Phân tích bức tranh tứ bình của tác phẩm việt bắc - Tố hữu - Văn 12

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi sadie123, 8 Tháng mười hai 2021.

  1. sadie123

    Bài viết:
    19
    Bài làm

    "Việt Bắc" là một trong những thành tựu xuất sắc, đỉnh cao nhất trong nền thi ca thời bấy giờ, nằm trong tập thơ kháng. Chiến của Tố Hữu. Sau chiến thắng Điện Biên oai hùng gây chấn động năm châu, nước ta kí kết hiệp định Giơnevơ, miền Bắc hoàn toàn giải phóng. Tháng 10/1954, sau chín năm khói lửa, Hồ Chủ Tịch cùng đoàn quân thắng trận tiến về thủ đô Hà Nội. Bài thơ "Việt Bắc" được sáng tác vào tháng năm lịch sử hào hùng ấy.

    Tố Hữu sinh năm 1920 và mất năm 2002, được sinh ra tại tỉnh Thừa Thiên Huế- là cái nôi của văn học dân gian. Ông là nhà thơ lớn với những đóng góp không hề nhỏ trong nền thi ca Việt Nam. Cùng những vần thơ trữ tình chính trị mang đậm tính dân tộc, Tố Hữu đã thể hiện tiếng nói của con người, trong tâm hồn của những người luôn gắn bó với cách mạng, với quê hương và đất nước. Trong những vần thơ ấy, ta bắt gặp tình cảm quyến luyến, chân thành, trữ tình của người chiến sĩ cách mạng và tiêu biểu hơn là trong bài thơ "Việt Bắc".

    Bài thơ có 150 câu với thể thơ lục bát quen thuộc, thường gặp trong các câu ca dao thời ông cha ta. Ở đoạn một là nỗi nhớ trải dài suốt bốn mươi hai câu thơ đầu. Tuy nhiên, khác với bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng là nỗi nhớ về tình đồng đội, tình đồng chí mến thương trong đoàn quân Tây Tiến thì với "Việt Bắc", đây là nỗi nhớ của tình quân nhân, là nỗi nhớ giữa người chiến sĩ cách mạng với nhân dân vùng Việt Bắc, là thứ tình cảm đáng quý giữa bộ đội với con người nơi này, là những ân tình thủy chung mà họ đã có được với nhau trong suốt khoảng thời gian này.

    Ngoài những ân tình thủy chung ấy, bài thơ "Việt Bắc" còn ngợi ca thiên nhiên, đất nước mình, ngợi ca núi rừng Việt Bắc, ngợi ca những điều đẹp đẽ mà thiên nhiên đã ban tặng cho người trai thời chiến quả cảm và một lòng yêu nước nồng nàn, tha thiết. Bên cạnh mái ấm gia đình, chúng ta không chỉ riêng các anh lính, đều được sống dưới sự bảo trợ, sự chở che, bảo bọc và thương yêu của thiên nhiên rộng lớn. Thiên nhiên ưu ái ban cho ta thức ăn đồ uống, cung cấp sự sống để ta tiếp tục được sống, được tồn tại và phát triển. Thiên nhiên đâu chỉ mang đến những khó khăn, khắc nghiệt, không có thiên nhiên thì con người sẽ chẳng tồn tại được nổi và rồi cũng bị thời gian "vùi lấp" vĩnh viễn. Thực tế, con người và thiên nhiên luôn đồng hành cùng nhau, không thể tách rời. Trong văn học cũng vậy, song song với con người luôn là thiên nhiên, làm cái nền để nổi bật lên giá trị của con người.

    Ở trong bài thơ này, Tố Hữu cũng đã diễn tả bốn mùa đông, xuân, hạ thu trong 10 câu thơ tiếp theo. Bốn mùa tương ứng với bốn loài hoa khác nhau và mỗi mùa tượng trưng cho nhiều cảnh vật khác nhau, cảnh vật thay đổi theo mùa như để làm nổi bật lên từng mùa ấy. Thế nên, khi nhìn vào đoạn thơ này, chúng ta lại liên tưởng đến ngay bức tranh tứ bình với bốn mùa đặc trưng. Thông thường, bức tranh tứ bình thường được treo trong nhà để cầu mong an khang, thịnh vượng cho gia chủ nhưng trong bài thơ này, đó chỉ là cách gọi của một bức tranh được "treo" vào lòng độc giả của nhiều thế hệ, được "treo" trên thi đàn Việt Nam, sống mãi với nền thơ ca đậm chất trữ tình. Nó như mang đến sự hạnh phúc, ấm no, an yên và tràn đầy nhựa sống. Trải qua bao nhiêu khó khăn, gian khổ của chiến tranh; qua bao vần thơ bi tráng và hào hùng thì đến đây, chúng ta như lặng người lại để ngắm nhìn chốn "chôn rau cắt tốn" của ta. Tự nhiên lại thấy đất nước mình sao mà đẹp đến thế, lại thấy yêu non sông Việt Nam ta đến thế, hóa ra thiên nhiên có rất nhiều thứ để ta trải nghiệm và khám phá, thấy được vẻ đẹp con thiên nhiên hùng vĩ mà thơ mộng, một vẻ đẹp mà văn chương thường bỏ sót lại. Hai câu thơ đầu của đoạn hai mở màn cho một bức tranh tứ bình trong 8 câu thơ sau:

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
    Hồ Thị Tường An
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...