Phân tích bài thơ Từ ấy - Tố Hữu

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Phượng ớt 911, 12 Tháng chín 2021.

  1. Phượng ớt 911

    Bài viết:
    2
    Tố hữu từng nói: "Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi tới của văn học". Vì vậy, chặng đường thơ của ông luôn gắn liền với những thăng trầm của lịch sử giải phóng dân tộc. Năm 1938 một thanh niên học sinh yêu nước bắt gặp ánh sáng chủ nghĩa Mác – Lênin, "Từ ấy" đã vang lên như một tiếng reo vui thể hiện niềm vui sướng tự hào. ". Đó không chỉ là cảm xúc vui sướng phấn khởi mà còn là phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ cộng sản muốn hòa nhập, muốn cống hiến cho dân tộc. Tác phẩm" Từ ấy "trich trong tập thơ cùng tên trở thành bước ngoặt cho đường đời và đường thơ của Tố hữu.

    Tố Hữu là một trong những lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng. Chặng đường thơ của Tố Hữu luôn gắn liền với chặng đường cách mạng đầy gian khổ cũng như những thắng lợi vinh quang của dân tộc." Từ ấy "là chặng đường đầu tiên của đời thơ Tố Hữu, đánh dấu bước trưởng thành của người thah niên quyết tâm đi theo ngọn cờ của Đảng. Đầu tiên, ở khổ thơ đầu, nhà thơ đã diễn tả niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng của Đảng:

    " Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

    Mặt trời chân lí chói qua tim

    Hồn tôi là một vườn hoa lá

    Rất đậm hương và rộn tiếng chim ".

    " Từ ấy "là cái mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời cách mạng và đời thơ của Tố Hữu." Từ ấy "là khi nhà thơ mới 18 tuổi, được giác ngộ lí tưởng cách mạng, được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam. Đối với mỗi người đều có những phút giây trọng đại, thiêng liêng trong cuộc đời. Với người mẹ đó là khi đưa con yêu ra đời và bập bẹ biết nói, biết đi. Với những người yêu nhau là khi họ bắt gặp nhau lần đâu tiên tưởng chừng như quen nhau từ trước đó, nhà thơ Xuân Diệu đã từng có những phút giây đó:

    " Từ lúc yêu nhau hoa nở mãi

    Trong vườn thơm ngát của hồn tôi "

    Còn riêng Tố Hữu hạnh phúc nhất là lúc nhận ra con đường đi đúng đắn của mình, bắt gặp ánh sáng lí tưởng của Đảng. Đó mới là cái đánh dấu bước ngoặt lớn trong đời người thanh niên yêu nước đầy nhiệt tình hăm hở. Bằng những hình ảnh ẩn dụ:" Nắng hạ "," mặt trời chân lí chói qua tim ", Tố Hữu khẳng định lí tưởng cách mạng như một nguồn sáng mới làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ. Nếu như mặt trời của thiên nhiên đem lại cho nhân gian ánh sáng, hơi ấm, sự sống thì Đảng cũng là nguồn sáng kì diệu tỏa ra những tư tương đúng đắn, hợp lẽ phải, báo hiệu những điều tốt lành cho cuộc sống. Hơn thế, nguồn sáng ấy còn" mặt trời chân lí ". Đó là hình ảnh ẩn dụ chỉ lí tưởng của Đảng, nó có sức mạnh vừa cảm hóa, lay động vừa thức tỉnh không chỉ nhận thức, lí trí mà còn cả tình cảm, trái tim của nhà thơ.. Cách gọi lí tưởng như vậy thể hiện thái độ thành kính, ân tình. Thêm nữa, những động từ bừng, chói càng nhấn mạnh ánh sáng cùa lí tưởng đã hoàn toàn xua tan màn sương mù của ý thức tiểu tư sản và mờ ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới cùa nhận thức, tư tưởng, tình cảm. Có thể nói, Tố Hữu là nhà thơ viết hay nhất về lí tưởng cách mạng bằng bút pháp lãng mạn tuyệt đẹp hình ảnh hồn tôi so sánh với vườn hoa lá diễn tả quá đầy đủ về cuộc sống, sức sống dạt dào, sôi nổi của nhà thơ. Những xao xuyến, hứng khởi trong tâm hồn sâu kín của nhà thơ được phơi trải ra thật sống động. Đó là cuộc sống đầy màu sắc, âm thanh mùi vị." Từ ấy đã đánh dấu một cuộc đời, cao hơn là sự hồi sinh của một con người. Từ đây sức sống đó sẽ được nâng lên mạnh mẽ, tâm hồn sẽ như một vườn hoa lá: Trong sáng và hồn nhiên:

    "Rồi một hôm nào tôi thấy tôi

    Nhẹ nhàng như con chim cà lơi

    Say đồng hương nắng vui ca hát

    Trên chín tầng cao bát ngát trời"

    Tố Hữu là một nhà thơ nên vẻ đẹp và sức sống mới của tâm hồn cũng là vẻ đẹp và sức sống mới của hồn thơ. Chất trữ tình chính trị của Tố Hữu đã thể hiện rõ nét qua giọng thơ say mê háo hức chân thành. Vì thế mà người đọc thấy được trong đó một trái tim hồn hậu, chân thành đang reo vui những khúc ca yêu đời, say mê lí tưởng cách mạng, cuộc sống.

    Kết hợp với sự kiến chính trị quan trọng của Tố Hữu, ở khổ thơ thứ hai ông đã nói lên cái lẽ sống lớn của một thanh niên tri thức yêu nước bằng những lời thơ rất đỗi trữ tình. Khi ấy, người đọc thật sự cảm động bởi thái độ chân thành thiết tha đến vồ vập của một nhà thơ vốn xuất thân từ giai cấp tiểu tư sản tự giác và quyết tâm gắn bó với mọi người:

    "Tôi buộc lòng tôi với mọi người

    Để tình trang trải với trăm nơi

    Để hồn tôi vời bao hồn khổ

    Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời".

    "Lẽ sống lớn của Tố Hữu" sự gắn bó với mọi người "," với trăm nơi "với bao hồn khổ" với giai cấp "và nhân dân lao động nghèo khổ đang bị đế quốc, phong kiến bóc lột, áp bức dã man.. Động từ" buộc "là một động từ mạnh thể hiện ý thức tự nguyện sáu sắc và quyết, tâm sắt đá của Tô Hữu dể vượt qua ranh giới của cái tôi để chan hòa mọi người. Từ đó, tâm hồn nhà thơ vươn đến" trăm nơi "(hoán dụ) và" trang trải "bằng những đồng cảm sáu sắc, chân thành và tự nguyện đến với những con người cụ thể. Nhà thơ đặc biệt quan tâm đến quần chúng lao khố" Để hổn tôi với bao hồn khổ "và từ đó như một biện chứng mang cái tất yếu là sức mạnh tổng hợp" Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời ". Khối đời to lớn ở đây được tạo bởi từ những số phận với những cảnh ngộ riêng giống như em Phước đã sớm chịu cảnh nô lệ:

    " Em len lét, cúi đầu, tay xách gói

    Áo quần dơ cắp chiếc nón le te

    Vẫn chưa thôi lời day dứt nặng nề

    Hàng dây tiếng rủa nguyền trên miệng chủ! "

    Tác giả thương xót cho những" kiếp phôi pha "những số phận" cù bất cù bơ "để hình thành nên một" Tình cảm lớn "cho" gần gũi nhau thêm mạnh khối đời ". Tố Hữu tìm thấy niềm vui sức mạnh không chỉ bằng nhận thức mà còn cả tình cảm yêu mến, bằng sự giao cảm của những trái tim.

    Khi ánh sáng cách mạng như" Mặt trời chân lí chói qua tim "đã giúp nhà thơ vượt qua những tầm thường ích kỉ trong đời sống tâm hồn chật hẹp đế vươn đến một tình yêu vẹn tròn to lớn:

    " Tôi đã là con của vạn nhà

    Là em của vạn kiếp phôi pha

    Là anh của vạn đầu em nhỏ

    Không áo cơm cù bất cù bơ ".

    Tình cảm lớn của tác giả đã chan hòa với tất cả mọi người tạo nên một" lẽ sống lớn ". Nhà thơ tự nhận mình" là con của vạn nhà "trong nghĩa đồng bào thiêng liêng nhất," là em của vạn kiếp phôi pha "gần gũi bằng tình cảm xót thương những kiếp đời lao khổ, bất hạnh, những kiếp sống mòn mỏi, đáng thương," là anh của vạn đầu em nhỏ, cù bât cù bơ. Từ những cảm nhận ấy đã giúp nhà thơ say mê hoạt động cách mạng với những thiết tha cao đẹp cống hiến đời mình góp phần giải phóng đất nước, giải phóng những kiếp lầm than trong xã hội tốm tối dưới bóng thù xâm lăng. Số từ được sử dụng tăng dần từ một đến mọi, trăm, khối, vạn như mở rộng khối đời đồng thời kết nối tình cảm yêu thương gắn bó. Ở đó không chỉ dừng lại ở sự cảm thông mà cao hơn là nhà thơ tự thấy mình là thành viên của gia đình rộng lớn phải truyền cho họ tình yêu và trác nhiệm trước số phận của mình.

    Bằng những hình ảnh tươi mới, giàu ý nghĩa biểu trưng càng làm nổi bật tình cảm của người chiến sĩ cộng sản yêu nước. Hơn nữa "từ ấy còn là bài thơ" trữ tình chính trị "Nó được thể hiện không chỉ ở sự kiện chính trị lớn trong cuộc đời Tố Hữu với những lời thơ ngọt ngào đằm thắm mà còn rõ hơn qua giong điệu sôi nổi, sảng khoái, nhịp thơ hăm hở tạo nên một thành tựu xuất sắc của thơ ca các mạng. Trải qua hơn nửa thế kỉ với bao nhiêu thăng trầm của lịch sử," Từ ấy "cho đến hôm nay vẫn còn nguyên giá trị của nó, vẫn không ngừng hấp dẫn độc giả các thế hệ bởi men say của chính thi phẩm.

    Bài thơ" Từ ấy "là một bài thơ tiêu biểu cho đặc trưng của Tố Hữu. Không chỉ đơn thuần diễn tả Niềm vui lớn khi bắt gặp lí tưởng cách mạng mà còn thể hiện Lẽ sống lớn và tình cảm lớn một cách chân thành, thể hiện tình yêu, sự gắn bó với con người." Nếu Chế Lan Viên làm sang cho thơ Việt Nam thì Tố Hữu làm giàu cho thơ Việt Nam "(Nguyễn Đăng Mạnh). Tố Hữu xứng đáng là" lá cờ đầu"của thơ ca cách mạng Việt Nam.
     
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...