Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Chang Đàm, 30 Tháng chín 2022.

  1. Chang Đàm

    Bài viết:
    252
    Đề bài: Phân tích vẻ đẹp của bức tranh tứ bình trong đoạn thơ sau:

    "Ta về, mình có nhớ ta

    Ta về ta nhớ những hoa cùng người

    Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

    Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

    Ngày xuân mơ nở trắng rừng

    Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

    Ve kêu rừng phách đổ vàng

    Nhớ cô em gái hái măng một minh

    Rừng thu trăng rọi hòa binh

    Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung"

    Bài làm​

    Ta thấy được bức tranh tứ bình về hoa và người Việt Bắc qua đoạn thơ:

    "Ta về, mình có nhớ ta

    Ta về ta nhớ những hoa cùng người

    Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

    Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

    Ngày xuân mơ nở trắng rừng

    Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

    Ve kêu rừng phách đổ vàng

    Nhớ cô em gái hái măng một minh

    Rừng thu trăng rọi hòa binh

    Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung"​

    Hai câu thơ mở đầu đã khái quát cảm xúc bao trùm bài thơ đó là nỗi nhớ. Câu một và hai là lời nhắn gửi ân tình trong đó câu mở đầu có tác dụng đưa đẩy lời của người ra đi nói với người ở lại. Câu thơ là lời ướm hỏi, nhắc nhở cũng đồng vọng vô ứng với câu hỏi, cảm xúc, nỗi niềm của người ở lại. Hỏi để dẫn dắt có cơ hội giãi bày nỗi lòng, tình cảm của mình. "Hoa" vốn là tinh túy kết tinh hương sắc đất chơi. Nhưng người lại là hoa của đất. Hoa và người có mối quan hệ tương xứng cũng như đồng bào và thiên nhiên Việt Bắc. Từ "cùng" cho thấy vẻ đẹp đan xen, hài hòa của hoa và người. Tám câu còn lại được tổ chức trong một kết cấu đặc sắc câu lục tái hiện vẻ đẹp thiên nhiên Việt Bắc. Câu bát tái hiện vẻ đẹp con người Việt Bắc. Bốn cặp câu thơ tạo thành bốn bức tranh tứ binh, tứ quý về vẻ đẹp của thiên nhiên và con người trong bốn mùa.

    Trước hết, bức tranh mùa đông với gam màu xanh chủ đạo bát ngát:

    "Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

    Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng"​

    Bút pháp chấm phá thiên về gợi chỉ vài nét thu lấy linh hồn tạo vật nhằm để lại khoảng không cho trí tưởng tượng của người đọc. Thiên nhiên hiện lên với một màu xanh thẫm, thâm u, trầm mặc của rừng già. Từ gam lạnh của màu xanh gợi ra sự lạnh lẽo của rừng đông. Nổi bật trên nền xanh là màu đỏ tươi của hoa chuối như những đốm lửa đang cháy đỏ rực. Cùng với ánh vàng của nắng ánh lên từ lưỡi dao của người đi rừng mang đến gam màu với ánh sáng, hơi ấm; xua tan sự âm u, lạnh lẽo của rừng già. Giữa hình ảnh thiên nhiên nổi bật lên hình ảnh con người đang đứng trên "đèo cao". Người lao động Việt Bắc với con dao đi rừng dắt ở thắt lưng tư thế hiên ngang, kiêu hãnh làm chủ núi rừng. Trong bài thơ lên Tây Bắc, Tố Hữu cũng từng viết về người lính như sau "

    " Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều

    Bóng dài trên đỉnh núi treo leo

    Núi không đè nổi vai vươn tới

    Lá ngụy trang reo với gió đèo "​

    Tác giả dùng bốn câu thơ để miêu tả người lính đang dần bước lên núi cao với tư thế ung dung, hiên ngang làm chủ thiên nhiên. Còn ở đây, tác giả chỉ dùng tám câu trong một dòng để khắc họa tư thế kiêu dũng của con người lao động Việt Bắc.

    Tiếp theo, Tố Hữu đã khéo léo, linh hoạt khi chuyển đổi màu sắc từ xanh thẫm, thâm u, trầm mặc sang sắc trắng thanh khiết, tinh khôi của mùa xuân:

    " Ngày xuân mơ nở trắng rừng

    Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang "​

    Sắc trắng là thi liệu quan trọng của thơ ca khi viết về mùa xuân. Sắc trắng hoa mơ đầy ám ảnh xuất hiện trở đi trở lại trong thơ Tố Hữu" Hoa mơ lại trắng vườn cam lại vàng "-" Hoan hô chiến sĩ Điện Biên ";" Trắng rừng biên giới là nở hoa mơ "-" Theo chân bác ". Pháp đảo ngữ" trắng rừng "biến tính từ" trắng "thành động từ gợi ra sức sống mãnh liệt, sự bao trùm sắc trắng đang phủ kín cả không gian. Đó cũng chính là vẻ đẹp của rừng xuân. Trái với rừng đông dùng bút pháp chấm phá để toát lên hình ảnh con người khỏe khoắn, hiền ngang, vững trãi trước thiên nhiên khắc nghiệt. Rừng xuân lại được miêu tả cụ thể, cẩn trọng, tài hoa phù hợp với vùng rừng thơ mộng. Con người được miêu tả thật cẩn thận, khéo léo, tỉ mỉ, cần mẫn, chăm chỉ khi đang chuốt từng sợi giang để tạo ra các vật phẩm như nón lá.

    Sau đó, tác giả tiếp tục miêu tả bức tranh mùa hạ sắc nắng chói chang:

    " Ve kêu rừng phách đổ vàng

    Nhớ cô em gái hái măng một mình "​

    Chỉ dòng thơ sáu chữ nhưng đã tái hiện được chuỗi vận động liên hoàn từ ve kêu gợi mùa hè đến. Sắc nắng của mùa hè đã nhuộm vàng cả rừng phách. Sự chuyển đổi màu sắc linh hoạt xuất phát từ thực tế lá phách chuyển sang màu vàng. Tác giả dùng động từ" đổ "để miêu tả thời gian hết sức độc đáo. Bước đi của thời gian vô hình nhưng các nhà thơ đã hữu hình hóa bằng cách tái hiện sự chuyển màu sắc lá. Đoàn thị điểm dùng từ" nhuốm "gợi sự bắt đầu chớm đỏ. Nguyễn Bính lại dùng từ" nhuôm "ý chỉ sự đã hoàn tất. Xuân Diệu viết" rửa "màu sắc xâm lấn dần dần. Còn từ" đổ "của Tố Hữu cho thấy tốc độ biến chuyển nhanh chóng. Cách gọi" cô em gái "thân thiết, gần gũi trong công việc lao động bình dị, hái măng nuôi quân. Trái với thiên nhiên rực rỡ, con người lại một mình hái măng lặng lẽ không cần ai biết đến, tôn vinh. Đó là những con người lao động luôn cống hiến, đóng góp thần thầm lặng. Hình ảnh cô em gái hái măng một mình làm ta liên tưởng đến anh thanh niên trong" Lặng lẽ Sa Pa ". Họ tuy công việc có khác nhau nhưng đều lao động lặng lẽ, âm thầm để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng, xây dựng đất nước. Đó đều là những" người hùng thầm lặng "đã đóng góp biết bao công sức cho đất nước ta.

    Cuối cùng, bức tranh thiên nhiên mùa thu hiện lên trong vẻ đẹp của rừng đêm:

    " Rừng thu trăng rọi hòa binh

    Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung "​

    Tác giả tái hiện lại hình ảnh ánh trăng dịu dàng rọi qua vòm lá cũng gợi ra khung cảnh những đêm trăng thao thức không ngủ trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp. Vầng trăng-biểu tượng của hòa bình lan tỏa ánh sáng bao phủ cả núi rừng. Sự sắp xếp vị trí các bức tranh khác với lẽ thông thường mở ra là bức tranh mùa đông khép lại là bức tranh mùa thu hẳn phải chứa dụng ý gì của tác giả. Tác giả đặt bức tranh mùa đông ở vị trí mở đầu để làm sống lại thời khắc mùa đông năm 1946 thời điểm Bác Hồ ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Tố Hữu như muốn làm sống lại thời kì đầu của cuộc kháng chiến đầy khó khăn, gian khổ. Nhờ có những con người với tinh thần yêu nước sẵn sàng xả thân cống hiến cho đất nước ta mới có được vầng trăng hòa bình ngày hôm nay. Từ đó, nhà thơ cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của con người ân tinh, thủy chung. Đó cũng chính là ấn tượng đọng lại cuối cùng trong kí ức của người ra đi về con người Việt Bắc nói riêng và nhân dân cả nước nói chung. Đại từ" ta-mình "được đổi thành" ai"cho thấy nỗi nhớ mang hình sắc lứa đôi bền chặt.

    Từ những vẽ về thiên nhiên tác giả làm nổi bật lên hình ảnh con người trở thành trung tâm của bức tranh tứ quý, tứ bình.
     
    Hanho2525 thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...