Phân tích bài thơ Tràng Giang - Huy Cận - Ngữ văn 11

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi hiimbonon2021, 26 Tháng một 2022.

  1. hiimbonon2021

    Bài viết:
    14
    Huy Cận là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca Việt Nam hiện đại với nhiều bài thơ như Đoàn thuyền đánh cá, Lửa thiên, Con chim chiền chiện.. mà đặt biệt là bài thơ Tràng Giang. Bài thơ tiêu biểu của ông trước Cách Mạng Tháng Tám với một nỗi niềm chất chứa, u buồn, gợi nên sự bế tắc, bất lực của kiếp người nghệ sĩ. Bài thơ đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc khó tả, chúng ta hãy cùng nhìn lại để thấu cảm cho tâm tư, trải lòng cùng tác giả về bài thơ Tràng Giang.

    Tràng giang được viết vào mùa thu năm 1939 in trong tập "Lửa thiêng". Bài trở xoay quanh cảm xúc của Huy Cận khi đứng trước dòng sông mênh mông sóng nước. Ở tựa đề bài thơ, "Tràng Giang" được kết hợp điệp từ vần "ang" làm ta có cảm giác đây là một dòng sông dài miên man. Tràng giang là một từ Hán Việt mang âm sắc trầm mặc, cổ kính. Nhưng chính nó cũng gợi nên cho người nghe một tâm tư của người tạo nên khi muốn nhắc tới những thân phận bé nhỏ, trôi nỗi giữa con sông dài rộng lớn. Lời đề từ: "Bâng khuâng trời lặng nhớ sông dài" như lần nữa làm rõ lên tư tưởng rằng tác giả có một nỗi niềm chẳng biết tỏ bày cùng ai.

    Mở đầu bài thơ, người đọc sẽ liên tưởng ngay đến một dòng sông. Một dòng sông u buồn, phẳng lặng, chất chứa nỗi niềm sâu thẳm:

    "Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

    Con thuyền xuôi mái nước song song

    Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả

    Củi một cành khô lạc mấy dòng"

    Với một loạt từ ngữ gợi nên sự buồn thê lương "buồn", "xuôi mái", "sầu trăm ngả", "lạc mấy dòng" kết hợp với từ láy "điệp điệp", "song song" dường như đã lột tả hết những cảm xúc, sắc thái của nỗi buồn, một nỗi buồn vô biên, vô tận, chẳng ai có thể thấu hiểu được tác giả trong thời thế đầy bất công. Ngay khổ đầu, nét chấm phá cổ điển đã lột tả hết nỗi u uất, thê lương vốn dĩ "thuyền và nước" là 2 sự vật không thể tách rời nhau nhưng tác giả lại khẳng định "thuyền về nước lại" từ đó ta thấy nỗi đau buồn, u sầu của sự chia lìa, xa cách, nghe xót xa và quạnh lòng, hiu hắt quá. Điểm nhấn mạnh của khổ thơ là câu cuối với hình ảnh ẩn dụ "củi một cành khô lạc mấy dòng". "Củi một cành khô" là hiện thân cho những kiếp người trôi nổi, vô định trên dòng đời còn "mấy dòng" là dòng đời đầy sóng gió, gian nan, trở ngại. Những thân phận đã nhỏ bé, mong manh giờ đây phải đối diện với dòng đời mênh mông, không biết đâu là bến đỗ bình yên. Khổ thơ đầu đã vẽ lên một không gian vô tận và một kiếp người vô định. Có thể nói, đoạn thơ đã phản ánh được tâm trạng của các nhà thơ thời đó: Một kiếp người đa tài nhưng vẫn phải long dong, loay hoay giữa cuộc sống bộn bề, lo toan kế sinh nhai.


    Đến khổ thơ thứ hai, dường như nỗi hiu quạnh giờ đây được tăng lên dồn dập:

    "Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu

    Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

    Nắng xuống trời lên sâu chót vót

    Sóng dài, trời rộng, bến cô liêu"

    Ở hai câu đầu phảng phất một khung cảnh buồn thiêu, đìu hiu và vắng lặng của một làng quê thiếu sức sống. Tác giả đã sử dụng từ láy "lơ thơ", "đìu hiu" để miêu tả một khung cảnh vốn đã ít ỏi, thưa thớt, vắng vẻ mà lại còn u buồn, hắt hiu. Trên dòng sông mênh mông nổi lên mô đất nhỏ lại vắng lặng và bao la đến rợn người. Từ đây, một câu hỏi tu từ vang lên bao nỗi buồn chất chứa, hỏi người hay tác giả đang tự hỏi bản thân mình: "Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều". Từ "đâu" ở đây vừa mang hàm ý tự hỏi khi âm thanh của tiếng "chợ chiều" vang lên, vừa mang hàm ý phủ định: Âm thanh "chợ chiều" bây giờ còn đâu, đến cả âm thanh nhỏ nhoi còn không có. Dù ở nghĩa nào, câu thơ trên như tô đậm sự phẳng lặng, đẩy lên giá trị tuyệt đối của sự yên ắng, tĩnh lặng đến lạ thường. Nổi bật nhất trong đoạn thơ là sự kết hợp từ ngữ đặt biệt: "Sâu chót vót" v, thông thường, chúng ta thường hay sử dụng "cao chót vót" và "sâu thâm thẩm". Tác giả đã mở rộng không gian về sộ sâu và độ cao. Không dừng lại ở đó, khi ánh mặt trời lên cao, mặt trời in mình dưới dòng sông, từ đó ta thấy được không gian bao la đến ngợp trời, bao lấy con người. "Sông dài, trời rộng, bến cô liêu", câu thơ chia làm hai vế đối lập nhau, không gian càng rộng lớn, càng bao la thì sự tồn tại của cảnh vật, của con người càng nhỏ bé, cô độc bấy nhiêu.


    Ở khổ thơ thứ ba tác giả muốn tìm thấy sự ấm áp nơi thiên nhiên hiu quạnh này, nhưng dường như thiên nhiên không như con người mong ngóng:

    "Bèo giạt về đâu, hàng nối hàng;

    Mênh mông không một chuyến đò ngang.

    Không cầu gọi chút niềm thân mật,

    Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng."

    Bèo dạt là một hình ảnh ẩn dụ rất dễ gặp ở cuộc sống hằng ngày, là hiện thân của những kiếp người trôi nổi, phiêu bạt, chẳng biết nơi đâu là bến đỗ cho cuộc đời. "Hàng nối hàng" không phải chỉ là một mà là một hàng dài, nhiều và rất nhiều những kiếp người trôi nổi ấy chẳng biết cuộc đời mình rồi sẽ về đâu. Điệp từ "không" kết hợp với các cụm từ "một chuyến đò", "cầu" đã đẩy mạnh sự vắng vẻ, cô đơn, quạnh hiu của không gian vậy mà không một bóng người, một tín hiệu giao hòa, kết hợp giữa người với người cũng không có, làm cho con người trở nên càng nhỏ bé, cảnh vật cũng cô quạnh và vắng vẻ, đìu hiu hơn. Và để chứng minh cho điều đó "bờ xanh, tiếp bãi vàng" chỉ có thiên nhiên và thiên nhiên núi tiếp nhau vô cùng tận, không gian trải dài, lan rộng vô cùng tận.


    Ở khổ thơ cuối cùng, tác giả dường như đẩy lên cao trào, nét vẽ chấm phá rất đắc điệu:

    "Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

    Chim nghiêng cánh nhỏ: Bóng chiều sa.

    Lòng quê dợn dơn vời con nước,

    Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà."

    Câu thơ đầu đã mở ra trước mắt người đọc một bức tranh mà ở đó những làm mây đùn đùn, chất chồng lên nhau, nối tiếp nhau lên trời cao hình thành như một ngọn núi. Nhưng lại là nước bạn. Những đám mây ấy đang phản quang những tia nắng của trời chiều nhờ vậy mà ấm lên, lá lên, hình thành một khoảng không gian lớn rộng gợi nên cảm giác trong sáng hiếm có. Vẫn nhìn lên bầu trời, trên dòng trên giây lấp ló những cánh chim, một hình ảnh rất đặc trưng của buổi chiều ta. Nhưng cánh chim của Huy Cận chỉ là "chim nghiêng cánh nhỏ" chỉ nhiêu đây thôi ta cũng hiểu, hoàng hôn đang buông xuống đây là lúc tác giả nhìn trời mây nhớ về quê hương, đất nước. Nỗi nhớ mênh mông như những làn sóng đang dọn trên mặt sông và trải ra theo con nước về phía xa vời. Đỉnh điểm của sự nhớ mong là câu thơ cuối của bài thơ "không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà" Huy Cận mượn hai câu thơ của nhà thơ Thôi Hiệu ở thời Đường - Trung Quốc. Ông nhìn lên bầu trời Hoàng Hạc nhớ về quá khứ về quê hương xứ sở của mình ông viết:

    "Quê hương khuất bóng hoàng hôn

    Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai"

    Nhưng sự khác nhau ở đây là huy cận đã mượn lực đẩy để đẩy cao nỗi nhớ của mình. Nếu Thôi Hiệu nhìn "khói sóng" trên sông mà nhớ quê hương, buồn lòng thì Huy Cận "không khói hoàng hôn" ông cũng nhớ nhà, quê hương xứ sở của mình. Từ đây ta có thể thấy nỗi nhớ của thi nhân không chỉ răng ra trên các triều cũ không gian như ba khổ thơ trước đó bạn nỗi buồn ấy còn trải dài theo thời gian. Và như thế, nỗi buồn vũ trụ trở nên hoàn chỉnh hơn, nỗi nhớ khắc khoải không gian càng đầy đủ hơn, khiến cho chàng rèn thêm đậm đà hương vị Đường thi.


    Đọc bài thơ:

    Tràng Giang - Huy Cận
     
    Last edited by a moderator: 15 Tháng hai 2022
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...