Đề tài viết về mùa thu đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Trong thơ ca ta bắt gặp rất nhiều bài thơ viết về mùa xuân, song mỗi bài thơ lại mang 1 nét đặc trưng riêng về cảm xúc của nhà thơ. Với Nguyễn Du "Cảnh ngày xuân", còn với Thanh Hải mang một nét đặc trưng, tín hiệu xứ Huế và hình ảnh mùa xuân, thiên nhiên, đất nước, cách mạng với khát vọng được sống cống hiến và góp 1 phần mùa xuân nhỏ nhỏ vào mùa xuân lớn của dân tộc, đất nước. Bức tranh "Sang thu" dưới ngòi của Hữu Thỉnh được hiện lên tuyệt đẹp, với đầy đủ màu sắc của cuộc sống, âm thanh vang vọng trong thơ, bởi cách sử dụng nghệ thuật đảo cấu trúc. Mở đầu bài thơ, tác giả viết: Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi! Con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng Đến với câu thơ đầu tiên, ta bắt gặp nghệ thuật đảo cấu trúc "mọc" đứng trước "dòng sông xanh", "hoa tím biếc", hình ảnh đó gợi lên trước mắt bạn đọc một bức tranh mùa xuân tươi đẹp, trong sáng, mang theo sức sống trỗi dậy, vươn mình của vạn vật trước mùa xuân. Nếu ai đã từng đọc tác phẩm. Thì không thể không biết đến hình ảnh "hoa tím biếc" mang đậm đặc trưng, tín hiệu xứ Huế. Đây là nét chấm phá, điểm nhấn – một bông hoa tím mọc giữa dòng sông xanh khiến người đọc say mê ngắm nhìn vẻ đẹp của tạo hóa. Xuân hiện lên không chỉ qua màu sắc, đường nét mà qua cả âm thanh – tiếng chim chiền chiện vang vọng cả không gian để rồi nhà thơ thấy trong lòng mình xốn xang niềm cảm xúc. Cảm xúc ấy được bộc lộ ở đầu câu thơ thứ 3 "Ơi!" mang đậm âm hưởng ngọt ngào của con người xứ Huế nhưng ẩn sau từ ngữ ấy như 1 lời gọi tha thiết mà chân thành. Lời thơ thật nghẹ nhàng, đằm thắm. Câu thơ thứ 4 tác giả sử dụng "hót chi" là một lời gọi hỏi, ý thơ trở nên gần gũi, sâu lắng, nhẹ nhàng, đây cũng chính là tín hiệu, đặc trưng xứ Huế. Như vậy chỉ bằng vài nét chấm phá kết hợp với tính từ gợi tả màu sắc, âm thanh. Qua đó, nhằm làm nổi bật bức tranh mùa xuân xứ Huế hiện lên với không gian cao rộng, màu sắc tươi thắm, tràn đầy sức sống. Trước cảnh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp ấy, tác giả có cảm xúc rộn ràng và xoa xuyến. Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng Điều đặc biệt ở câu thơ này là hình ảnh "giọt long lanh" ta có thể hiểu là giọt sương lấp lánh trong buổi sớm mùa xuân tươi đẹp còn đọng trên những chiếc lá. Nhưng dưới nghệ thuật ẩn dụ, chuyển đổi cảm giác "nghe – nhìn" khiến ta hiểu hình ảnh ấy không chỉ đơn giản là hình ảnh tả thực mà nó còn mang nghĩa ẩn dụ. "Giọt long lanh" là giọt của tiếng chim chiền chiện ngưng đọng thành từng khối, của sức sống mùa xuân đang phơi phới, căng tràn trong lồng ngực, để rồi khiến cho nhà thơ chân trọng đưa tay ra "hứng". Nâng niu một vẻ đẹp của tạo hóa ban tặng cho con người. Giờ đây nhà thơ như hòa quyện vào trong thiên nhiên. Phải là người yêu thiên nhiên, cuộc sống, tâm hồn lạc quan mới viết ra bài thơ hay như vậy: Vừa có hình ảnh, màu sắc, âm thanh.. Khi cảm nhận về âm thanh tiếng chim chiền chiện nhà thơ đã sử dụng nhiều giác quan từ thính giác đến thị giác và xúc giác. Bằng nghệ thuật chuyển đổi cảm giác kết hợp động từ "hứng". Qua đó, nhằm diễn tả cảm xúc say sưa, ngây ngất của tác giả trước cảnh đất trời vào xuân. Chỉ với 6 câu thơ thôi, nhưng cũng đủ để vẽ lên 1 bức tranh bằng ngôn từ về hình ảnh mùa xuân thiên nhiên xứ Huế. Vẻ đẹp đó in đậm trong mỗi trái tim mỗi người, bởi âm thanh vang vọng của tiếng chim chiền chiện. Để rồi tâm trạng nhà thơ xao xuyến, bồi hồi khi mùa xuân về trong cái không gian cao rộng của đất trời hòa quyện vào nhau, rồi nhà thơ say sưa, ngây ngất đưa đôi bàn tay của mình ra hứng lấy những giọt sương ban mai hay giọt sương của tiếng chim chiền chiện. Đây là bức tranh thiên nhiên xứ Huế tràn đầy sức sống, tươi vui, rộn rã. Mùa xuân trong thơ ca ta bắt gặp trong thơ của Nguyễn Du "Cảnh ngày xuân" có hình ảnh cánh én đưa thoi và sự nuối tiếc của nhà thơ khi thời gian trôi nhanh quá, bức tranh xuân hiện lên tràn đầy sức sống của mùa xuân "cỏ non xanh tận chân trời" mang một nét rất đặc biệt thì trong thơ Thanh Hải cũng không kém phần đặc sắc. Mùa xuân hiện lên tươi vui, rộn ràng, tràn đầy sức sống mặc dù khi đó tác giả phải đấu chọi với căn bệnh nhưng vẫn lạc quan, yêu đời. Nếu như ở khổ 1 ta bắt gặp bức tranh xuân đầy sắc xuân tình, thì đến khổ thơ 2, trong sắc xuân ấy nhà thơ lại phát hiện ra mùa xuân đất nước, cách mạng Mùa xuân người cầm súng Lộc giắc đầy trên lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Đến đây hình ảnh mùa xuân không phải là bông hoa tím biếc trên dòng sông xanh mà nhà thơ lại nhắc đến hình ảnh "người cầm sung – người ra đồng". Đây là hai hình ảnh đẹp nhất, là biểu tượng cho 2 nhiệm vụ vô cùng quan trọng, đầy nguy hiểm, chiến đấu và bảo vệ quê hương. Nhắc đến "người cầm súng" là nói đến nhiệm vụ vô cùng quan trọng, đầy nguy hiểm, những người cầm súng họ phải chiến đấu với kẻ thù để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ từng tấc đất, tấc rừng của cha ông, bảo vệ chủ quyền dân tộc. Công lao của họ vô cùng to lớn, dám ho sinh vì nền độc lập dân tộc. Nhưng để chiến thắng được kẻ thù thì không thể thiếu tinh thần, nguồn động viên ở hậu Phưong. Hậu phương có vững chắc thì tiền tuyến mới chắc tay súng, mới chiến thẳng kẻ thù. Trong công cuộc xd CNXH ở miền Bắc thì lao động sản xuất là 1 trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng để có thể xây dựng, kiến thiết nước nhà, chi viện cho tiền tuyến. Mùa xuân không chỉ chắp thêm đôi cánh cho con người mà còn cho con người thêm những "lộc" non, chồi biếc. "Lộc" theo chân những người lính ra mặt trận, là cành lá che mắt địch trong những cuộc chiến tranh gam go. "Lộc" còn theo chân những người nông dân ra đồng, là những lá non, trải dài trên những cánh đồng bát ngát. Hơn thế nữa, "lộc" còn thể hiện khát vọng, sức sống của mùa xuân, là thành quả của một dân tộc không ngừng nghỉ đấu tranh, hy vọng vào ngày mai. Trong niềm cảm xúc của nhà thơ bức tranh mùa xuân, đất nước, cách mạng được hiện lên trong không khí rộn ràng, khẩn trương, công vc LĐ, kiến thiết đất nước, hình ảnh đó thật độc đáo bởi nhịp điệu thơ hối hả Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao Câu thơ đã sử dụng từ láy gợi hình ảnh "hối hả", "xôn xao" kết hợp động từ "tất cả như". Qua đó, nhằm diễn tả vẻ đẹp của mùa xuân, đất nước, được gợi lên với sức sống mãnh liệt của 1 dân tộc bất khuất, kiên cường, cần cù, chịu khó, đầy sáng tạo trong công cuộc kiến thiết nước nhà. Nhịp sống của dân tộc được nhà thơ Thanh Hải có cái nhìn sâu sắc về lịch sử hào hùng của dân tộc qua 4000 năm dựng nước, giữ nước, đó là hình ảnh so sánh độc đáo qua liên tưởng của nhà thơ Đất nước bốn ngàn năm Vất vả và gian lao Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước Trong một hoàn cảnh đặc biệt, tác giả đang nằm trên giường bệnh, phải vật lộn với căn bệnh hiểm nghèo của mình, thế nhưng nhà thơ vẫn không quên nhắc nhở bản thân mình hãy nhớ về những tháng năm gian khổ, vì độc lập biết bao thế hệ cha ông phải đổ máu hy sinh, cả mồ hôi, nước mắt. Không phải ở một thời kì mà ở 4000 năm Bắc thuộc. Dân tộc ấy đã phấn đấu, vươn lên bảo vệ Tổ quốc quên mình, chiến thắng kẻ thù, đây là cvc vô cùng to lớn, trọng đại, được coi là gian lao. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào, gian lao đến đâu, ta vẫn vững bước đi "cứ đi lên phía trc", không chịu khuất phục trước kẻ thù, du kẻ thì đó có lớn gấp bội. Tác gải sử dụng phụ từ "cứ" nghệ thuật so sánh "đất nước như vì sao". Sao là nguồn sáng bất diệt của thiên hà, hiện thân của sự vĩnh hằng trong vũ trụ. Qua đó, làm nổi bật 1 dân tộc bất khuất, kiên cường. Đồng thời, ca ngợi vẻ đẹp đất nước tráng lệ, trường tồn mãi mãi như những vì sao lấp lánh trên bầu trời của tự nhiên. Ý thơ còn gợi lên trong lòng bạn đọc niềm tin sáng ngời về thế hệ trẻ hôm nay sẽ làm chủ đất nước. Nhịp điệu câu thơ dồn dập, làm nổi bật sức sống bền bỉ, vững vàng, mạnh mẽ như bừng dậy, vươn lên của một dân tộc. Tóm lại, cảm hứng lịch sử đất nước đã tạo nên ý thơ sâu lắng, chan chứa, đầy tự hào.. Nếu như ở những câu thơ trên nhà thơ khắc họa bức tranh thiên nhiên, mùa xuân, đất nước cách mạng, nhịp sống mạnh mẽ của một dân tộc đang bừng dậy, vươn lên thì đến đây cảm xúc ấy đã trở thành nguyện ước, khát vọng thành "mùa xuân nho nhỏ" Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến Trc cảnh sắc thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp, nhà thơ nguyện ước muốn cống hiến, muốn hóa thân vào con chim cất cao tiếng hót để mang niềm vui đến cho cuộc đời. Để cuộc sống có ý nghĩa hơn, nhà thơ muốn hòa thân vào thiên nhiên, vào 1 cành hoa để tỏa hương khoe sắc, tô điểm thêm cho mùa xuân đất mẹ. Để cuộc sống tươi đẹp, mạnh mẽ nhà thơ muốn hóa thân vào bản hòa ca, vào một nốt trầm trong bản nhạc. Với từ "một nốt trầm" ta thấy tác giả muốn làm một nốt trầm nhưng phải xao xuyến trong lòng bạn đọc, để góp phần vào bản tình ca chung. Câu thơ sử dụng điệp ngữ "Ta làm" nhằm nhấn mạnh nguyện ước rất riêng nhưng tác giả lại muốn đem cái phần riêng của mình góp phần vào cuộc sống chung, làm thay đổi cuộc sống, đất ước, đây là nguyện ước giản dị mà thanh cao. Ở đoạn thơ đầu tác giả sử dụng đại từ nhân xưng "tôi" thì đến khổ thơ này, tác gải lại sử dụng đại từ nhân xưng "ta", sự chuyển đổi đại từ nhân xưng có dụng ý sâu sắc. Ý tác giả muốn làm việc, muốn cống hiến cho đời, muốn dùng "cái tôi" cá nhân nhỏ bé hòa vào "cái ta" chung của cộng đồng, đất nước, muốn hòa nhập tâm hồn mình vào tạo vật, con người. Nhưng trong cái "ta" chung ấy vẫn có cái "tôi" riêng. Bởi trong suy nghĩ của nhà thơ, niềm hạnh phúc là sự hòa hợp, cống hiến. Cái tài của nhà thơ là sử dụng nghệ thuật chuyển đổi đại từ nhân xưng, diễn ra một cách tự nhiên, hợp lý, theo mạch cảm xúc. Từ nguyện ước giản dị, khiêm nhường, giờ đây đã được nâng lên thành mùa xuân nho nhỏ Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc Ở những câu thơ trên nguyện ước của nhà thơ là con chim hót, là cành hoa, là một nốt trầm xao xuyến. Nguyện ước ấy không dừng lại, vẫn tiếp tục bừng dậy, vươn lên làm một khát khao cháy bỏng "một mùa xuân nho nhỏ - lặng lẽ dâng cho đời". Lời ít, ý nhiều nhưng có ý nghĩa sâu sắc, ẩn sau ý thơ là một lời nhắn nhủ với mn phải cống hiến hết mình dù là nhỏ bé, hãy làm một mùa xuân nho nhỏ để góp phần vào mùa xuân lớn, từ cái "tôi" góp vào cái "ta" chung của mùa xuân, đất nước, mỗi người hãy cống hiến một cách thầm lặng, không khoa trương mà "lặng lẽ" cho công cuộc xây dựng, kiến thiết nước nhà không bị giới hạn bởi tuổi tác, dù ở thời ctranh hay hòa bình "dù là tuổi 20 mươi – dù là khi tóc bạc" Viết về nguyện ước sống cống hiến cho đời, đất nước, mùa xuân, ta bắt gặp trong thơ ca rất nhiều, song nguyện ước ấy của mỗi nhà thơ lại mang một nét đặc trưng rất riêng. Với Viễn Phương qua bài thơ "Viếng lăng Bác", nguyện ước của nhà thơ trước lúc chia xa lăng Bac để ra về thì nhà thơ đã cháy lên trong dòng cảm xúc của mình là sự nuối tiếc, thương nhớ vị cha già đáng kính của dân tộc. Nhưng đằng sau sự tiếc nuối ấy, nhớ thương ấy là cả một niềm ước mơ, khát khao của nhà thơ muốn làm con chim hót, muốn làm 1 đóa hoa tỏa hương khoe sắc, muốn làm cây tre trung hiếu để chọn đời ở bên Bác, giữ mãi với 2 từ "trung hiếu". Ước mơ thật giản dị nhưng hết sức lớn lao. Trở lại với bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, nhà thơ cũng có ước nguyện giản dị như vậy, được diễn tả bằng hình ảnh thơ tuyệt đẹp, đầy sáng tạo, cs ý nghĩa vô cùng cao cả: Hãy sống hết mình, biết mở rộng tấm lòng "sống là..". Thế nhưng sống hòa nhập vẫn phải giữ được nét riêng của mỗi người. Bằng nghệ thuật ẩn dụ kết hợp điệp ngữ "ta làm – dù là", số từ. Qua đó, nhằm làm nổi bật nguyện ước muốn được hòa nhập, cống hiến cuộc sống mình vào đất nước, đó là một lẽ sống đẹp, mỗi người hãy sống mình vì mn chứ không phải mn vì mình thì đó ms là lẽ sống cao đẹp. Bài thơ viết theo thể thơ tự do, nhạc điệu trong sáng, gần gũi với dân ca kết hợp hình ảnh tự nhiên, giản dị, đi từ hình ảnh thiên nhiên đến những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng, khiến câu thơ trở nên đa nghĩa. Cấu tứ của bài thơ trở nên chặt chẽ, dựa trên cơ sở sự phát triển hình ảnh của mùa xuân, thiên nhiên, đất nước. Cái đặc biệt trong thơ TH là giọng thơ lúc trầm lắng, tha thiết, lúc ngân vang. Khép lại bài thơ.. mở ra.. Từ đó.. học tập, bảo vệ mùa xuân để mùa xuân mãi đi vào trong thơ ca. Đây là bài văn mình viết mấy năm trước khi thi vào THPT. Đọc bài thơ: Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải
Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải Do mình học khá lâu nên mình không nhớ được Mình sẽ rút kinh nghiệm bài sau