"Đến với làng thơ trong bộ áo nâu sống", Nguyễn Bính đã đi vào lòng người đọc nhẹ nhàng bởi những văn thơ "chân quê" của mình. Từ Mưa xuân đến Lỡ bước sang ngang hay các thi phẩm khác đều đượm vẻ chân quê mộc mạc. Và Mưa xuân là một trong những bài thơ tiêu biểu cho phong cách của ông Mưa xuân (trong tập Lỡ bước sang ngang-1940) được đánh giá là một trong những bài thơ hay nhất, đẹp nhất, tình nhất và chân quê nhất. Nếu đứng ngoài mà nhận định thì mưa xuân vô tình trở thành kế ngăn cách hai không gian. Khung củi và cuộc đời. Nhưng nếu ta đặt mình vào vị trí của em (một nhân vật trữ tỉnh) thị mạch thơ tu sự của bài thơ bắt đầu ngay từ những lời thơ đầu tiên Em là con gái trong khung củi Dệt lụa quanh năm với mẹ già, Lòng trẻ còn như cây lụa trắng, Mẹ già chưa bán cho làng xa. Lời giãi bày của nhân vật "em" muốn nói rằng cuộc sống của "em" đang rất yên bình, thơ mộng, hay muốn giải thích cho hàng loạt sự biến đổi sau này? Khung cửi- bản thân nó đã là sự biểu hiện cho cuộc sống ấm êm của làng quê. "Trong khung cửi" không chỉ là thế giới của riêng "em", mà nó còn là thế giới con gái, thế giới bình yên của người con gái thôn quê. Trong cái thế giới bình yên đó, "em" vẫn vẹn nguyên một sự tinh khôi, tinh khiết như "cây lụa trắng". Nhưng cuộc đời sẽ cứ bình lặng trôi đi vô sự, cứ như hết ngày lại đêm, hết mưa rồi nắng, nếu không có một ngày, "hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ". Và như vậy, sự giải thích ban đầu kia của "em" sẽ chỉ cho người đọc nhận thấy sự biến đổi lớn lao trong cuộc đời "em". Từ "bữa ấy", khi "mưa xuân phơi phới bay, hoa xoan lớp lớp rung voi đầy", "em" đã bước sang một thế giới khác. Không còn là trong khung cửi nữa, em "đã bước ra ngoài trời, giữa cuộc đời theo tiếng gọi của mua xuân". Mưa xuân đến không chỉ giăng to cho trời đất mà giăng tơ vào hồn người. Nó gieo vào lòng "em" luyến ái đầu tiên hay hạt mầm vốn phong kín trong lớp vỏ êm đêm của thời tho trẻ, gặp mưa xuân bỗng xốn xang tách vỏ. Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay Hoa xoan lớp lớp rung với đầy Hai câu thơ rất hay, rất đẹp và rất tình. Mua xuân thường đến rất nhẹ nhàng, êm ái như gieo vào lòng người những xuyến xao. Mua xuân đến, hoa xoan rụng từng lớp, tùng lớp vẽ nên một bức tranh quê trong tiết trời ấm áp của mùa xuân. Rồi như để tăng thêm cái ấm áp đó sự kiện đến với em cũng như những chàng trai, cô gái khác của làng em: Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ Mẹ bảo: "Thôn Đoài hát tối nay". Nếu hoa xoan làm cho câu thơ mang đậm hình ảnh quê, thi sự xuất hiện của "hội chèo làng Đặng" lại làm cho bài thơ mang đậm chất quê, không lẫn vào đầu được. Hai câu thơ rất thực mà cũng rất mộng. Hội cheo mỗi năm chi diễn ra một lần duy nhất vào mùa xuân ở các làng, nhất là quê chèo Thái Bình, Nam Định. Ấy là cái thực. Hội chèo đã kéo người gái quê ra khỏi khung cui đến với hẹn hò. Song cái đêm chèo ở làng Đặng ấy dẫu thật bao nhiêu lại cũng như là sự tái hiện qua hồi ức. Ấy là cái mộng chăng? Trong cái đêm hội chèo ấy, "em" đã gặp anh, đã có cuộc hò hẹn đầu tiên khi "em" bước ra khỏi khung cui. Và cuộc gặp gỡ ấy chỉ được diễn tả thoáng qua, thoảng qua đến mức làm cho người đọc dễ dàng bỏ qua dẫu đó là hai câu thơ rực rỡ nhất. Bốn khổ thơ tiếp theo là một sự kể lể dàn trai. Nhưng cái sự kể lẽ đó của cô gái lại khắc họa nên một thế giới thực hiện hữu tuyệt đối. Lòng thấy giăng tơ một mối tình Em dừng thoi lại giữa tay xinh Hình như hai mà em bừng để Có lẽ là em nghĩ đến anh Bước ra cuộc đời rộng lớn từ "bữa ấy", mưa xuân đã gieo rắc vào lòng em nụ hồng tình đầu chớm nở. Mối tình đầu e ấp và xao xuyến ấy đã làm cho "hai má em bùng đỏ" khi em "nghĩ đến anh". Tình yêu dấu bao giờ cũng vậy. Rất ngọt, rất đậm, rất nhẹ và cũng rất đắng cay. Điều này sẽ được minh chứng thêm trong những khổ thơ sau. Mạch thơ vẫn tiếp tục với sự kể lệ của nhân vật trữ tình như là để trình bày nguyên cớ, hay là để bộc lộ rõ sự vận động trong nội tâm nhân vật, sống với nhân vật. Đó là biệt tài của Nguyễn Bính. Chẳng thế mà người ta đã gọi ông là "thi sĩ của thương yêu" hay sao? "Luồng sinh khí" mới mà Nguyễn Bính thổi vào thơ ca Việt Nam 1930-1945 đã tưới mát tâm hồn bao thế hệ bạn đọc. "Mua xuân" không là ngoại lệ Thế giới thơ Nguyễn Bính luôn đưa ta chao đảo giữa hai bờ hu ao - hiện thực. Vậy nên dẫu cho mua xuân phơi phới bay và hội chèo làng Đặng về biểu diễn là thực, thì cái việc "em ngửa bàn tay trước mái hiện" để định đoán "thế nào anh ấy cũng sang chơi" lại cũng chỉ là trong ảo tưởng trong tưởng tượng của em. Và như vậy bài thơ trở nên hư ảo và lung linh hơn. Bởi tất cả những điều ấy đều là hoài niệm. Một hoài niệm xa xôi và mờ ảo. Và phải chăng trong sự hoài niệm ấy, nỗi nhớ như được chất đầy? Chẳng phải trong tình yêu khoảng cách được đo bằng nỗi nhớ đấy thôi? "Tình non" vừa đơm chối hé lộc và "em" đã đón nó vội vã như bao cô thôn nữ khác. Có xa cách gì đâu. Khoảng cách giữa "em" và "anh" chỉ là "một thôi đê", và vì thế, "em xin phép mẹ vội vàng đi". Cuộc hẹn giữa "anh" với "em" tù "bữa ấy" làm lòng "em" xốn xang bởi hội. Nguyễn Bính thật tài tình khi miêu tả sự vận động tâm hồn con người. Nhất là người con gái khi yêu. Không "dữ dội và dịu êm" như Xuân Quỳnh, không nồng nàn bóng khát như Xuân Diệu, không rạo rực bằng khuâng như Lưu Trọng Lư. Tình yêu của Nguyễn Bính thật nhẹ, thật em cũng như thật da diết, mạnh mẽ và kín đáo. Nó kín đáo như mua xuân vậy. Mưa xuân đến báo hiệu một sức sống mới đang đảm chối, bảo hiệu một sự hồi sinh mạnh mẽ. Vẽ câu thơ "Mưa bụi nên em không ướt áo" có bản in là "mưa nhỏ nên em không ướt áo". Nếu quan sát kĩ thì việc sử dụng hình ảnh "mua nhỏ" ở câu thứ hai không hợp lý chút nào. Mưa xuân thường là mưa bụi bay. Những hạt mua như những hạt sương rắc phấn lên vạn vật. Và đó cũng thể hiện được sự tinh tế của nhà thơ khi nhận ra sự biến đổi trong cuộc đời cô gái. Như trên đã nói, bài thơ có sự rành mạch rõ ràng của hai thế giới. Trong khung cửi và cuộc đời. Mạch thơ tự sự bắt đầu chuyển sang một hướng khác. Bài thơ như bị gãy gập thành hai khúc đối lập. Ban đầu là sự trách móc vu vơ. Trách móc chàng trai không đến như lời hẹn ước. Có người cho rằng tiếp theo một câu thơ quê mùa bậc nhất ( "Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn") là một câu thơ hiện đại bậc nhất ( "Để cả mùa xuân cũng nhớ nhàng") Trong "thế giới con gái", cuộc sống của "em" vốn ấm êm là vậy, "em" bước ra mùa xuân và "dệt cho mình tấm tình đầu". Nhưng người con gái "chưa nếm ngọt ngào đã ngấm đắng cay. Nếu ở trên là một cảm giác ấm êm với bản sắc văn hóa đặc trưng của làng quê, thị bây giờ là sự lạnh lẽo, cô đơn, buồn tủi, tối tăm: Mình em lầm lại trên đường để Có ngắn gì đâu một dài để Áo mỏng che đầu mưa nặng hạt. Lạnh lùng thêm tủi với canh khuya. Mưa xuân như nặng hạt hơn. Cũng không còn mang cho người ta cảm giác ấm êm tươi mát như nó vốn vậy. Mà ngược lại, mưa làm cho cõi lòng em thêm buồn tủi, đơn lạnh. Tình yêu vốn rất đẹp, rất nên thơ, rất ngọt ngào. Chẳng phải" chàng thi sĩ của thơ tình "đã phải thốt lên rằng" làm sao sống được mà không yêu ", dù cho" yêu là chết ở trong lòng một ít "đó sao? Nhưng tình yêu cũng có muôn vàn ngang trái. Nụ hoa mới hé đã bị bẻ gẫy, ngọn lửa mới nhen đã bị vùi dập. Nỗi đau khổ đầu đời mà em nếm trải không gì khác hơn là sự bội bạc của tình yêu. Chẳng phải như vậy sao? Nguyễn Bính thưởng hoa thân mình vào trong tùng nhân vật (cô lái đò, cô hái mơ, anh khóa). Phải chẳng hình ảnh cô độc trong đêm khuya lạnh lẽo kia đã mang một phần tâm trạng của thi nhân? Vì thế mà đã có người gọi ông là" người lữ hành có độc. Khoảng cách giữa "em" và "anh" không còn là một "thôi để" nữa mà là "một dài đê, là" với với xuân qua. Nguyễn Bính là nhà thơ chân quê, là nhà thơ của tỉnh quê hồn quê. Vì vậy mà trong bất kì bài thơ nào của ông hình ảnh làng quê luôn hiện hữu. Con đê ngăn cách giữa hai người yêu nhau như cô đơn hơn, dài vô tận. Nếu chưa từng nếm trai cái cảm giác ấy, liệu thi sĩ có thể viết được những văn thơ hay đến vậy? Căn gốc trong nền văn hóa Việt Nam là chữ "tình" vì thế nên Văn học Việt Nam rất phong phú về đời sống tâm hồn, tình cảm. Những quan hệ chẳng chịt của người với nhau có nhiều cung bậc rất tế nhị. Điều này rất đúng trong Văn học dân gian nhưng lại là một khoảng trống trong Văn học viết Trung Đại.