Phân tích bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Huyền Dạ, 6 Tháng mười một 2021.

  1. Huyền Dạ

    Bài viết:
    279
    Quay ngược thời gian lịch sử ta bắt gặp những mùa thu thật đẹp, thật ấn tượng trong thi ca. Nhắc đến mùa thu không thể không kể đến Nguyễn Khuyến- được mệnh danh là "nhà thơ của làng cảnh Việt Nam". Ba bài thơ thu trong chùm thơ thu của ông gồm ba bài: Thu Vịnh, Thu Điếu, Thu Ẩm . Trong đó "Thu điếu" là làm nổi bật hơn cả cảnh sắc mùa thu miền Bắc và tình yêu mùa thu, yêu quê hương đất nước của nhà thơ:

    "Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

    Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

    Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

    Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo

    Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

    Ngõ trúc quanh co khách vắng teo

    Tựa gối ôm cần lâu chẳng được

    Cá đâu đớp động dưới chân bèo."

    Mở đầu bài thơ là hình ảnh "ao thu, một hình ảnh quen thuộc với làng quê đồng bằng bắc bộ." Ao thu "đã mở ra cho ta thấy một hình ảnh không gian nhỏ bé giới hạn trong chiếc ao thu nhỏ nhắn. Từ" lạnh lẽo "đã khái quát không khí se lạnh của mùa thu cũng như cái giá lạnh của nước ao thu." Trong veo "đã tuyệt đối hóa sự trong của nước ao. Câu đầu bài thơ gợi ra một hình ảnh lạnh lẽ, nhỏ bé trong mùa thu của vùng đồng bằng chiêm trũng.

    Để phù hợp với không gian nhỏ bé ấy là

    " Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo "

    Số từ một kết hợp với từ" bé tẻo teo "nư càng làm cho sự vật đã nhỏ bé rồi nay còn nhỏ hơn. Hai vần" eo "trong từ" trong veo "và tẻo teo được gieo thật tìa tình. Vần eo vốn là vần chết trong thi ca nhưng được Nguyễn Khuyến sử dụng rất tinh tế. Người đi câu cá ở đây thực ra là người ngoạn cảnh, đi câu cá thực chất là đi câu sự thanh thảnh cho tâm hồn. Từ không gian chiếc thuyền câu nhìn xuống dưới là hình ảnh

    Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

    " Sóng biếc là sóng có màu xanh. Đó là màu xanh của cây, của trời, cảu ao thu, đó là màu xanh trong trẻo của trời thu, một đắc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Màu xanh ấy phản chiếu xuống làm cho ao thu có màu xanh. Thơ của Nguyễn Khuyến thiên về gợi nhiều hơn tả. Trong câu thơ ta không nhận thấy ngọn gió nào thối xuống nhưng lại thấy từng sóng nước "hơi gợn tí'. Đó là một làn gió rất nhẹ rất khẽ đến nỗi làm cho

    Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo

    " Vèo "chỉ một hành động xảy ra rất nhanh, dường như chr trong tích tắc. Trong buwcs tranh của Ngyễn Khuyến đang tràn ngập những màu xanh: Xanh của sóng nước, xanh của trời, xanh của cây, xanh của bèo.. thì hình ảnh" là vàng "bỗng đâm ngang qua bức tranh ấy. Phải là một con mắt tinh tế như thế nào thì mới nhận ra đượcmột hình ảnh mà đưa nó vào thơ như thế.

    Hết nhìn sang ngang Nguyễn Khuyến lại nhìn lên trên bầu trời

    Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

    Xuyên suốt trong bài thơ thu của Nguyễn Khuyến là hình ảnh xanh ngắt của bầu trời' Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt" "Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao". Đó là màu trời đặc trung của làng quê đồng bằng Bắc Bộ. Không gian mở rộng thêm về chiều cao, và mở rộng thêm về chiều sâu

    Ngõ trúc quanh co khách vắng teo

    Lại là vầng "eo" - vắng teo được gieo thật tài tình. Kết hợp với từ "quanh co" là tăng thêm sự cô độc lẻ loi, kong có đến một người khách. Từng cơn gió thổi qua rừng trúc, tiếng lá ma sát với nhau me sao mà nhức nhối. Từ đó cho thấy sự ô đơn lẻ loi của nhà thơ. Phải chăng nhà thơ đang đợi ai ngoài kia..

    Tình thu của nhà thơ mới thực sự nở rộ vào hai câu cuối

    Tựa gối ôm cần lâu chẳng được

    Cá đâu đớp động dưới chân bèo

    "Tựa gối là cách ngồi bó gối, thu mình vào một góc. Phải chăng nhà thơ muốn ngăn cản cái sự lạnh lẽo của không khí vào mình mà ngồi như vậy? Nhưng cũng có thể hiểu là nhà thơ không muốn làm đứt những sợi dây tơ chăng xung quanh, không muốn làm mất sự im lặng đến cùng cực của không gian bên ngoài. Hay chính là nhà thơ không muốn làm đứt chính suy nghĩ của bản thân.

    Tiếng cá đợp động dưới chân bèo bỗng làm làm nhà thơ giật mình nhưng rồi lại tự mình rơi vào lửng lơ.. có phải tiếng cá không hay chỉ là do bản thân tưởng tượng ra. Câu thơ cho thấy tậm trạng suy tư của nhà thơ, cảm giác buồn, một nỗi buồn xa vắng. Nhà thơ sáng tác bài thơ này khi ông về ơ ẩn nơi thôn quê. Nếu đặt vào hoàn cảnh sáng tác bài thơ, người đọc càng hiểu hơn cái tình trong thu điếu. Bởi bài thơ còn chất chứa cả một nỗi buồn thời thế, nhà thơ buồn cho thời buổi loạn lạc, lầm than lúc bấy giờ nhưng có ai để sẻ chia, giãi bày.

    Với" Thu điếu"– Nguyễn Khuyến đã tạo nên cho mình một chỗ đứng quan trọng trong nền thơ ca trung đại Việt Nam nói chung và trong những thi phẩm lựa chọn đề tài mùa thu nói riêng. Đong đầy trong từng vần thơ con chữ, ta thấy được mênh mang cái tình của thi nhân. Nguyễn Khuyến, hơn một nhà họa sĩ là một nhà thi sĩ. Thơ ông hơn một bức tranh tả cảnh là những ngôn từ gợi tình.
     
    Last edited by a moderator: 8 Tháng mười 2022
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...