"Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ Mây trời lồng lộng không phủ kín tình cha" Đã có rất nhiều bài thơ nói về tình cảm cha con nhưng để hiểu sâu sắc hơn về nó thì nhà thơ Y Phương - dân tộc Tày đã gửi gắm tình cảm của mình qua bài thơ Nói với con . Tác phẩm là một bức thông điệp mà người cha muốn nhắn gửi với đứa con đầu lòng của mình về tình cảm gia đình, quê hương, dân tộc. Bài thơ được viết vào năm 1980, khi đất nước đang trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa sau chiến tranh. Phải nói rằng thời gian này là vô cùng cực khổ, người đồng bằng đến miền núi đều phải tích cực lao động xây dựng đất nước. Nhưng bằng sỹ chí nghị lực họ đã tự vươn lên và vượt qua chính mình. Mở đầu bài thơ là lời tâm sự của người cha nói với con về cội nguồn sinh dưỡng. Với nhịp thơ 2/3 và kết cấu đối xứng: "Chân trái"... " Chân phải", "tới cha"... " Tới mẹ" ta cảm nhận được em bé đang chập chững biết nói, biết đi, cất những tiếng cười. Bức tranh của một gia đình hạnh phức hiện ra với tràn ngập niềm vui. Quê hương chính là một cái nôi yêu dấu nâng bước con đi trên đường đời. Và tình cảm cha mẹ con cái là mối ràng buộc, gắn kết bền chặt. Cha mẹ có yêu quê hương, dân tộc, làng bản mình thì đứa con mới nhớ đến cội nguồn. Đó là những tình cảm ruột thịt, công lao trời biển mà con phải khắc ghi. Đấy là đối với gia đình, còn đối với quê hương thì ông đề cao công việc lao động: "Người đồng mình yêu lắm con ơi Đan lờ cái nan hoa Vách nhà ken câu hát.." "Người đồng mình" ở đây được hiểu là người vùng mình, người có cùng quê quán, lảng bàn chung sống với nhau. Và đó cũng chính là lời giới thiệu đầy sự yêu thương, tha thiết. Động từ "cài", "then" là động tác khéo léo của người miền núi trong lao động, gợi sự gắn bó quê hương. Nhưng theo những lời tâm sự của Y Phương thì câu "Đan lờ cài nan hoa Vách nhà ken câu hát" Là phong tục độc đáo truyền thống của người tày. Người con trai ngồi ngoài vách, con gái ngồi trong vách, họ hát cho nha nghe những câu hát then, hát lượn thâu đêm. Nếu như ở trong bài thơ Viếng lăng Bác, Viễn Phương viết: "Kết tràng hoa dâng bảy chín mùa Xuân" thì ở bài thơ này Y Phương cũng vậy: "Rừng cho hoa Con đường cho những tấm lòng" Phải chăng hoa ở đây tượng trưng cho những nét đẹp tinh tuý mà con người được thừa hưởng từ quê hương? Điệp từ "cho" và hình ảnh "con đường" ở đây là con đường của quê hương, quê hương mang cho con những tình người, mang cho con những cảm xúc nuôi dưỡng tâm hồn con. Để rồi kế lại khổ thơ là những kỉ niệm ngày cưới, ngày mà cha mẹ luôn sống hạnh phúc bên nhau và con phải biết ơn điều đó. Trong cái ngọt ngào của kỉ niệm về gia đình và quê hương, người cha đã tha thiết nói với con về những phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình. Người đồng mình không chỉ là những con người bình dị tài hoa trong cuộc sống lao động mà còn là những con người biết lo toan ước mơ: "Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn" Nếu ở khổ thơ trên tác giả dùng từ "yêu" thì đến khổ thơ này tác giả đã chuyển thành từ "thương" mang sức nặng, chỉ những vất vả, thử thách gian truân cùng ta chí. Bằng cách tư duy độc đáo của người miền núi, Y Phương đã lấy cái cao của đất trời để đo nỗi buồn, cái xa của không gian để đo ý chí con người. Người cha đã biểu lộ tình cảm yêu thương chân thành về gian truân thử thách cùng ý chí mà "người đồng mình" trải qua. Thử thách càng lớn thì ý chí con người càng mạnh mẽ. Đây thức sự là điều cần thiết cho mỗi con người khi bước chân vào con đường đời lắm chông gai, nhọc nhằn bởi lẽ "đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi mà vì lòng người còn ngại núi e sông" (Nguyễn Bác Học). Có thể nói cuộc sống của những con người đồng mình còn nhiều nỗi buồn, bộn bề, thiếu thốn, xong họ sẽ vượt qua tất cả bởi ý chí nghị lực, luôn tin tưởng vào tương lại tốt đẹp của dân tộc. Phép liệt kê với những hình ảnh ẩn dụ "đá gập ghềnh", "thùng nghèo đói" đã gợi lên xung quanh cuộc sống của họ là những đói nghèo, cực nhọc của vây. Vận dụng thành ngữ "lên thác xuống ghềnh" thì lại càng nhấn mạnh những khó khăn, hiểm trở đó hơn. Thơ tự do cùng những câu dài ngắn khác nhau và những thanh trắc tạo cho người đọc ấn tượng về cuộc sống trắc trở mà họ chịu đựng. Nhưng không, người cha đã dạy con mình dù hoàn cảnh thay đổi thế nào thì cũng phải vượt qua. "Tuy thô sơ da thịt" không có nghĩa là người dân tộc mang tầm vóc nhỏ bé mà trong họ có một sức mạnh mang tầm vóc phi thường. Và họ muốn phát triển thì phải bấm vào gốc rễ văn hóa truyền thông của dân tộc kê đá cho cao. Hay đay có thể là lối nói ẩn dụ con người bằng bàn tay lao động, khối óc của mình có thể xây dựng lên một tương lai tốt đẹp còn quê hương sẽ là điểm tựa vững chắc cho họ phát triển. Y Phương nói những lời tâm sự này với con hay chính là những điều từ đáy lòng ông muốn gửi gắm cho thế hệ sau này.