Phân tích bài thơ sang thu của tác giả hữu thỉnh

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Liễu., 23 Tháng năm 2019.

  1. Liễu.

    Bài viết:
    110
    Mùa Thu bao giờ cũng để lại trong lòng người nhiều cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến và nhớ mong. Chính vì vậy mà các tác phẩm thi, ca, nhạc, họa viết về mùa thu rất nhiều. Thế nhưng để miêu tả được sự chuyển biến từ cuối hạ sang thu một cách sâu sắc thì lại ít tác phẩm hay và đặc sắc. Vậy mà Hữu Thỉnh đã làm được điều đó, với Sang thu, Hữu Thỉnh đã góp phần làm phong phú thêm cho kho tàng thơ ca nước nhà.

    Mở đầu bài thơ tác giả viết:

    "Bỗng nhận ra hương ổi

    Phả vào trong gió se

    Sương chùng chình qua ngõ

    Hình như thu đã về".

    Mùa thu bắt đầu từ hình ảnh dân dã, quen thuộc ở làng quê. Hương ổi chín thơm nồng nàn được ngọn gió sa mang đi, tỏa vào trong không gian. Gió xe là ngọn gió hơi khô, se lạnh, một nét đặc trưng riêng của mùa thu. Tác đã nhận ra những tín hiệu đó một cách bất ngờ, ngạc nhiên. Từ "bỗng" diễn tả trạng thái đột ngột ngỡ ngàng dường như không chờ đợi sẵn. Những làn sương chuyển động một cách chậm chậm nơi đường thôn ngõ xóm. Biện pháp nhân hóa "sương chùng chình" cộng với việc sử dụng từ láy gợi hình "chùng chình" là một nghệ thuật diễn đạt rất hay của nhà thơ. Từ "hình như" là thành phần biệt lập thể hiện thái độ hoài nghi chưa rõ ràng lắm của tác giả trước những biến đổi của tạo vật sang thu. Cảm nhận được những tín hiệu sang thu này, nhà thơ dường như đã vận dụng hết tất cả mọi giác quan: Khứu giác, xúc giác, thị giác, cảm giác. Điều đó cho thấy sự tinh tế, nhạy cảm trong quan sát, một tâm hồn yêu thiên nhiên yêu cảnh vật với làng quê của mình.

    Nếu như ở khổ thơ thứ nhất nhà thơ còn ngỡ ngàng hoài nghi chưa rõ ràng về biến đổi của tạo vật sang thu thì đến khổ thơ thứ hai dường như mọi vật đã rõ ràng hơn nhiều:

    "Sông được lúc dềnh dàng

    Chim bắt đầu vội vã

    Có đám mây mùa hạ

    Vắt nửa mình sang thu."

    [​IMG]

    Cảm giác giao mùa được diễn đạt một cách thú vị qua các hình ảnh: Sông, chim, đám mây. Không gian sang thu lúc này được mở rộng ở chiều cao, dòng sông trôi một cáchthanh thẳn, sông vào mùa thu nước đầy và trong. Những cánh chim bắt đầu vội vã ở buổi chiều hoàng hôn gợi lên không khí rộn ràng của bầy chim đang bay về phía Nam trú ẩn. Hình ảnh đối lập: Sông dềnh dàng, chim vội vã thể hiện sự tinh tế trong quan sát cộng với biện pháp nhân hóa, từ láy làm cho câu thơ gợi hình, gợi cảm, tự nhiên. Cái hay của đoạn thơ được diễn tả một cách thú vị qua hình ảnh đám mây:

    "Có đám mây mùa hạ

    Vắt nửa mình sang thu."

    Đọc hai câu thơ, ta hình dung ra có một đám mây mỏng, nhẹ, trắng xốp kéo dài như tấm khăn voan của người thiếu nữ thảnh thơi, nhẹ nhàng.

    Đặc biệt động từ "vắt" thể hiện một sự lưng chừng, một nửa của đám mây còn vương lại của mùa hè nhưng nửa bên kia đã dịch chuyển sang mùa thu. Câu thơ cho thấy sự vận động của thời gian, hình ảnh đám mây là có thực nhưng cái ranh giới mùa là ảo. Điều quan trọng là nhà thơ cảm nhận được tất cả những hình ảnh đó cho thấy sự quan sát vô cùng tinh tế và nhạy cảm của Hữu Thỉnh. Thu vừa chớm đến rất nhẹ nhàng, rất dịu dàng, rất êm như cả đất trời rùng mình thay áo mới. Khổ thơ không những diễn tả tạo vật sang thu mà còn diễn tả hồn người sang thu, ở khổ thơ thứ ba tác giả viết:

    "Vẫn còn bao nhiêu nắng

    Đã vơi dần cơn mưa

    Sấm cũng bớt bất ngờ

    Trên hàng cây đứng tuổi"

    Đất trời đang làm một cuộc chuyển đổi kỳ diệu, tất cả điều đó được tác giả cảm nhận bằng một tâm hồn rung động, tinh tế và giàu tình yêu thiên nhiên. Thu đến, tạo vật đều thay đổi. Không còn có cái nắng oi nồng gay gắt của mùa hạ mà thay vào đó là chất vàng nhạt của mùa thu. Thu về bớt đi những cơn mưa ào ạt, bất ngờ, bớt đi những tiếng sấm dữ dội thu. Hàng cây được trồng lâu năm không còn bị giật mình bởi tiếng sóng nữa. Trạng thái này của thời tiết như khẳng định thu đến rõ ràng hơn hạ đã nhạt dần, vơi dần.

    Hai dòng thơ cuối mang hai tầng ý nghĩa. Với nghĩa thực thì sấm, mưa, sấm gió là hiện tương thời tiết, hàng cây già bị giật mình. Với nghĩa chuyển thì sấm, mưa, nắng là tác động của ngoại cảnh của cuộc đời, hàng cây đứng tuổi là chỉ những con người từng trải. Cả hai câu thơ đưa đến cho con người một suy ngẫm triết lý về cuộc đờI: "Khi con người đã từng trải thì họ sẽ vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh đối với cuộc đời.

    Viết về mùa thu, về sự biến đổi của tạo vật trong khoảnh khắc giao mùa, Hữu Thỉnh đã có một tâm hồn quan sát tinh tế, nhạy cảm, nhà thơ còn nêu lên một triết lý, một quan niệm sống. Chính vì lẽ đó mà" Sang thu"cũng như tên tuổi của Hữu Thỉnh vẫn còn mãi trong lòng người đọc.
     
    LieuDuong thích bài này.
    Last edited by a moderator: 26 Tháng chín 2022
Từ Khóa:
Trả lời qua Facebook
Đang tải...