Mùa thu tuy đẹp nhưng lại mang vẻ đẹp trầm lặng, man mác nỗi buồn chia ly. Và mùa thu đã trở thành niềm cảm hứng bất tận cho các thi nhân. Với những tài năng và bút pháp riêng biệt của mình thì mỗi người lại mang đến giá trị và sản phẩm thơ khác nhau. Thông thường các nhà thơ cảm nhận mùa thu sang làn gió se, qua hình ảnh của những chiếc lá vàng rơi trên đường phố.. và mùa thu đã làm rung động trái tim của người con miền Bắc là Hữu Thỉnh. Ông cảm nhận mùa thu bằng cả sự tinh tế, cả cảm xúc bâng khuâng vương vấn trước đất trời trong trẻo đang biến đổi nhẹ nhàng. Chỉ vỏn vẹn trong 12 câu thơ ngắn ngủi tác giác đã có vô số hình ảnh để nói về mùa thu. Trong đó, có mùi hương dịu nhẹ của hương ổi quen thuộc, làn sương huyền dịu, dòng sông chảy nhẹ nhàng.. Tất cả đều là những hình ảnh quen thuộc, gần gũi với mỗi người chúng ta và điều này đã giúp người đọc dễ hình dung ra bức tranh mùa thu tuyệt vời ấy. Nhờ sự tinh tế và nhịp sống chậm của minh, hữu Thỉnh đã có một bài thơ giàu hình ảnh và hết sức độc đáo. Bài thơ diễn tả tâm trạng ngỡ ngàng trước cảnh đất trời chuyển từ hạ sang thu. Khác với những nhà thơ khác Hữu thỉnh cảm nhận được mùa thu đến với hương ổi se hòa quyện vào làn gió. Một chút sương sớm tạo cảm giác huyền ảo mờ dịu làm sao ' "Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về" Từ 'Bỗng'ở đầu câu thể hiện sự ngạc nhiên, đột ngột vừa bất ngờ của tác giả. Hương ổi dịu nhẹ mới thơm làm sao. Và mỗi chúng ta ắt hẳn ai cũng một lần nếm qua mùi vị giòn ngọt, chua chua của ổi sẻ. Ta nhận được mùi vị của ổi qua lời thơ của Hữu Thỉnh, tưởng như mùi vị ổi đang vương nơi đầu lưỡi. Từ 'phả' như bốc mùi thơm hương ổi mạnh và tỏa thành luồng. Tạo sự bất ngờ cho thấy mùi hương ổi có mùi nồng nàn quyến rũ, hòa trong làn gió heo mây của mùa thu lan tỏa khắp không gian tạo mùi hương ngọt mát. Làn sương chậm chạp như cố ý chậm lại không muốn rời đi như vẫn còn chút vương vấn nào đó. Từ láy'chùng chình' đã diễn tả trọn vẹn ý của tác giả;đến hạt sương sớm cũng có hồn, có cảm nhận riêng để thong thả bước qua ngưỡng mùa thu. Cách làn sương đi qua ngỡ tựa như bóng nàng thiếu nữ yểu điệu duyên dáng lướt qua ngõ nhà. Vẻ đẹp của làn sương làm tác giả cảm nhận rõ hơn là thu đã về. Nhưng hình như chưa chắc chắn và có sự ngờ hoặc gì đó mà tác giả chưa biết được nên ông đã dùng từ'Hình như' để thể hiện sự ngỡ ngàng, ngạc nhiên ấy. Chính những sự bất ngờ trong khổ thơ đã tạo nên cảm giác nên thơ làm sao. Nếu bức tranh mùa thu của Xuân Dịu trong bài'Đây mùa xuân tới'lại mang nặng trĩu nỗi buồn đìu hiu, u uất chia ly thì mùa thu của Hữu Thỉnh vừa nhẹ nhàng, thơ mộng với những hình ảnh thân quen "Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu" Dòng sông không vội hả, hối hả chảy như mùa hè mà giờ đây đã thong thả chảy, chảy một cách nhẹ nhàng êm ả để tận hưởng vẻ đẹp yên bình, trong trẻo của mùa thu. Nhìn trên không tác giả thấy đàn chim vội vã vỗ cánh bay về phương đông khắc nghiệt. Hình ảnh của đàn chim trái với dòng sông nhưng đã đan xen vào nhau là mảnh ghép không thể thiếu để khổ thơ thêm trọn vẹn. Đặc biệt, là hình ảnh đám mây hiền hòa, dịu dàng hơi uốn mình thành một đường cong dẻo dai để chuyển dần sang thu. Nhưng thật ra trên trời không có đám mây nào như vậy cả. Đám mây mà tác giả nhắc đến là đám mây lững lờ, dềnh dàng, bảng lảng trên trời làm người ta cảm nhận được không khí lúc chuyển mùa thật đẹp và khêu gợi hồn thơ. Sự khêu gợi ấy không chỉ cảm nhận bằng thi giác mà bằng cả sự tinh tế. "Vẫn còn bao nhiêu nắng Đã vơi dần cơn mưa Sấm cũng bớt bất ngờ Trên hàng cây đứng tuổi" Khổ thơ cuối là suy ngẫm của tác giả về con người và cuộc đời, điều đó cũng không có gì ngạc nhiên bởi trái tim của người thi sĩ luôn nhạy cảm. Tác giả dùng'bao nhiêu' diễn tả số nhiều, không đếm được và làm sao để đếm được bao nhiêu nắng. Nhưng tác giả đã cảm nhận được rằng cuối hạ sang thu đã tạo ra cảm giác dễ chịu chứ không còn cái nắng ỉ oi của mùa hè nữa. Mà cơn mua rào ào ạt thưa dần, không chỉ 'vơi' bớt đi mà cũng ít dần. Đến với hai câu cuối ta cảm thấy hình ảnh của'sấm' một hiện tượng thiên nhiên làm người ta rùng mình, sợ hãi. Hay có thể hiểu đó là những biến cố cuộc đời để lại vết sẹo hằn trên tâm hồn. Nhưng khi con người ta đã già thoát ra khỏi vòng xoáy ấy thì nhận ra thời gian đã đưa họ về cảnh xế chiều. Với cảm nhận tinh tế của mình tác giả đã đưa những gì gần gũi nhất với con người vào bài thơ'Sang thu'. Để người ta cảm nhận được khung cảnh tuyệt đẹp mà ông họa ra. Tác giả đã vẽ nên bức tranh màu thu quê hương nồng đượm, ấm áp tình người, nó bình dị mà tươi tắn, năng động. Nó tôn vẻ đẹp của đất nước, làng quê Việt Nam mà chỉ có người Việt mới cảm nhận được. Và bài thơ cũng đưa người đọc đến cái nhìn khác hẳn về thiên nhiên làm cho ta yêu nó hơn, bất giác cảm nhận được sự biến chuyển của đất trời trên quê hương mình.