Phân tích bức tranh sông nước Tây Bắc và lời hứa hẹn của những người lính Tây Tiến

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Chang Đàm, 28 Tháng tám 2022.

  1. Chang Đàm

    Bài viết:
    252
    Đề 1: Phân tích bức tranh sông nước miền Tây Bắc trong 4 câu thơ sau:

    "Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

    Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

    Có nhớ dáng người trên độc mộc

    Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa"

    Bài làm

    Bức tranh thiên nhiên trong chiều sương hiện ra qua 4 câu thơ

    "Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

    Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

    Có nhớ dáng người trên độc mộc

    Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa"

    Hai câu thơ đầu là khung cảnh thiên nhiên với không gian bao phủ bởi màn sương giăng mắc trở lên vừa thực vừa hư, vừa rõ vừa mờ. Sương chiều lạng vạng đầy thi vị chứ không còn là "sương lấp đoàn quân mỏi" như khi màn đêm buông xuống. Sông nước, bến bờ lặng như tờ, hoang vu như thời tiền sử chỉ có hồn lau chảy dài tít tắp được gió thổi xôn xao, phất phơ chứa những nỗi niềm của con người. Thiên nhiên như được thổi hồn "hồn lau" hòa chung với hồn thơ của người lính Tây Tiến. Cũng có thể hiểu "hồn lau" là ẩn dụ về vẻ đẹp giản dị, gần gũi, hiền hậu của những con người miền tây, những con người đang lao động trên vùng sông nước mênh mông. Trên nền thiên nhiên tĩnh lặng và thơ mộng ấy nổi bật lên hình ảnh con người:

    "Có nhớ dáng người trên độc mộc

    Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa"

    Có nhớ dáng người trên độc mộc phải chăng là dáng hình uyển chuyển, mềm mại, yêu kiều, duyên dáng của những thiếu nữ sơn cước trên con thuyền độc mộc trên dòng sông Mã đã góp phần tạo nên chất thơ giúp xua tan đi vẻ hung dữ của dòng nước lũ. Như để hòa hợp với hình ảnh con người hoa cũng "đong đưa" làm duyên trên dòng nước xiết, "hoa đong đưa" hình ảnh lạ hoa vô tri như được thổi hồn vào gợi ra ánh mắt lúng liếng, tình tứ của những cô gái xinh đẹp trẻ trung. Dường như khổ thơ nào trong bài cũng xuất hiện hình ảnh đẹp như vậy:

    "Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

    Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

    Mai Châu về em thơm nếp xôi

    Kìa em xiêm áo tự bao giờ

    Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm"

    Hình ảnh người đẹp xuất hiện thoáng qua giúp bài thơ trở nên lãng mạn thơ mộng tạo sự mềm mại, uyển chuyển cho câu chữ và cũng góp phần làm lòng người đọc nhẹ hơn. Những từ "có thấy", "có nhớ" là lời hỏi lòng mình đầy bâng khuâng, lưu luyến về một Tây Tiến đã cách xa cả không gian và thời gian.

    Đề 2: Trình bày cảm nhận của anh/chị về những câu thơ sau:

    "Tây Tiến người đi không hẹn ước

    Đường lên thăm thẳm một chia phôi

    Ai lên tây tiến mùa xuân ấy ấy

    Hồn về Sầm nứa chẳng về xuôi"

    Bài làm

    Lời hẹn ước của những người lính tây tiến được thể hiện qua

    "Tây Tiến người đi không hẹn ước

    Đường lên thăm thẳm một chia phôi

    Ai lên tây tiến mùa xuân ấy ấy

    Hồn về Sầm nứa chẳng về xuôi"

    Hai câu thơ đầu là lời thế son sắt của những người đồng đội mang tinh thần "nhất thứ bất phục phản" - một đi không trở lại. Những người thanh niên Hà thành khi đã quyết định tham gia hành quân đã xác định rõ sẽ không hẹn ngày về sẽ phải hi sinh thậm chí bỏ mạng nơi đất khách quê người. Nhưng họ vẫn ra đi vì một lẽ lớn "cảm tưởng cho tổ quốc quyết sinh". Hai câu thơ cuối khẳng định chắc lịch dù đã cách xa về không gian và lùi xa về thời gian nhưng những người lính Tây Tiến vẫn luôn giữ một lòng son sắt thủy chung. Họ nguyện hoài niệm gắn bó ruột thịt với những vùng đất, những người đồng đội đã cùng mình tiến bước, những ngày tháng đi qua. "Mùa xuân ấy" chính là khoảng thời gian binh đoàn Tây Tiến thành lập và cũng là thời gian Quang Dũng tham gia nghĩa quân vào khoảng cuối mùa xuân. "Hồn về Sầm Nứa" chẳng về xuôi là một lời hứa hẹn tình nghĩa thủy chung. Một phần linh hồn người lính đã nguyện ở lại bên nước bạn tại địa danh Sầm Nứa.
     
    Hanho2525 thích bài này.
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...