Phân tích bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh - văn học 8

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cô gái mưa, 23 Tháng mười hai 2021.

  1. Cô gái mưa

    Bài viết:
    26
    Đề: Phân tích bài thơ "Ngắm trăng" của Hồ Chí Minh

    Gợi ý:

    I, Mở bài:

    - Đề tài ngắm trăng trong văn chương.

    - Nêu tư tưởng chủ đề của bài thơ "Ngắm trăng".

    - Trích bài thơ.

    - > Bài tham khảo:


    Bấm để xem
    Đóng lại
    Mặt Trăng trên trời chỉ có một, mà trong văn thơ biết bao nhiêu vầng trăng: "Trăng như chiếc liềm vàng người thợ gặt để quên trên cánh đồng sao", "Vầng trăng ai xẻ làm đôi", "Trăng nằm sóng soãi trên nhành liễu"... "

    Một trái trăng thu chín mõm mòm".. Giữa rừng thơ trăng của nhân loại, "Ngắm trăng" của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn ngời sáng một vẻ đẹp riêng. Bài thơ ra đời vào màu thu 1942, trong thời gian Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam trong các nhà lao ở tỉnh Quảng Tây. Trong một hoàn cảnh không ai ngờ có thể ngắm trăng đó, nhà thơ đã:


    Ngắm trăng

    "Trong tù không rượu cũng không hoa

    Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

    Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

    Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ"

    II, Thân bài

    1. Hai câu đầu: tâm trạng của nhà thơ chuẩn bị đón trăng.

    - Trong tù: Gợi lên thế giới xích xiềng, con người bị giam cầm không có tự do.

    - Trong cảnh ngộ không ai ngờ tới đó, nhà thơ bồi hồi đón trăng.

    + Đón trăng trong cảnh ngộ "Không.. cũng không..". Không có một điều kiện nào để đón trăng "Không rượu, cũng không hoa".

    + Thông thường trước một vẻ đẹp người ta yêu quý, trân trọng, con người như muốn mình đẹp hơn, tươm tất hơn. Nhà thơ chuẩn bị đón trăng với một tâm trạng rất người ấy.

    + Nhà thơ ngắm trăng bằng tình yêu trăng.

    2. Hai câu thơ sau:

    - Người hướng về song cửa ngắm trăng. Còn trăng như di chuyển dần về phía nhà thơ.

    - Khoảng cách giữa người và trăng muông trùng xa cách lại trở nên gần gũi biết bao. Một không gian lặng lẽ. Người và trăng "đối diện đàm tâm". Chấn song sắt nhà tù trở nên trơ trẽn vô nghĩa.

    - Bài thơ mở đầu là vọng nguyệt . Kết lại "Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ". Bác hầu như không bao giờ tự cho mình là nhà thơ, nhà văn. Riêng trong bài thơ này Bác viết "Nguyệt tòng song khích khán thi gia". Có lẽ phải là nhà thơ, con người có tâm hồn giàu có, yêu trăng tha thiết, mới xứng với vẻ đẹp của trăng.

    III, Kết bài

    - Thơ Bác thường rất ngắn, nhưng hàm súc dư ba. Bốn câu trong bài thơ viết về một đề tài cũ, nhưng đã làm sáng lên những khám phá mới mẻ.

    - Quyết định cho vẻ đẹp của bài thơ là chất người tuyệt vời của người thơ: Là tình yêu thiên nhiên, tinh thần thép, lòng khát khao tự do.. quan niệm mới mẻ về tầm vóc con người.

    - > Bài tham khảo:

    Bấm để xem
    Đóng lại
    Bài thơ ngắn, thơ Bác thường vẫn thế, nhưng mở ra bao nhiêu cái lạ. Trong cảnh ngộ tưởng không thể ngắm trăng, nhà thơ đã đón trăng, ngắm trăng. Ngắm trăng vì vẻ đẹp của trăng. Không phải người ngắm trăng mà còn có cảnh trăng ngắm người. Đó là cái lạ của tâm hồn Hồ Chí Minh, tạo nên cái lạ đặc sắc trong thơ người.
     
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...