Phân tích, cảm nhận bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Ảnh Tử Truy Quang, 6 Tháng bảy 2023.

  1. Ảnh Tử Truy Quang

    Bài viết:
    43
    Nguyễn Duy là nhà thơ chiến sĩ từng trải qua đời sống chiến tranh hết sức gian khổ. Thơ Nguyễn Duy thường viết về những vấn đề gần gũi trong cuộc sống như chứa đựng chiều sâu triết lý. Bài thơ "Ánh trăng" được xem là tác phẩm thành công nhất trong sự nghiệp văn học của ông. Bài thơ như một lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước, đồng thời nhắc nhở về thái độ sống ân tình, ân nghĩa, thủy chung.

    (Trích thơ)

    Bài thơ "Ánh trăng" sáng tác năm 1978 và được in trong tập thơ cùng tên. Tập thơ "Ánh trăng" đã đạt giải A hội nhà văn Việt Nam. Bài thơ như một lời tự nhắc nhớ về những 5 tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước, đồng thời nhắc nhở về thái độ sống ân tình, ân nghĩa, thủy chung.

    Mở đầu bài thơ, hình ảnh đầu tiên xuất hiện trong tiềm thức của nhà thơ là hình ảnh vầng trăng trong quá khứ. Tác giả gợi lại những kỷ niệm đẹp, trong sáng, tình nghĩa giữa con người và vầng trăng trong quá khứ. Hình ảnh vầng trăng trong quá khứ gắn liền với tuổi thơ của nhà thơ:

    "Hồi nhỏ sống với đồng

    Với sông rồi với bể."​

    Với nghệ thuật liệt kê "đồng, sông, bể" gợi ra một không gian bao la, rộng lớn, tươi đẹp, trong sáng của thiên nhiên. Cách sử dụng điệp từ "với" nhấn mạnh sự gắn bó, gần gũi, thân thiết giữa con người với thiên nhiên.

    Và khi trở thành người lính, trăng và người lính vẫn luôn gắn bó bên nhau

    "Hồi chiến tranh ở rừng

    Vầng trăng thành tri kỷ"​

    Với nghệ thuật nhân hóa "trăng thành tri kỷ" trăng giống như người bạn, trăng càng trở nên gắn bó, gần gũi với con người như những người bạn tri kỷ (hiểu bạn như hiểu mình), vâng trăng đẹp đẽ, ân tình gắn với kỷ niệm tuổi thơ với những 5 tháng chiến tranh đầy gian lao, trăng đều gắn bó, sẻ chia với con người kể cả cuộc sống khó khăn, gian khổ nơi núi rừng. Trăng đến với con người bằng tình cảm chân thành, đằm thắm như những người bạn tri kỷ.

    Bên cạnh đó, con người khi ấy sống rất giản dị, mộc mạc, hòa hợp với thiên nhiên:

    "Trần trụi với thiên nhiên

    Hồn nhiên như cây cỏ"​

    Hình ảnh "trần trụi" kết hợp với phép so sánh "hồn nhiên như cây cỏ" gợi vẻ đẹp mộc mạc, hoang sơ, trong sáng, giản dị của con người và vầng trăng. Tình cảm ấy được hình thành tự nhiên như một quy luật tất yếu của cuộc sống, chân thật, giản dị như nó vốn có. Trăng là sự hiện diện của quá khứ, ký ức chan hòa đầy tình nghĩa.

    "Ngỡ không bao giờ quên

    Cái vầng trăng tình nghĩa"​

    Cụm từ "ngỡ không bao giờ quên" như một lời khẳng định, một lời tâm niệm về tình cảm bền chặt mãi mãi của con người vào vầng trăng. Nhưng từ "ngỡ" xuất hiện trước cụm từ "không bao giờ quên" báo trước sự biến chuyển trong câu chuyện cũng như trong tình cảm của nhân vật trữ tình.

    Kế tiếp đó, tác giả đưa người đọc trở về hiện tại với những thay đổi trong mối quan hệ giữa nhân vật trữ tình và vầng trăng:

    "Từ hồi về thành phố

    Quen ánh điện cửa gương"​

    Khi chiến tranh kết thúc, đất nước được giải phóng, người lính từ chiến trường trở về thành phố, sống trong ánh điện, cửa gương, tức là cuộc sống của người lính đã có thay đổi, được sống trong sự sung sướng, đầy đủ tiện nghi, trong sự xa hoa hiện đại cho nên người lính đã thay lòng đổi dạ quên đi người bạn tri kỷ mà "ngỡ không bao giờ quên", đó là một sự thay đổi phũ phàng còn vầng trăng thì vẫn "đi qua ngõ"

    "Vầng trăng đi qua ngõ

    Như người dưng qua đường"​

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    LieuDuong thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 6 Tháng bảy 2023
Trả lời qua Facebook
Đang tải...