Phân tích bài Trao Duyên - Nguyễn Du

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi tientien1701, 11 Tháng năm 2021.

  1. tientien1701

    Bài viết:
    38
    TRAO DUYÊN - NGUYỄN DU

    I. Tìm hiểu chung

    1. Vị trí đoạn trích

    - Từ câu 723 đến câu 756 (trích Truyện Kiều).

    - Mở đầu cho cuộc đời đầy đau khổ của Thúy Kiều.

    2. Đọc - cảm nhận văn bản: Đoạn trích thể hiện bi kịch tình yêu, số phận bất hạnh và nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều.


    [​IMG]

    II. Đọc - hiểu văn bản

    1. Thúy Kiều nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng (18 câu đầu)

    a. Thúy Kiều nhờ cậy Thúy Vân

    * Thúy Kiều cầu khẩn Thúy Vân

    - "Cậy" nghĩa là tin tưởng, trông cậy.

    - "Chịu lời", "mặc em" : Nài ép, ủy thác.

    - "Lạy", "thưa" : Kính cẩn, tôn trọng.

    -> Lời lẽ thiết tha, khẩn khoản.

    => Kiều sẵn sàng nhún mình vì hạnh phúc của người mình yêu.

    *Kiều giải bày hoàn cảnh của mình.

    - Ngày thì "quạt ước"

    - Đêm thì "chém thề"

    -> Cho thấy tình sâu sâu nặng của Kiều.

    - "Sóng gió bất kì", "đứt gánh tương tư".

    -> Biến cố, tai ương, hạnh phúc tan vỡ.

    => Tâm trạng Kiều có biến động nhưng vẫn chủ động bằng lý trí.

    - "Hiếu" lớn hơn "tình" nên chỉ có thể chọn một.

    -> Hoàn cảnh éo le, ngang trái.

    => Đã khơi gợi lòng trắc ẩn, mối đồng cảm của Thúy Vân.

    *Thúy Kiều thuyết phục, ràng buộc Thúy Vân.

    - "Ngày xuân dài" : Tuổi trẻ

    - "Tình máu mủ"

    -> Dùng tình cảm chị em ruột thịt để thuyết phục, ràng buộc Thúy Vân.

    - "Lời nước non" là lời nguyện ước trong tình yêu.

    - "Thịt nát xương mòn", "ngậm cười chín suối" - đây là thành ngữ ý chỉ cái chết mãn nguyện, hài lòng.

    -> Khích lệ, ràng buộc rất có lý có tình.

    => Thúy Kiều đã khéo léo đặt Thúy Vân vào tình cảnh không thể chối từ.

    b. Thúy Kiều trao kỉ vật tình yêu.

    - "Chiếc vành", "bức tờ mây", "phím đàn", "mảnh hương quyền"

    -> Đây là đều là những kỉ vật thiêng liêng, kỉ niệm đẹp trong tình yêu của Thúy Kiều và Kim Trọng.

    => Tài sản vô giá.

    - Điệp từ "này"... "

    Của chung".

    -> Xót xa, luyến tiếc.

    => Thái độ dùng dằng, luyến tiếc.

    - "Nên vợ, nên chồng" là sự hạnh phúc >< "Người bạc mệnh" bất hạnh.

    - "Mất người"... "

    Còn.. mất".

    -> Dùng dằng, tâm trạng đầy bi kịch. Đã tô đậm tình yêu sâu sắc, sự hi sinh cao quý.

    Qua từ ngữ biểu cảm, hình ảnh ước lệ tượng trưng, sử dụng thành ngữ, Nguyễn Du đã miêu tả nội tâm nhân vật, thể hiện tình yêu sân sắc mãnh liệt, hi sinh cho người mình yêu.

    2. Tâm trạng của Thúy Kiều sau khi trao duyên (phần còn lại)

    * Kiều coi như mình đã chết

    - "Hiu hiu gió, chị về"

    - "Hồn"

    - "Thác oan"

    - "Dạ đài"

    -> Lời của oan hồn. Kiều coi như mình đã chết. Tâm trạng của nàng đau đớn đến tận cùng. Nàng đã khóc cho mình, đó là tiếng khóc cho thân phận.

    * Kiều khóc thương cho thân phận và cuộc đời của mình

    - "Tơ duyên ngắn ngủi"

    - "Phận bạc như vôi"

    -> Cuộc đời trái ngang, bất hạnh.

    * Kiều tự nhận mình là người có lỗi với chàng Kim .

    - "Kim Lang" : Coi Kim Trọng là chồng mình.

    - "Phụ chàng" : Tự cho mình là người phụ bạc người mình yêu.

    => Đoạn thơ sử dụng nhiều thành ngữ diễn tả nỗi đau thân phận, tiếng kêu thảm thiết và tiếng nấc nghẹn ngào của người con gái đã hoàn toàn tuyệt vọng.

    III. Tổng kết: Đoạn trích thể hiện bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều, đồng thời cho thấy tài năng miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du.
     
    Ôn An Na, Góc bình yênAdmin thích bài này.
    Last edited by a moderator: 26 Tháng chín 2022
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...