Phân tích cách thức vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng theo quan điểm biện chứng duy vật

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi thuyduong242, 10 Tháng sáu 2021.

  1. thuyduong242 Clara

    Bài viết:
    46
    Phân tích cách thức vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng theo quan điểm biện chứng duy vật. Ý nghĩa phương pháp luận với hoạt động cụ thể của bản thân.

    Cách thức vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng chính là nội dung của quy luật Lượng-Chất.

    Vai trò: Quy luật này chỉ ra cách thức chung nhất của sự vận động và phát triển.

    Nội dung quy luật được vạch ra thông qua việc làm rõ các khái niệm, phạm trù có liên quan.

    KN Chất: Là khái niệm dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật và hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính, yếu tố làm nên sự vật, hiện tượng là nó mà không phải là sự vật, hiện tượng khác.

    Đặc điểm cơ bản của chất là nó thể hiện tính ổn định tương đối của sv, htg.

    Mỗi sv, htg đều có quá trình tồn tại và phát triển qua nhiều giai đoạn, trong mỗi giai đoạn ấy nó lại có chất riêng.

    Mỗi sv, htg không phải chỉ có một chất mà có nhiều chất.

    Chất của sự vật được biểu hiện qua những thuộc tính của nó. Nhưng không phải bất kì thuộc tính nào cũng biểu hiện chất của sự vật. Thuộc tính của sự vật có thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản. Những thuộc tính cơ bản được tổng hợp lại tạo thành chất của sự vật.

    Chất của sự vật không những quy định bởi chất của những yếu tố tạo thành mà còn ở phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành.

    KN Lượng: Là khái niệm dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, hiện tượng về mặt

    Quy mô, trình độ phát triển, các yếu tố biểu hiện ở số lượng các thuộc tính, ở tổng số các bộ phận, ở đại lượng, ở tốc độ và nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật.

    Trong sự vật, hiện tượng có nhiều loại lượng khác nhau; có lượng là yếu tố quy định bên trong, có lượng chỉ thể hiện yếu tố bên ngoài của sv, htg; sự vật hiện tượng càng phức tạp thì lượng của chúng cũng phức tạp theo.

    Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ có ý nghĩa tương đối.

    Mối quan hệ giữa lượng – chất:

    Sự vật, hiện tượng là một thể thống nhất giữa hai mặt chất và lượng, chúng tác động biện chứng lẫn nhau theo cơ chế khi sự vật, hiện tượng đang tồn tại, chất và lượng thống nhất với nhau ở một độ; nhưng cũng trong phạm vi độ đó, chất và lượng đã tác động lẫn nhau làm cho sự vật, hiện tượng dần biến đổi bắt đầu từ lượng. Quá trình thay đổi của lượng diễn ra theo xu hướng hoặc tăng hoặc giảm nhưng không lập tức dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng; chỉ khi nào lượng thay đổi đến giới hạn nhất định (độ) mới dẫn đến sự thay đổi về chất.

    Sự thay đổi về lượng tạo điều kiện cho chất đổi và kết quả là sự vật, hiện tượng cũ mất đi, sự vật, hiện tượng mới ra đời.

    Các khái niệm độ, điểm nút, bước nhảy xuất hiện trong quá trình tác động lẫn nnhau giữa chất với lượng.

    Độ là KN dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất quy định lẫn nhau giữa chất và lượng; là giới hạn tồn tại của sv, htg mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất.

    Điểm nút là điểm giới hạn mà tại đó, sự thay đổi về lượng đạt tới chỗ phá vỡ độ cũ, làm cho chất của sự vật, hiện tượng thay đổi, chuyển thành chất mới, thời điểm mà tại đó bắt đầu xảy ra bước nhảy.

    Bước nhảy là KN dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa cơ bản về chất của sv, htg do những thay đổi về lượng trước đó gây ra, là bước ngoặt cơ bản trong sự biến đổi về lượng. Bước nhảy kết thúc một giai đoạn biến đổi về lượng, là sự gián đoạn trong quá trình vận động liên tục của sv, hiện tượng.

    Căn cứ vào quy mô và nhịp độ của bước nhảy, có: Bước nhảy cục bộ, Bước nhảy toàn bộ.

    Căn cứ vào thời gian của sự thay đổi về chất: Bước nhảy tức thời, bước nhảy dần dần.

    Quan hệ lượng- chất là quan hệ biện chứng.

    Ý nghĩa phương pháp luận

    Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải biết tích lũy về lượng để có biến đổi về chất; Không được nôn nóng, cũng không được bảo thủ.

    Khi lượng đã đạt đến điểm nút thì thì thực hiện bước nhảy là yêu cầu khách quan của sự vận động của sự vật, hiện tượng.

    Sự tác động của quy luật này đòi hỏi phải có thái độ khách quan, khoa học và quyết tâm thực hiện bước nhảy.

    Quy luật yêu cầu phải nhận thức được sự thay đổi về chất còn phụ thuộc vào phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật, hiện tượng.
     
    Last edited by a moderator: 13 Tháng sáu 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...