Phân tích, Cảm nhận bài thơ Qua Đèo Ngang – Thơ cổ điển, Lòng yêu nước, thơ Đường

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cute pikachu, 10 Tháng mười hai 2023.

  1. Cute pikachu

    Bài viết:
    1,898
    Dàn ý

    1. Mở bài: Giới thiệu tác giả, bài thơ

    - Bà Huyện Thanh Quan là một trong những nữ sĩ tài danh hiếm có của nền văn học Việt Nam trung đại.

    - "Qua Đèo Ngang" là bài thơ mang đậm phong cách sáng tác của nhà thơ.

    - Bài thơ đã khắc họa khung cảnh thiên nhiên Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, còn hoang sơ đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà.

    [​IMG]

    2. Thân bài

    *Giới thiệu chung

    - Đề tài trong thơ của Bà Huyện Thanh Quan thường thể hiện lòng yêu mến cảnh quan thiên nhiên, đất nước và tâm sự u hoài trước thế sự đổi thay.

    - Bài thơ được coi là một trong những tác phẩm điển hình mẫu mực về nghệ thuật cổ điển trong thơ Đường.

    - Bài thơ ra đời khi Bà Huyện Thanh Quan lần đầu tiên xa quê hương, vào kinh đô Huế nhận chức.

    *Phân tích chi tiết

    - 2 câu đề: Thiên nhiên nơi đèo Ngang hoang sơ, vắng vẻ:

    + Câu thơ đầu tiên gợi mở về không gian, thời gian khi nhân vật trữ tình đến đèo Ngang ( "bóng xế tà")

    + Vạn vật đã trở về nghỉ ngơi, nên dễ gợi nỗi cô đơn nhớ nhà.

    +Cảnh vật đèo Ngang có cỏ, cây, hoa, lá mọc chen chúc, hoang vu nhưng vẫn tràn đầy sức sống..

    - 2 câu thực: Hình ảnh con người xuất hiện mang vẻ nhỏ bé, lặng lẽ

    +Nghệ thuật đảo ngữ, đảo từ láy lên trước

    => nhấn mạnh dáng đứng lom khom, cặm cụi lao động của vài chú tiều..

    => nhấn mạnh sự sống nhỏ bé, thưa thớt của con người..

    - 2 câu luận: Tâm trạng của nhà thơ

    + tiếng kêu "quốc quốc", "gia gia" còn bộc lộ nỗi lòng nhớ thương của mình với đất nước, quê hương..

    + nghệ thuật ẩn dụ, phép đảo ngữ, phép đối..

    =>Nỗi nhớ nước, thương nhà của bà Huyện Thanh Quan..

    - 2 câu kết: Nỗi niềm cô đơn sâu sắc của nhà thơ

    + tâm trạng cô đơn, trống vắng, lẻ loi một mình đối diện với chính mình giữa giữa một khung cảnh thiên nhiên hoang vắng bao la..

    + "một mảnh tình riêng" : Không có ai để chia sẻ nên càng cô đơn, lẻ loi.

    + "ta với ta" : Càng làm tăng thêm nỗi cô đơn, trống vắng của tác giả.

    => nỗi nhớ quê hương, đất nước cũng như xót xa trước cảnh ngộ đất nước của Bà Huyện Thanh Quan.

    [​IMG]

    3. Kết bài: Khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ

    Bài làm chi tiết

    Đề bài viết Tập làm văn, môn ngữ văn, dạng NLVH - Phân tích, Cảm nhận tác phẩm thơ – Thơ cổ điển, Thơ Đường, tình yêu quê hương

    Bà Huyện Thanh Quan là một trong những nữ sĩ tài danh hiếm có của nền văn học Việt Nam trung đại. Trong đó, tác phẩm "Qua Đèo Ngang" đã mang đậm phong cách sáng tác của nhà thơ. Bài thơ "Qua Đèo Ngang" đã khắc họa khung cảnh thiên nhiên Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, còn hoang sơ đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà.

    Thơ của Bà Huyện Thanh Quan thường thể hiện lòng yêu mến cảnh quan thiên nhiên, đất nước và tâm sự u hoài trước thế sự đổi thay. Bài thơ được coi là một trong những tác phẩm điển hình mẫu mực về nghệ thuật cổ điển trong tho Đường cùng nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc. Bài thơ ra đời khi Bà Huyện Thanh Quan lần đầu tiên xa quê hương, vào kinh đô Huế nhận chức.

    Mở đầu bài thơ, Bà Huyện Thanh Quan đã khắc họa thiên nhiên nơi đèo Ngang hoang sơ, vắng vẻ:

    Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,

    Cỏ cây chen đá, lá chen hoa

    Nhân vật trữ tình đến đèo Ngang khi "bóng xế tà". Cụm từ "bóng xế tà" gợi ra thời điểm kết thúc của một ngày. Lúc này, vạn vật đã trở về nghỉ ngơi, nên dễ gợi nỗi cô đơn nhớ nhà.

    Nhà thơ đang một mình đứng trước nơi đèo Ngang, chỉ thấy cảnh vật hiện ra trước mắt toàn cỏ, cây, hoa, lá mọc chen chúc. Khung cảnh thiên nhiên Đèo Ngang được nhà thơ khắc họa chỉ bằng vài nét nhưng lại hiện ra đầy chân thực và sinh động. Điệp ngữ "chen" kết hợp với hình ảnh "đá, lá, hoa" thật tinh tế, cho thấy thiên nhiên nơi đèo Ngang hoang vu nhưng vẫn tràn đầy sức sống.

    Và không thể thiếu trong bức tranh thiên nhiên đó là hình ảnh con người:

    Lom khom dưới núi tiều vài chú

    Lác đác bên sông chợ mấy nhà

    Trong bức tranh thiên nhiên đó, con người xuất hiện mang vẻ nhỏ bé, lặng lẽ. Nghệ thuật đảo ngữ trong hai câu thơ, đảo từ láy, tính từ, từ tượng hình "lom khom, lác đác lên trước đã nhấn mạnh dáng đứng lom khom, cặm cụi lao động của vài chú tiều dưới chân núi và tính chất thưa thớt, lác đác của vài căn nhà nhỏ bé bên sông. Qua đó nhấn mạnh sự sống bé nhỏ của con người trước thiên nhiên rộng lớn. Đây cũng là nét sáng tạo trong bút pháp miêu tả tượng trưng và ước lệ của thơ trung đại. Hình ảnh con người chỉ là một chấm buồn lặng lẽ giữa một thiên nhiên rộng lớn, thiên nhiên mới là trung tâm trong bức tranh đèo Ngang.

    Từ đó, nhân vật trữ tình gửi gắm tâm trạng thầm kín:

    Nhớ nước, đau lòng, con quốc quốc,

    Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.

    Thiên nhiên càng cô quạnh, tâm trạng của tác giả càng cô đơn. Hình ảnh" con quốc quốc "và" cái gia gia "(chim đỗ quyên và chim đa đa) không chỉ là hình ảnh thực về hai loài chim mà tiếng kêu" quốc quốc "," gia gia "còn bộc lộ nhiều nỗi niềm. Thủ pháp lấy cảnh tả tình: Dùng tiếng kêu" quốc quốc "," đa đa "để bộc lộ nỗi lòng nhớ thương của mình với đất nước, quê hương. Đọc đến đây, chúng ta dường như có thể lắng nghe được tiếng kêu khắc khoải, da diết đang vang lên trong vô vọng.

    Phép đảo ngữ cùng đối về ý, về lời của hai câu thơ này cũng thật tài tình, để những tâm tư, tình cảm ẩn ý trong các vế đối" nhớ nước, thương nhà "," đau lòng, mỏi miêng "," con quốc quốc, cái gia gia "của bà Huyện Thanh Quan đối với Tổ quốc, gia đình trước cảnh thật là khéo léo và tài tình. Sự song song về ý, về lời của hai câu thơ trong phần luận của bài thơ này vừa nhấn mạnh tình cảm của bà Huyện Thanh Quan đối với Tổ quốc, gia đình vừa thể hiện tài năng sử dụng ngôn ngữ thơ thật là khéo léo và tài tình của nhà thơ.

    Từ cảnh thực của đèo Ngang đã khiến cho tác giả sực nhớ đến mình và tâm sự:

    Dừng chân đứng lại trời, non, nước

    Một mảnh tình riêng, ta với ta.

    Câu kết của bài, ta cảm thấy nhà thơ có tâm sự u hoài về quá khứ. Tại Đèo Ngang, bà dừng chân, đứng lại và đưa mắt nhìn ra xa, cũng chỉ thấy: Trời, non, nước bao la. Thiên nhiên quá rộng lớn, xung quanh bà là cả một bầu trời với núi, với sông khiến cho con người cảm thấy mình bé nhỏ lại, đơn độc, trống vắng.

    Chỉ có một mình bà bóng dáng bà đối diện với nỗi cô đơn của chính mình, lại thêm mảnh tình riêng cho nước, càng làm cho cõi lòng nhà thơ như tê tái, sự cô đơn" một mảnh tình riêng "- tình cảm riêng tư của nhà thơ không có ai để chia sẻ thì nỗi lòng càng cô đơn, lẻ loi, tái tê, u sầu. Hơn thế, cụm từ" ta với ta "đặt trong mối tương phản với" trời, non, nước "càng làm tăng thêm nỗi cô đơn, trống vắng của tác giả.

    Trong Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến cũng từng sử dụng cụm từ" ta với ta "rất hay:

    Đầu trò tiếp khách trầu không có

    Bác đến chơi đây ta với ta

    Cụm từ" ta với ta "là chỉ hai người. Từ" ta "đầu tiên chỉ chính nhà thơ - chủ nhà, còn từ" ta "thứ hai chỉ người bạn - khách đến chơi để nói lên mối quan hệ gắn bó khăng khít, dường như không còn khoảng cách. Qua đó thể hiện tình bạn gắn bó tri âm tri kỷ của nhà thơ với bạn. Còn trong thơ Bà Huyện Thanh Quan, cụm từ" ta với ta "là chỉ một mình nhà thơ. Chỉ có một mình đối diện với chính mình, cô đơn và lẻ loi, chẳng thể có ai cùng chia sẻ. Cụm từ" ta với ta"trong cả 2 bài thơ tạo dấu ấn riêng, vang danh mãi trong thơ ca, trở thành bất hủ.

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    lan111, saudz, Ôn An Na2 người khác thích bài này.
    Last edited by a moderator: 27 Tháng mười hai 2023
Trả lời qua Facebook
Đang tải...