Bác Hồ-vị cha già kính yêu của dân tộc. Sự ra đi của Người là một sự mất mát vô cùng to lớn của dân tộc, đã để lại biết bao ngậm ngùi xót xa cho dân tộc Việt Nam. Nỗi đau mất bác đã trở thành niềm xúc động dâng trào trong lòng mỗi người. Đặc biệt nỗi đau và niềm xót xa ấy đã trở thành tiếng lòng và những niềm xúc động sâu sắc khôn nguôi được thể hiện trong bài thơ Viếng Lăng Bác của tác giả Viễn Phương. Viếng Lăng Bác là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Viễn Phương. Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976 khi nhà thơ cùng đoàn đại biểu nhân dân miền Nam ra thăm lăng Bác nhân dịp lăng của chủ tịch Hồ Chí Minh vừa được khánh thành. Mở đầu bài thơ tác giả đã thể hiện cách xưng hô tình cảm, gần gũi để làm vơi đi nỗi đau mất mát của dân tộc. "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác" Với cách xưng hô "con với Bác thể hiện một tình cảm thật thân thương và gần gũi. Với cách nói giảm nói tránh qua từ" thăm "thể hiện tác giả đang thăm hỏi người thân của mình sau những ngày không gặp. Nhằm nói lên Bác vẫn còn sống mãi. Trước lăng Bác nhà thơ đã bắt gặp hình ảnh hàng tre quen thuộc. " Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng " Hàng tre hiện lên với một sắc xanh xanh đặc trưng mập mờ trong sương sớm. Dù là bão táp hay mưa xa thì hàng tre vẫn đứng thẳng. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ để chứng tỏ sức sống bền bỉ, kiên cường, hiên ngang, bất khuất của dân tộc Việt Nam. Qua hình ảnh hàng tre, bài thơ còn được tác giả gợi lên những hình ảnh về những nhân tố của thiên nhiên để thể hiện sự trường tồn vĩnh viễn. " Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ " Mặt Trời là một hình ảnh rất quen thuộc với con người. Mặt trời luôn tỏa sáng để đem lại sự tốt đẹp và sức sống cho vạn vật. Với nghệ thuật ẩn dụ trong từ" Mặt Trời "trong lăng, tác giả đã ca ngợi sự vĩ đại, ca ngợi công lao to lớn của Bác Hồ đối với dân tộc. Bác đã giành độc lập cho dân tộc Việt Nam, mở ra một khoảng trời tươi sáng cho nhân dân. Cũng giống như Mặt Trời đã soi sáng cho nhân loại. Nhằm thể hiện thái độ tôn kính và niềm tự hào của dân tộc Việt Nam đối với Bác. " Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân " Sự ra đi của Người là một mất mát to lớn của dân tộc. Mọi người dân Việt Nam đều mong muốn viếng thăm lăng Bác để được ngắm nhìn và đưa tiễn bác. Những dòng người ngày ngày đến viếng thăm lăng Bác trong nỗi thương nhớ khôn nguôi. Dòng người đông đúc nối tiếp nhau từ khắp mọi miền đất nước đến viếng lăng Bác được tác giả ví như một tràng hoa dâng. Bảy mươi chín mùa xuân là 79 tuổi đời của Bác. Bác đã sống một cuộc đời thật đẹp như 79 mùa xuân vậy. Cuộc đời của Bác thật ý nghĩa và vĩ đại biết bao. Với hình ảnh Mặt Trời được nhà thơ gợi lên trong khổ thơ thứ hai thì khổ thơ thứ ba, nhà thơ lại mượn hình ảnh vầng trăng và bầu trời xanh để nói về Bác. " Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim. " Vầng trăng đã đến bên Bác trong bài thơ ngắm trăng. Và giờ đây vầng trăng lại một lần nữa như người bạn tri âm tri kỉ đến bên Bác lần nữa để ru Bác trong giấc ngủ ngàn thu này. Vầng trăng với biện pháp tu từ ẩn dụ đã gợi lên tâm hồn cao đẹp tinh khiết của Bác. Tác giả tự lừa dối chính bản thân rằng Bác vẫn còn sống mãi mãi như bầu trời xanh vĩnh hằng. Nhưng tận sâu trong tim tác giả vẫn không giấu được cảm xúc xót xa tột cùng" Mà sao nghe nhói ở trong tim. " Cuộc gặp gỡ nào rồi cũng sẽ chia ly. Sau một chuyến viếng thăm thì nhà thơ Viễn Phương vẫn phải rời lăng Bác trở về miền Nam. Nhà thơ đã quyến luyến và muốn được ở bên bác. " Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm bông hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. " Với điệp từ" muốn làm "đã diễn tả khát vọng thiết tha cháy bỏng được hóa thân vào cảnh vật để được ở bên Bác. Hình ảnh cây tre được lặp lại ở cuối bài đã tạo nên kết cấu đầu cuối tương ứng gây ấn tượng và giúp cảm xúc của tác giả được trọn vẹn hơn. Hình ảnh cây tre còn thể hiện lòng trung hiếu, thủy chung của tác giả và dân tộc Việt Nam sẽ nguyện làm theo tấm gương của Bác:" Trung với nước, hiếu với dân. " Bài thơ Viếng Lăng Bác là một dòng cảm xúc trào dâng của tác giả khi vào lăng viếng Bác. Bằng giọng điệu trang trọng và thiết tha, nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm, ngôn ngữ bình dị mà cô đúc. Nhà thơ đã thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của bản thân và của mọi người đối với Bác Hồ-vị cha già kính yêu của dân tộc. Xem thêm: Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải Đây là bài mình viết năm lớp 9. Văn của mình vẫn chưa mượt và còn sai sót. Nhưng mong rằng sẽ giúp ích được phần nào cho các em khóa sau.