Xuân Diệu từ lâu đã được mệnh danh là Ông hoàng thơ tình với những thi phẩm mới mẻ, độc đáo. Chính Hoài Thanh cũng đã khẳng định rằng: "Thơ Xuân Diệu là nguồn sống dạt dào ở chốn nước non lặng lẽ này.". Trong số các tác phẩm mà nhà thơ sáng tác nên, Gửi hương cho gió là tác phẩm tiêu biểu và ấn tượng. Hy vọng sau khi đọc xong bài phân tích bài thơ Gửi hương cho gió của Xuân Diệu dưới đây, các bạn sẽ hiểu thêm về phong cách rất riêng của cây bút tài hoa này. Phân tích bài thơ Gửi hương cho gió - Xuân Diệu Đề: Phân tích 3 khổ đầu bài Gửi hương cho gió Trước thực tại đau thương của đất nước thời Pháp thuộc, nếu như đa phần các nhà thơ mới đều thể hiện sự bế tắc trước hiện thực đầy nỗi buồn sâu sắc bằng những trang thơ để quên đi thực tại đẫm nước mắt, trái ngang thì đến với hồn thơ Xuân Diệu, ta như tìm được một chân trời mới với những xúc cảm dịu dàng mà mãnh liệt, tha thiết và đong đầy nhựa sống. Trong vườn thơ dạt dào hương sắc của ông, tiêu biểu phải kể đến tác phẩm Gửi hương cho gió, thi phẩm là tiếng nói của một cõi lòng si tình trong một mối tình đơn phương, một linh hồn đang nỗ lực gửi chút hương tình cho gió để gọi tình yêu, nhưng cang khát khao lại càng thêm tủi khi mà gió mặc hồn hương nhạt trong chiều. Qua đoạn trích, ta thấy được tài năng khắc họa tâm tình của thi nhân: Biết bao hoa đẹp trong rừng thẳm * * * Lặng lẽ hoàng hôn phủ bước thầm. Bài thơ Gửi hương cho gió nằm trong tập thơ cùng tên được xuất bản năm 1945, đây là tập thơ thứ hai của nhà thơ Xuân Diệu. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã từng viết trong cuốn "Thi nhân Việt Nam" bằng một thái độ ngạc nhiên và ngưỡng mộ: "Khó có thể nói được cái ngạc nhiên trong làng thơ Việt Nam khi Xuân Diệu đến." Với đề tài độc đáo "Gửi hương cho gió", thi sĩ ví tình yêu là hương, ví con người với khúc tình si hoa đẹp, nhưng người yêu lại rất mực vô tình: Biết bao hoa đẹp trong rừng thẳm Đem gửi hương cho gió phũ phàng! Mất một đời thơm trong kẽ núi, Không người du tử đến nhằm hang! Câu thơ "Đem gửi hương cho gió phũ phàng!" với cách ngắt nhịp ¾ và từ láy "phú phàng" khiến câu thơ như bị bẻ gãy làm đôi thể hiện sự bâng khuâng, hụt hẫng, tan nát cõi lòng của "hoa đẹp" chốm "rừng thẳm". Những tưởng làn hương tình yêu từ miền sơn cước xa xôi sẽ được gió nâng niu trao gửi tới nhân tình, nhưng lại phải chịu cảnh "Mất một đời thơm trong kẽ núi", tự mình nở, tự mình tàn, không một ái đoái hoài hay trông ngóng đến. Có thể nói nỗi niềm đau đáu trước sức tàn phá của thời gian là một trong những cảm hứng chủ đạo của thơ Xuân Diệu. Mỗi khi đọc qua một bài thơ của Xuân Diệu, người đọc như được tiếp nhận thêm một niềm tin yêu cho cuộc sống. Có lẽ ai trong chúng ta cũng đều đồng ý với quan niệm của Hoài Thanh: "Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, sống cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc sống ngắn ngủi của mình". Là nhà thơ mang một tâm hồn rạo rực, tha thiết, ông luôn trân trọng những khoảnh khắc đẹp tươi của cuộc đời, của tuổi trẻ và tình yêu nhưng ngặt một nỗi: Hoa ngỡ đem hương gửi gió kiều, Là truyền tin thắm gọi tình yêu. Song le hoa đợi càng thêm tủi: Gió mặc hồn hương nhạt với chiều. Những từ ngữ như "ngỡ", "tủi" được đặt ở vị trí đắc địa khiến cảm xúc của toàn thi phẩm đã dạt dào nay lại càng thêm phần sâu lắng. Thật tiếc thay, "bông hoa ấy" mất một đời trao gửi yêu thương đến gió nhưng gió lại chẳng đáp lời khiến bông hoa phải thui thủi, lẻ loi một mình đơn độc trong khe đá, cả một đời không ai ghé thăm, cô đơn, sầu muộn đến khôn cùng. Khi yêu, hoa cứ ngỡ là đã trao hết tình yêu, đã một lòng chờ mong, hoài vọng thì sẽ nhận lại câu trả lời xứng đáng. Ấy vậy mà hóa ra, hoa đã trao gửi tâm tình cho một sinh thể vô tâm cực độ, hoa càng đợi lại càng khiến cho mình cảm thấy tủi thân thêm, hoa vẫn yêu và gió vẫn phũ phàng. Hoa vẫn ngày đêm trao gửi tâm tình nhưng cũng ngày một trở nên tàn phai, nhợt nhạt. Hương hoa thơm nhưng không được ai trân trọng ấy cũng giống như cảm xúc chân thành của người ta khi yêu đơn phương vậy: "Yêu là chết ở trong lòng một ít Vì mấy khi yêu mà được người yêu" Nhưng đã gọi là tình yêu thì sẽ không hẹp hòi, nhỏ mọn, đù là tương tư thì tình yêu vẫn có sức sống dồi dào, cũng tỏa ra một cảm tình mãnh liệt: Tản mác phương ngàn lạc gió câm, Dưới rừng hương đẹp chẳng tri âm; Tên rừng hoa đẹp rơi trên đá, Lặng lẽ hoàng hôn phủ bước thầm. Cách sử dụng từ ngữ của Xuân Diệu thực sự rất đặc biệt: "Tản mác", "gió câm". Từ những con chữ mang nặng hồn yêu ấy, ta không chỉ thấy được cõi lòng thăm thẳm, biển tình bao la mà còn thấu được cõi lòng tan vỡ của một khách si tình. Một lòng, nguyện ý trao gửi tình yêu nhưng dường như sau những cố gắng gửi trao thì hồi âm nhận lại chỉ làm cõi lòng thêm tan vỡ. Mảnh "rừng" vô tâm không mở lòng tri âm hương hoa đẹp, lạnh lùng nhìn cánh hoa bị phủ lấy bởi hoàng hôn. Phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác khiến cho mùi hương vô hình trở nên hữu hình qua sắc đẹp. Những nỗi niềm sâu sắc ấy đã khiến bao cõi lòng tan chảy, khi mà tình cảm càng trông chờ càng vắng bóng, càng nuôi hy vọng càng biệt tăm. Để thơ trở thành thơ, nghệ thuật trở thành nghệ thuật, Đăng Ký tài khoản miễn phí để tếp tục truy cập nội dung Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem