Phân tích bài thơ Trăng vàng trăng ngọc - Hàn Mặc Tử

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Anhquaann, 22 Tháng bảy 2023.

  1. Anhquaann Annquo

    Bài viết:
    228
    [​IMG]

    Nhà thơ Trần Đăng Khoa trong sự nghiệp sáng tác đã từng quan niệm "Thơ hay là thơ giản dị xúc động và ám ảnh". Đúng như vậy cũng như bao môn nghệ thuật khác, thơ ca giúp con người trải nghiệm cuộc sống với những cung bậc tình cảm sâu sắc và một thế giới nghệ thuật độc đáo. Những dòng thơ Hàn Mặc Tử cũng vậy, chúng cuốn hút giữ hân độc giả với một sức mê hoặc đến lạ thường, có lẽ là bởi những nhịp đập thổn thức của con tim luôn khao khát tận hưởng, luôn mê đắm trước sắc ngọc ngà của trăng. Qua thi phẩm đặc sắc Trăng Vàng Trăng Ngọc, ta như hiểu hơn về con người Hàn Mặc Tử, Là một thi sĩ tài hoa nhưng Hàn Mặc Tử lại có một số phận đầy hẩm hiu. Trăng vàng trăng ngọc thể hiện được tài năng của Hàn Mặc Tử nhưng nó cũng dấy lên những khao khát, những đau thương, khắc khoải của thi nhân về cuộc sống này.

    Trăng xuất hiện nhiều trong thơ Hàn Mặc Tử, trở thành một ám ảnh nghệ thuật:

    Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng, Trăng Trăng!

    Ai mua trăng tôi bán trăng cho

    Không bán đoàn viên, ước hẹn hò..

    Bao giờ đậu trạng vinh quy đã

    Anh lại đây tôi thối chữ thơ.

    Có thể thấy phần lớn hầu hết các nhà thơ đều ca ngợi và tôn thờ trăng, nâng niu như là một người bạn tâm giao đáng mến, tuy nhiên trong thi phẩm này của Hàn Mặc Tử trăng lại là một thứ "hàng chơi" được rao bán. Vậy thì, Hàn Mặc Tử bán trăng cho ai? Có lẽ lời rao ấy không nhằm đến một đối tượng cụ thể nào. Trăng và hồn thơ của Hàn Mặc Tử hòa quyện với nhau, cùng nhau, vì nhau mà tồn tại. Trăng là nơi chia sẻ tâm tình, đón nhận những đau thương từ thẳm sâu tâm hồn thi sĩ, vì vậy thi sĩ rất trân quý trăng.

    Lamartine đã từng tâm sự "Thế nào là thơ Nó không chỉ là một nghệ thuật nó là sự giải thoát của lòng tôi". Câu thơ hay tức là câu thơ có sức hấp dẫn lôi cuốn và gợi trong lòng độc giả những rung động sâu xa không cần nhiều lí giải:

    Không, Không, Không! Tôi chẳng bán hồn Trăng.

    Tôi giả đò chơi, anh tưởng rằng

    Tôi nói thiệt, là anh dại quá:

    Trăng Vàng Trăng Ngọc bán sao đang.

    Kì lạ thay, vừa dứt lời rao bán rất nhiệt tình xong, đã có ngay sự phủ định quá đột ngột, lời lẽ đổi hướng quá rõ ràng. Lý do rất đơn giản! Vì "Trăng Vàng Trăng Ngọc bán sao đang". Trăng không chỉ là trăng của mọi người mà trăng là nguồn ánh sáng, là cái đẹp, đáng được để nâng niu, tôn thờ và ngưỡng vọng, đâu có thể bán được. Nếu bán làm sao đành lòng đây? Nhất quyết làm theo ý mình, không thay đổi quyết định! Đó là quyết định nhất quyết không bán trăng. Phủ định xong rồi mỉm cười xoa dịu "khách mua trăng" bằng lời giải thích:

    "Tôi giả đò chơi, anh tưởng rằng".

    Ai nghĩ rằng một khổ thơ lại là một đoạn đối thoại với đủ các cung bậc tình cảm, với đủ các cấp độ tâm trạng, với không ít các hành động trực tiếp như vậy. Dù khổ thơ linh hoạt như thế nhưng nhịp thơ vẫn nhịp nhàng, uyển chuyển, mềm mại mà dứt khoát, dẻo dai bền bỉ chứ không hề thô mộc, khô cứng. Khổ 2 như một cuộc "mặc cả" nhanh chóng về chuyện "mua- bán" trăng, đôi co về việc bán hay không bán, thực ra là lời giải thích "không bán". Vì nhà thơ đã "lỡ lời đùa vui" rao bán trăng nên "mặc cả" với "khách mua trăng" nên là thôi không bán trăng nữa.

    Cái "lạ" của Thơ mới, có người biết, có kẻ không hay. Nhưng cái "điên", cái "lạ" mà người thi sĩ Hàn Mặc Tử mang theo khi bước vào làng thơ, thì hẳn ai cũng rõ. Trăng như đã trở thành cứu tinh, là linh vật để tâm hồn thi nhân bám víu:

    Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng, Trăng, Trăng!

    Trăng sáng trăng sáng khắp mọi nơi

    Tôi đang cầu nguyện cho trăng tôi

    Tôi lần cho trăng một tràng chuỗi

    Trăng mới là Trăng của Rạng Ngời

    Trăng! Trăng! Trăng! Là Trăng, Trăng, Trăng!

    Đó là lời khẩn cầu tha thiết gọi trăng về vì sợ mất đi trăng. Như cũng sợ không thể giữ được trăng bên mình và cũng sợ sẽ vô tình làm trăng tan đi mất. Là sự thổn thức của một cõi lòng dành rất nhiều sự trân quý lớn cho trăng. Khổ thơ như chứa dựng cả cõi hồn hàn Mặc Tử. Một nỗi niềm giằng xé và đầy trăn trở. Và đoạn cuối này chỉ là đoạn độc thoại. Với các câu thơ chứa đầy sự tự sự, trần thuật như là một lời tâm tình, thủ thỉ của nhà thơ. Đó cũng chính là cách mà tác giả chia sẻ hồn thơ với hồn trăng để hai yếu tố này hòa quyện vào nhau. Hàn tâm sự với trăng, coi trăng như là tri kỷ. Cũng phải thôi! Trong lãnh cung của sự chia lìa, vốn "không có niềm trăng và ý nhạc", nên thi nhân ao ước trăng về như một niềm tin cậy, một bám víu, một khát khao, một tri âm, một cứu tinh, cứu chuộc. Trăng muôn đời nay vẫn là biểu tượng của tình yêu và hạnh phúc. Trăng và hồn thơ thi sĩ hòa quyện với nhau, cùng nhau vì nhau mà tồn tại. Trăng là nơi chia sẻ, cảm nhận, đón nhận những đau thương từ thẳm sâu tâm hồn thi sĩ. Trăng như đối tượng để nhà thơ hướng đến bằng tất cả lòng tôn nghiêm và thành kính

    Bài thơ được cách tân chính là nhờ cách kết thúc bằng một câu duy nhất ấy. Trăng ấp ủ trong Hàn Mặc Tử, trăng giằng xé trong thơ ông, thổi vào thơ ông cả hồn trăng thao thức, trăn trở:

    Trăng, Trăng, Trăng! Là Trăng, Trăng, Trăng!

    Nếu như khổ thơ đầu tiên và khổ thứ hai là lời đối thoại thật nhưng là đối thoại trong tưởng tượng, đối thoại với "khách mua" thực chất là đối thoại với chính mình, thì khổ thứ ba đích thị là lời giãi bày tâm sự, độc thoại trong nội tâm.

    Những tác phẩm nghệ thuật cũng giống như những con thuyền đi đến đại dương bao la rộng lớn vậy, có những chiếc thuyền căng gió ra khơi và khám phá được những vùng đất mới, nhưng cũng có những chiếc mãi bị đắm nơi biển cả rồi nhân loại lãng quên. Trải qua bao năm tháng, cái tình của Hàn Mặc Tử vẫn còn tươi nguyên, bồi hồi và day dứt trong lòng người đọc.
     
    AdminLieuDuong thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 22 Tháng bảy 2023
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...