Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi pun1802, 18 Tháng hai 2022.

  1. pun1802

    Bài viết:
    1
    Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ "Việt Bắc" của Tố Hữu.

    "Chín năm làm một Điện Biên

    Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng"

    Đã từ rất lâu mảnh đất Tây Bắc –Điện Biên được coi là quê hương của kháng chiến, quê hương của những anh hùng, đây là mảnh đất trung du nghèo khó mà nặng nề ân tình khiến ai đặt chân đến nơi đây cũng phải bồi hồi xuyến xao. Mảnh đất ấy đã trở thành niềm thương, nỗi nhớ cho những ai đã từng đến rồi lại phải đi. Có người đã từng nói rằng: "Thơ chỉ trào ra khi trong tim mọi thứ ứ đầy", chính những niềm thương, nỗi nhớ trào dâng ấy đã tạo ra những rung động mãnh liệt trong cảm xúc để rồi nhà thơ Tố Hữu- một người lính đã từng gắn bó với mảnh đất này viết nên những tác phẩm "Việt Bắc" - ca về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Bài thơ đã viết ra như một lời tâm tình của một mối tình thiết tha đầy lưu luyến giữa người kháng chiến và đồng bào Việt Bắc được thể hiện qua lăng kính trữ tình - chính trị, đậm tính dân tộc và ngòi bút dạt dào cảm xúc của thi nhân- Tố Hữu. Bài thơ "Việt Bắc" hay và giàu cảm xúc là thế nhưng có lẽ để lại ấn tượng sâu đậm nhất với bạn đọc về bài thơ có lẽ là bức tranh tứ bình với bốn mùa xuân-hạ-thu-đông.

    Mười câu thư miêu tả về bức tranh tứ bình của Việt Bắc chính là đoạn thơ thứ năm của bài thơ, tự nó đã có tính hoàn chỉnh. Bức tranh đó chính là toàn bộ cảnh và tiêu biểu cho bài thơ "Việt Bắc" được tái hiện qua bốn mùa trong năm. Bức tranh ấy hiện lên thật sinh động trong âm điệu nhịp nhàng, tha thiết yêu thương. Bức tranh ấy rực rỡ, tươi tắn nhưng cũng bâng khuâng, man mác vì được lọc qua nỗi nhớ của người về xuôi.

    Mở đầu đoạn thơ là hai câu thơ giới thiệu bao quát cảm xúc chung của đoạn thơ: Nỗi nhớ được bộc lộ tha thiết qua buổi chia tay:

    "Ta về, mình có nhớ ta

    Ta về, ta nhớ những hoa cùng người »

    Câu thơ đầu tiên tác giả đã tinh tế khi sử dụng câu hỏi tu từ ' mình có nhớ ta' vừa mang âm điệu ngọt ngào vừa tha thiết mang âm hưởng của ca dao dân ca.

    " Mình có nhớ ta "là cách nói khéo léo, tế nhị. Câu hỏi ấy không chỉ hướng về người đối thoại mà còn hướng về chính lòng mình để khẳng định tấm lòng ân tình, thủy chung của người cán bộ cách mạng dành cho thiên nhiên và con người Việt Bắc. Đồng thời đó cũng là duyên cơ để khơi gợi lại những kí ức và kỉ niệm. Ở cả hai câu thơ đầu, ta thấy hai lần 'ta về' được láy lại ở đầu câu thơ- cùng một thời điểm chia tay, nhưng câu trên là hỏi người, câu dưới là giãi bày lòng mình. Cái giọng thơ tâm tình của Tố Hữu ở đây thật ngọt ngào dễ thương. Cuộc chia tay giữa người kháng chiến và người Việt Bắc, giữa người miền xuôi và người miền ngược đã trở thành một cuộc 'giã bạn' lứa đôi (mình –ta). Nỗi nhớ về những tháng ngày gian khó gắn bó với cảnh và người Việt Bắc cứ hiện dần trong tâm trí người đi. Cảnh vật và con người Việt Bắc cái gì cũng đáng yêu đáng nhớ. Người ra đi nhớ hoa cùng người: Hoa tượng cho thiên nhiên tươi đẹp, hòa vào thiên nhiên ấy là con người, hoa và người là hai bộ khăng khít không thể tách rời trong bức tranh Việt Bắc. Hoa tô điểm cho con người và con người làm cho hoa thêm tươi đẹp. Cấu trúc hoa trước người sau đã tạo thành một hình thức đăng đối trong mười câu thơ: Câu lục dùng để nhớ cảnh, câu bát dùng để nhớ người.

    Nhắc đến mùa đông ta thường nhớ đến những cái lạnh thấu xương da, cái ảm đạm của những ngày mưa phùn gió bấc, cái buồn bã của bầu khí trời u uất nhưng đến với Việt Bắc trong thơ Tố Hữu thì thật lạ. Mùa đông bỗng trở nên ấm áp lạ thường:

    " Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

    Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. "

    Điểm xuyết trên cái nền trời bát ngát bao la của cánh rừng là màu hoa chuối đỏ tươi đang nở rộ lung linh dưới ánh nắng mặt trời. Từ xa trông tới bông hoa như những bó đuốc thắp sáng rực rỡ tạo nên một bức tranh với những đường nét màu sắc vừa hài hòa, vừa cổ điển, vừa hiện đại. Màu xanh là màu của sự sống bạt ngàn bất tận, màu 'đỏ tươi'- gam màu nóng của bông hoa chuối nổi lên giữa màu xanh bát ngát của rừng núi, nó vô tình đã làm cho thiên nhiên Việt Bắc trở nên tươi sáng và như tiềm ẩn sức sống mãnh liệt, nó xua đi cái hoang sơ lạnh giá, hiu hắt vốn có của núi rừng.

    Câu thơ thứ hai làm ta liên tưởng đến màu đỏ của hoa lựu trong thơ Nguyễn Trãi:

    " Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

    Hồng niên trì đã tiễn mùi hương ".

    Câu thơ của nhà thơ Tố Hữu: 'Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi' có thể xem đây là một khám phá sáng tạo độc đáo của nhà thơ, nói như nhà văn Nam Cao thì Tố Hữu đã: 'Khơi được những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có'

    (Đời Thừa). Đến với câu thơ 'Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng'. Hình ảnh con người bắt đầu hiện lên thật đẹp. Trước thiên nhiên bao la con người dường như càng trở nên kì vĩ hùng tráng hơn. Ở đây nhà thơ không khắc họa gương mặt mà chỉ chớp lấy một nét tinh thần rực sáng nhất, đó là ánh mặt trời chớp lóe trên lưỡi dao rừng ở ngang lưng. Ở đây câu thơ vừa mang ngôn ngữ thơ nhưng lại vừa mang ngôn ngữ của nghệ thuật nhiếp ảnh, con người ấy xuất hiện ở một vị trí, một tư thế đẹp nhất- 'đèo cao'. Con người như đang chiếm lĩnh đỉnh cao, chiếm lĩnh núi rừng tự do:

    " Núi rừng đây là của chúng ta

    Trời xanh đây là của chúng ta "

    Con người ở đây không hề nhỏ bé trước thiên nhiên, con người hiện lên với vẻ đẹp mạnh mẽ, hào hùng trong tư thế vận động đi lên phía trước. Cũng giống với bài thơ 'Lên Tây Bắc' cũng đã khắc họa hình ảnh con người với hình ảnh thiên nhiên:

    " Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều

    Bóng dài trên đỉnh núi treo leo

    Núi không đè nổi vai vươn tới

    Gió ngụy trang vui với gió đèo ".

    Qua mùa dông lại đến mùa xuân, xuân sang sắc màu lại đổi khác, tràn ngập sinh sôi một màu trắng tinh khôi, thơ mộng.

    " Ngày xuân mơ nở trắng rừng

    Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang ".

    Màu trắng của hoa mơ gợi vẻ đẹp trong trắng tinh khôi, thơ mộng. Hai chữ ' trắng rừng' diễn tả sức sống âm thầm mà đầy mãnh liệt. Hai chữ này ta đã bắt gặp trong bài thơ 'Bài ca mùa xuân' của Chính Hữu:

    " Ôi sáng xuân nay, Xuân 41

    Trắng rừng biên giới nở hoa mơ

    Bác về.. im lặng. Con chim hót

    Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ. "

    Dường như cả đất trời núi rừng Việt Bắc đang bừng dậy một sức sống làm thay đổi cả quang cảnh chiến khu. Mùa xuân người ra đi không chỉ nhớ hoa mơ mà còn bồi hồi nhớ người đan nón. Người Việt Bắc hiện lên trong khung cảnh lao động cần cù – 'đan nón'. Động từ 'chuốt' gợi ra sự chịu thương chịu khó, phẩm chất cần cù, tỉ mỉ của người Việt Bắc.

    Đông qua xuân mơ màng rồi hạ về tự bao giờ:

    " Ve kêu rừng phách đổ vàng

    Nhớ cô em gái hái măng một mình ".

    Rừng phách màu vàng là đặc trưng riêng của núi rừng Việt Bắc giữa không gian mênh mông bát ngát tiếng ve kêu râm ran hiện lên như một bản tình ca mùa hạ sôi nổi đã gọi dậy vẻ đẹp riêng của nơi đây. Câu thơ sử dụng hiện pháp nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác khiến ta liên tưởng đến tiếng ve kêu râm ran đến đâu rừng phách đổ vàng đến đó. Rừng phách đổ vàng là tín hiệu chắc chắn mùa hạ đã về. Động từ 'đổ' diễn tả sự giao hòa của thiên nhiên vạn vật. Điều đó cho thấy sự gắn bó sâu sắc của Tố Hữu với núi rừng Việt Bắc:

    " Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá ".

    (Xuân Diệu)

    Mùa thu trong thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm:

    " Thu ăn măng trúc đông ăn giá

    Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao "

    -" Nhàn' _

    Hay thu trong thơ của Nguyễn Du:

    "Sen tàn cúc lại nở hoa

    Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân"

    Mùa thu luôn là đề tài bất tận của thơ ca và nghệ thuật. Cũng giống như Nguyễn Bỉnh Khiêm hay Nguyễn Du. Để tiếp nối bức tranh tứ bình của mình, hai câu thơ cuối của đoạn thơ thứ năm trong bài thơ "Việt Bắc", Tố Hữu đã miêu tả mùa thu theo cách riêng, cách mới lạ của mình:

    "Rừng thu trăng rọi hòa bình

    Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung"

    Trong khô gian bao la ngập tràn ánh trăng đó là ánh trăng tự do của hòa bình rọi sáng niềm vui lên từng vùng núi rừng, từng bản làng Việt Bắc. Ta cũng biết mùa thu đầy ánh trăng trong Bác khi còn ở chiến khu:

    "Trăng vào cửa sổ đòi thơ

    Việc quân đang bận xin chờ hôm sau

    Chuông lầu chợt tỉnh đã lâu

    Ấy tin thắng trận liên khu báo về".

    Hình ảnh ánh trăng chính là hình ảnh tượng trưng cho sự hòa bình. Rời xa Việt Bắc, tác giả "nhớ ai" - người Việt Bắc, dù đi xa nhưng lòng vẫn luôn đậm đà, son sắc thủy chung nhớ về mảnh đất Việt Bắc.

    Vậy qua đoạn thơ - bức tranh tứ bình Việt bắc, ta có thể thấy rằng nếu không hiểu Việt Bắc sâu sắc, không yêu Việt bắc nồng nàn và nhớ Việt Bắc tha thiết thì không thể dựng nên bức tranh quê hương cách mạng tuyệt diệu và ấm tình người đến thế.
     
    lananh2006Cuộn Len thích bài này.
    Last edited by a moderator: 19 Tháng hai 2022
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...