòi và dùng ngòi bút và vốn ngôn ngữ phong phú của mình để tái hiện lại chân dung những con người tài hoa, nghệ sĩ hoạt động trong những hoàn cảnh, môi trường đặc biệt, phi thường. Chữ người tử tù là một trong những tác phẩm như vậy. Trong tác phẩm, tác giả đã khéo léo xây dựng lên một tình huống truyện vô cùng độc đáo. Đó là cảnh cho chữ trong nhà giam- một trong những chi tiết đặc sắc nhất trong tác phẩm, được đánh giá là một "cảnh tượng xưa nay chưa từng có." Qua đó, nhà văn Nguyễn Tuân không chỉ ca ngợi cái tài, cái đẹp mà còn khẳng định sức mạnh của nghệ thuật đối với cuộc đời.

    Là nhà văn "duy mỹ", suốt đời đi tìm cái đẹp, Nguyễn Tuân đã thổi hồn vào những trang viết, mang đến cho người đọc bao hình tượng đẹp. Tập truyện "Vang bóng một thời" có lẽ là nơi hội tụ những nét đẹp cao quý: Thú uống trà đạo, thú chơi thư pháp, thả thơ, đánh thơ.. Gắn liền với những thú chơi tao nhã ấy là những con người tài hoa bất đắc chí. "Chữ người tử tù" là tác phẩm đặc sắc của Nguyễn Tuân trích trong tập truyện ấy. "Chữ người tử tù" được viết ra như một phản đề đối với chế độ thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ, một xã hội "Tây Tàu – nhố nhăng" đầy rẫy phức tạp, bất công, đê hèn, độc ác và man trá. Trái với nó, là một vẻ đẹp sáng chói của nhân cách đầy khí phách và một tài hoa siêu việt, một thiên lương cao khiết. Trước đây, khi "Chữ người tử tù" được ra đời, nhiều nhà phê bình cũng như độc giả đều phê phán rằng, nó là tác phẩm tiêu biểu của xu hướng: "Nghệ thuật vị nghệ thuật". Tuy nhiên, khi nhìn nhận một cách sâu sắc, ta có thể thấy được rằng một cái đẹp tìm ẩn, cái đẹp làm cho cuộc đời trở nên tốt đẹp hơn.

    Cốt truyện "Chữ người tử tù" được xây dựng trên một tỉnh huống éo le, một cuộc gặp gỡ bất ngờ, oái oăm, nghịch lí giữa Huân Cao và viên quản ngục. Hai kẻ đối nghịch trên bình diện xã hội nhưng lại là kẻ tri âm, tri ki trên bình diện nghệ thuật. Họ gặp nhau trong những ngày cuối cùng, trước khi Huấn Cao bị tử hình. Huấn Cao càng lạnh lùng, cảng tỏ ra khinh bạc, bất cần thì quản ngục lại càng khao khát có được chữ của Huấn Cao. Và diễn biến câu chuyện ngày càng kịch tính khi quản ngục bỗng nhận được công văn khẩn của quan Hình bộ Thượng thư vào một buổi chiều lạnh. Ngày mai, tỉnh mơ sẽ có người giải tù đi, pháp trường lập ở trong kinh Đến đây, người đọc bản khoản trước các câu hỏi: Liệu cho đến khi từ giã cõi đời, Huấn Cao có hiểu được tấm lòng tốt của quản ngục hay không? Cái ước nguyện thiết tha, chính đáng của quản ngục có được Huấn Cao chấp thuận? Đặt trong diễn biển cốt truyện, kết cấu của tác phẩm, cảnh cho chữ trong nhà glam có ý nghĩa "cởi nút", giải tỏa. Từ cảnh này, vẻ đẹp kì vĩ của các nhân vật được làm nổi bật và qua đó, nhà văn Nguyễn Tuân cũng gửi gắm nhiều tư tưởng thẩm mĩ

    Nhân vật Huấn Cao có tiếng là người có tài viết chữ Hán nhanh và đẹp. Ông không chỉ có tài về nghệ thuật thư pháp mà còn có cái trí tuệ uyên bác. Từng nét chữ của ông ẩn chứa cả văn hóa, quan niệm về nhân thế. Người ta treo chữ ông trong nhà không chỉ để chiêm ngưỡng cái đẹp của bức thi họa, mà còn để ngẫm nghĩ những tư tưởng sâu sắc. Nhưng "tính ông vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ. Có được chữ ông Huấn mà treo là một vật báu trên đời". Thêm vào đó, Huấn Cao được miêu tả là một người chính trực, khẳng khái, không vì tiền bạc, quyền thế mà ép mình cho chữ bao giờ. Thật vậy, ngay lúc bước vào tù lao, vác trên vai cái gông lớn bằng gỗ lim, ông Huấn không hề mảy may run sợ trước lời quát nạt của tên lính áp giải. Lúc bị giam trong nhà lao, trước sự biệt nhỡn của viên quản ngục, ngày ngày đưa rượu thịt vào cho ông, ông vẫn thản nhiên đón nhận và coi đó là "hứng sinh bình", thậm chí ông còn coi khinh viên quản ngục, không muốn hắn bước vào buồng giam của ông thêm lần nào nữa. Thế nhưng, khi hiểu ra nỗi lòng và sở thích cao quý của viên quản ngục, đồng thời cảm động trước tấm lòng biệt nhỡn của viên quản ngục qua lời kể của thầy thơ lại, Huấn Cao đã đồng ý với ước nguyện của viên quản ngục, tạo nên một cảnh tượng độc đáo diễn ra ở chốn ngục tù.

    Từ xưa đến nay, ta vẫn thường thấy cảnh cho chữ được diễn ra tại những nơi trang trọng, có đủ trăng hoa tuyết nguyệt để khơi nguồn cảm xúc. Tuy nhiên, Nguyễn Tuân đã xây dựng nên một cảnh cho chữ trong một hoàn cảnh vô cùng khác lạ, đó là trong ngục tù tăm tối, trước khi Huấn Cao bị dẫn ra pháp trường. Trong không gian đêm khuya vắng lặng, chỉ còn "văng vẳng tiếng mõ chòi canh", dưới ánh sáng đỏ rực của bó đuốc tẩm dầu, nơi buồng giam chật hẹp và ẩm ướt: Tường đầy màng nhện, đất bừa bãi phân chuột phân gián. Không gian nhà tù này không phải là nơi để người ta chơi chữ, không phải là nơi dành cho những tâm hồn nghệ sĩ và sáng tạo cái đẹp. Chính Huấn Cao, khi khuyên quản ngục cũng nói "chỗ này không phải là nơi để treo một búc lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn". Chơi chữ là sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật, nó vốn gắn với không gian thư phòng sáng rõ, thơm tho, sang trọng. Rõ ràng, Huấn Cao đã dành những nét bút vuông tươi tắn cuối cùng cho quản ngục trong một hoàn cảnh đặc biệt, hoàn toàn không phù hợp với thủ chơi chữ thanh cao ấy.

    Không chỉ cho chữ trong cái hoàn cảnh đặc biệt mà tư thế của người cho chữ và xin chữ cũng đặc biệt không kém. Thông thường, người viết chữ phải ở tư thế, tâm thể thoải mái, tự do, thư thái. Thế mà ở đây, người viết chữ - Huấn Cao: "Có đeo gông chân vướng riềng" và tâm thể ngày mai ra pháp trường nhưng Huấn Cao vẫn ung dung đình đạc ở tư thể làm chủ hoàn cảnh "đang dậm tổ nét chữ trên tấm lụa trắng tĩnh căng trên mảnh ván". Tuy nhiên, sự trói buộc nặng nề về thể xác không thể nhấn chim sự tỏa sáng hình tượng nghệ sĩ đang thăng hoa trong từng nét chữ của mk. Người xin chứ: - Quản ngục (đại diện cho giai cấp thống trị) khúm núm, Thầy thơ lại run run bưng chậu mực. Ở đây có sự hoán đổi vị thế giữa người cho chữ với người xin chữ. Lẽ ra, quản ngục phải ở tư thế, vị thế của người chủ động thì lại khúm núm, sợ sệt, Hơn nữa, quản ngục có chức năng giáo huấn phạm nhân thì lại bị phạm nhân giáo dục lại. Như vậy, chốn ngục tù tàn bạo không phải kẻ đại diện cho cường quyền thống trị, làm chủ mà người tử tù Huấn Cao lại ở tư thế, vị thế làm chủ lại có chức năng giáo huấn quản ngục.

    Cái đẹp, cái cao thượng và sự phàm tục, nhơ nhuốc, hai cái đó đối lập nhau trong một hoàn cảnh. Nguyễn Tuân đã cùng thủ thỉ ném cùng một lúc hai cái đó vào nhà giam tạo ra sự mâu thuẫn cực độ. Từ đó làm bật lên bản chất cái đẹp, cái cao thượng. Nhất là Huấn Cao chỉ ngày mai thôi sẽ bị giải về kinh, rồi phải bước lên đoạn đầu đài, nhưng ông vẫn ung dung lắm, vẫn nghệ sĩ lắm. Ông nhận xét về mùi hương của thỏi mực đúng là của một con người "bần tiện bất năng duy, uy vũ bất năng khuất" : "Thoi mực thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm của lọ mực bốc lên không?".. Ôi cái mùi thơm của thỏi mực ấy nó ngào ngạt lan tỏa như "Dạ lan thơm nức lạ lùng – Tưởng như đi mãi không cùng mùi hương". Đó là mùi thơm danh tiếng của Huấn Cao vẫn còn ngào ngạt đến muôn đời. Nhà tù ở đây đã không còn là nhà tù nữa mà nó đã trở thành nơi chứa đựng mùi thơm tho của thiên lương con người. Cái chết đang tiến lại gần, nhưng người tù Huấn Cao vẫn nói về sự sống, hướng về cái đẹp, cái thiện của đời. Do đó nhà tù chỉ còn là để cho Huấn Cao thể hiện thêm khí phách của một người anh hùng mà thôi. Cũng chính vì thế mà người tù ở đây đã hóa thành chủ, còn bọn quản lý nhà ngục lại hóa ra tôi tớ trung thành của người tù. Người tù ấy đã ngự trị nơi bóng tối này với một dáng vóc uy nghi, lẫm liệt thật đường hoàng làm cho bọn quản lý nhà ngục phải khiếp sợ, kính nể. Những chi tiết đó, những hình ảnh đó tưởng chừng như không có trong nhà tù, nhưng thực ra nó lại diễn ra theo lô gic đích thực của những người biết tôn thờ, biết kính trọng cái đẹp "hàng hàng gấm thêu", "lời lời châu ngọc", cái phí phách "chọc trời, khuấy nước" cái bản chất thiên lương mà Huấn Cao đã đem lại.

    Cảnh cho chữ không phải diễn ra dưới ánh sáng mà trong một thời gian đêm khuya, tối tăm, ánh sáng để viết chữ tỏa ra từ một bỏ đuốc tẩm dầu, khói bốc mù mịt khiến mọi người rụi mắt lia lịa. Nó được diễn ra vào đêm trước lúc Huấn Cao và những đồng chí của ông bị giải vào kinh chịu án tử hình. NT đã sd nghệ thuật tương phản, giữa ánh sáng và bóng tối: Ánh sáng là biểu tượng của thiên lương. Bóng tối là biểu tượng của tàn bạo, độc ác. Đêm tối đã được ánh sáng của bỏ đuốc xua tan và đẩy lùi chỉ còn lại "ánh sáng đỏ rực rỡ" Đối với Huấn Cao, đây là những thời khắc quý giả cuối cùng của cuộc đời, thời khắc mà người ta thường dành cho những lời trăn trối. Còn với quản ngục, đẩy cũng là thời khắc gấp gáp, vội vã, cơ hội cuối cùng và duy nhất để xin chữ Huấn Cao, để có được "vật báu" treo trong nhà.

    Uy quyền và bạo lực giờ đây đã tan biến, nó bị khuất phục bởi cái đẹp, cái thiên lương. Cái đẹp, cái thiên lương bỗng nhiên trở nên thiêng liêng tuyệt đối, bởi "cái đẹp của tâm hồn mới làm cho con người ta kính trọng". Chính vì vậy, mọi thứ nhem nhuốc, đen tối, cường quyền đã hóa thành những thứ bủn xỉn, chập choạng rơi xuống bùn sâu.

    Đây quả thực là một cuộc gặp gỡ xưa nay chưa từng có giữa Huấn Cao - người có tài viết chữ nhanh, đẹp và viên quản ngục, thầy thơ lại - những người thích chơi chữ. Họ đã gặp nhau trong hoàn cảnh thật đặc biệt: Một bên là kẻ phản nghịch phải lĩnh án tử hình (Huấn Cao) và một bên là những người thực thi pháp luật. Trên bình diện xã hội, họ ở hai phía đối lập nhau nhưng xét trên bình diện nghệ thuật họ lại là tri âm, tri kỉ của nhau. Vì thế mà thật là chua xót vì đây là lần đầu tiên nhưng cũng là lần cuối cùng ba con người ấy gặp nhau. Hơn thế nữa, họ gặp nhau với con người thật, ước muốn thật của mình. Trong đoạn văn, nhà văn đã sử dụng sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối làm câu chuyện cũng vận động theo sự vận động của ánh sáng và bóng tối. Cái hỗn độn, xô bồ của nhà giam với cái thanh khiết của nền lụa trắng và những nét chữ đẹp đẽ. Nhà văn đã làm nổi bật hình ảnh của Huấn Cao, tô đậm sự vươn lên thắng thế của ánh sáng so với bóng tối, cái đẹp so với cái xấu và cái thiện so với cái ác. Vào lúc ấy, từ một quan hệ đối nghịch kì lạ: Ngọn lửa của chính nghĩa bùng cháy ở chốn ngục tù tối tăm, cái đẹp được sáng tạo giữa chốn hôi hám, nhơ bẩn.. ở đây, Nguyễn Tuân đã nêu bật chủ đề của tác phẩm: Cái đẹp chiến thắng cái xấu xa, thiên lương chiến thắng tội ác. Đó là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện đầy ấn tượng.

    Lời khuyên của Huấn Cao đối với quản ngục lại một lần nữa khẳng định cái đẹp, cái thiên lương của con người: "Ở đây lẫn lộn ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa với những nét chữ vuông vắn, tươi tắn nó nói lên cái hoài bão tung hoành của một đời con người". Cái hoài bão tung hoành của một đời con người: "Chọc trời, khuấy nước", "Năm năm hùng bá một phương Hải Tần", "Trong hang tối mắt thần khi đã quắc – Là khiến cho mọi vật đều im hơi" của Huấn Cao với tấm lụa trắng trẻo, nét chữ tươi tắn, vuông vắn thì chốn ngục tù bẩn thỉu này làm sao xứng đáng để treo một đôi câu đối về bản chất thiên lương của con người quý như báu vật ấy. Và hơn nữa, Huấn Cao cũng khẳng định rằng: Cái đẹp, cái thiên lương không bao giờ và không khi nào lại có thể chung sống với cái xấu, cái ác: "Ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững được và rồi cũng nhen nhuốm mất cả cái đời lương thiện đi". Đây là lời di huấn của Huấn Cao nhưng đồng thời cũng chính là lời của nhà văn muốn nhắn tới người đọc lúc bấy giờ "muỗn chơi chữ thị trước hết con người phải có thiên lương trong sáng, sống trong môi trường do bản, độc ác, cái đẹp khổ có. Một lời khuyên thật thiện tâm, thiện ý của Huấn Cao đã làm cho viên quản ngục cảm động:" Vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: – Kẻ mê muội này xin bái lĩnh ". Câu nói:" Kẻ mê muội này xin bái lĩnh "đúng là câu nói của một con người có văn hóa và biết tôn sùng cái đẹp. Cái vái của quản ngục cũng là cái vái của Nguyễn Tuân trước cái tâm, cái đẹp, cái tài danh mà ông tôn sùng. Cái vái ấy thật giống với cái vái của Cao Chu Thần trước vẻ đẹp của hoa mai:


    " Nhất sinh đê thủ bái hoa mai "

    (Một đời chỉ biết cúi lạy trước vẻ đẹp của hoa mai).

    Qua chi tiết này, Nguyễn Tuân muốn khẳng định, cái đẹp có khả năng cảm hóa và cứu với con người

    Tác giả đã sử dụng nghệ thuật tương phản - đối lập trong cảnh cho chữ: Đối lập trong thổi của sáng đỏ rực của bó đuốc, màu trắng của tấm lụa, mùi thơm của chậu mực. Đối lập, tương phản trong tả người phong thái ung dung, đình đạc của HC > < tự thể khúm núm, run run của quân ngục và thầy thơ lại. Huấn Cao: Thể xác bị xiềng xích - Mất tự do. Nhưng hành động, tinh thần thì lại tự do, còn Quản ngục: Tự do về thể xác. Không tự do về hành động

    Cảnh Huấn Cao cho chữ được Nguyễn Tuân khắc họa đạm nét. Ở đây không phải là cảnh cho chữ bình thường nữa, mà đó đã trở thành cảnh thọ giáo thiêng liêng của người cho chữ và người nhận chữ. Thể hiện niềm tin của NTuân về Sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối. Sự chiến thắng của cái đẹp, cái cao thượng đối với sự phảm tục nhơ bẩn ; Sự chiến thắng của tinh thần bất khuất trước thái độ cam chịu, nô lệ. Cải đẹp có thể sản sinh tử nơi cái ác ngự trị nhưng cái đẹp không thể chung sống với cái xấu, cái ác. Cái đẹp có sức mạnh cảm hóa con người Cảnh cho chữ thể hiện lòng mến mộ của Nguyễn Tuân với người tài thể hiện quan niệm của người nghệ sĩ về cái đẹp. Lời khuyên dạy của Huấn Cao chắc khác chi một chúc thư về lẽ sống cảu đời người trước khi ông đi vào cõi bất tử. Với lời khuyên đầy tình người ấy đã có sức mạnh mãnh liệt cảm hóa tâm hồn con người bấy lâu đã cam chịu nô lệ nay nhận ra trở về với thiên lương. Tóm lại, cái phí phách tinh thần bất khuất đã chiến thắng một cách vang dội trước thái độ cam chịu nô lệ

    Bằng nhịp điệu chậm rãi, câu văn giàu hình ảnh gợi liên tưởng đến một đoạn phim quay chậm. Từng hình ảnh, từng động tác dần hiện lên dưới ngòi bút đậm chất điện ảnh của Nguyễn Tuân: Một buồng tối chật hẹp.. hình ảnh con người" ba cái đầu đang chăm chú trên một tấm lụa trắng tinh ", hình ảnh người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang viết chữ. Trình tự miêu tả cũng thể hiện tư tưởng một cách rõ nét: Từ bóng tối đến ánh sáng, từ hôi hám nhơ bẩn đến cái đẹp. Ngôn ngữ, hình ảnh cổ kính cũng tạo không khí cho tác phẩm. Ngôn ngữ sử dụng nhiều từ hán việt để miêu tả đối tượng là thú chơi chữ. Tác giả đã" phục chế "cái cổ xưa bằng kĩ thuật hiện đại như bút pháp tả thực, phân tích tâm lí nhân vật (văn học cổ nói chung không tả thực và phân tích tâm lí nhân vật).

    Cảnh cho chữ trong" Chữ người tử tù"đã kết tinh tài năng, sáng tạo và tư tưởng độc đáo của Nguyễn Tuân. Tác phẩm đã nói lên lòng ngưỡng vọng và tâm sự nuối tiếc đối với những con người có tài hoa, nghĩa khí và nhân cách cao thượng. Đan xen vào đó tác giả cũng kín đao bày tỏ cái đau xót chung cho cái đẹp chân chính, đích thực đang bị hủy hoại. Tác phẩm góp một tiếng nói đầy tính nhân bản: Dù cuộc đời có đen tối vẫn còn có những tấm lòng tỏa sáng
     
    LieuDuong thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...