Chính Hữu là nhà thơ chiến sĩ. Ông bắt đầu làm thơ từ năm 1947 và hầu như chỉ viết về người lính và chiến tranh. Thơ ông không nhiều nhưng có những bài đăc sắc, cảm xúc dồn nén, hình ảnh và ngôn ngữ thơ chọn lọc, hàm súc. Tác phảm được xem là tiêu biểu nhất của ông là bài thơ "Đồng chí". Bài thơ ca ngợi tình đồng chí đồng đội keo sơn gắn bó của người lính trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. (Trích thơ) Bài thơ "Đồng chí" được sáng tác bài năm 1948 sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông năm 1947, đánh bại cuộc tổng tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc. Bài thơ được in trong tập "Đầu súng trăng treo". Bài thơ "Đồng chí" là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng của văn học thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Bài thơ ca ngợi tình đồng chí đồng đội keo sơn gắn bó của người lính trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Mở đầu bài thơ là những cơ sở để hình thành nên tình đồng chí đồng đội. Trước hết, tình đồng chí được bắt nguồn từ sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân của người lính. "Quê hương anh nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá" Hai câu thơ có kết cấu sóng đôi đối xứng với nhau "quê hương anh– làng tôi", "nước mặn đồng chua- đất cày lên sỏi đá". Cách giới thiệu thật bình dị, chân thật về hoàn cảnh xuất thân của hai người lính, họ là những người nông dân nghèo. Hình ảnh "nước mặn đồng chua" là thành ngữ gợi tả miền đất nắng gió ven biển, đất đai nhiễm phèn, nhiễm mặn, rất khó trồng trọt. Hình ảnh "đất cày lên sỏi đá" lại gợi tả trong lòng người đọc về một vùng đồi núi trung du, đất đai cằn cỗi rất khó canh tác. Cái đói, cái nghèo đã ăn sâu vào trong lòng đất. Các anh tuy khác nhau về địa giới, người miền xuôi kẻ miền ngược nhưng đều giống nhau ở cái nghèo, cái khổ. Chính sự tương đồng về cảnh ngộ, sự đồng cảm về giai cấp là sợi dây tình cảm nối họ lại với nhau, là cơ sở ban đầu để hình thành tình đồng chí, đồng đội keo sơn gắn bó. Không những thế, tình đồng chí còn được nảy nở khi cùng chung lí tưởng, nhiệm vụ và mục đích chiến đấu vì độc lập tự do của tổ quốc. "Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau Súng bên súng, đầu sát bên đầu" Mỗi người một quê hương, một miền đất khác nhau, họ là những người xa lạ của nhau nhưng đã về đây đứng chung hàng ngũ, có cùng lý tưởng và mục đích chiến đấu để bảo vệ tổ quốc. Tình đồng chí đã nảy nở và bền chặt trong sự chan hòa, chia sẻ những gian khổ của cuộc sống chiến trường. Từ "đôi" là một tín hiệu nghệ thuật đặc sắc, đã gợi nên một sự thân thiết, gắn bó. Nói là chẳng hẹn nhưng thật sự họ đã có hẹn với nhau. Bởi anh với tôi đều có chung lòng yêu nước, lòng căm thù giặc và ý chí chiến đấu để thoát khỏi sự nô lệ của thực dân Pháp. Cùng nhau tự nguyện vào quân đội để rồi "quen nhau". Đó chẳng phải là đã có hẹn hay sao? Một cái hẹn không lời nhưng mang bao ý nghĩa cao cả, từ trong sâu thẳm tâm hồn của những chiến sĩ. Hình ảnh "súng bên súng, đầu sát bên đầu" là bức tranh tả thực tư thế sẵn sàng, sát cánh bên nhau của người lính khi thi hành nhiệm vụ. Vẫn là hình ảnh sóng đôi nhịp nhàng trong cấu trúc, từ "súng" biểu tượng cho chiến đấu, từ "đầu" biểu tượng cho lý trí, suy nghĩ của người lính. Phép điệp ngữ "súng", "đầu", "bên" tạo âm điệu khỏe chắc, nhấn mạnh sự gắn kết cùng chung nhiệm vụ, cùng chung chí hướng, lý tưởng. Đặc biệt, có tình đồng chí đồng đội càng trở nên bền chặt và nảy nở hơn khi họ cùng nhau chia sẻ mọi khó khăn, thiếu thốn của cuộc sống chiến trường "Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ" Với hình ảnh thơ cụ thể, giản dị mà hết sức gợi cảm đã cho ta thấy hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt của người lính nhưng vượt lên trên tất cả những khó khăn, thiếu thốn, sự khắc nghiệt của thời tiết, họ đã chia sẻ chăn cho nhau để giữ ấm. Chăn không đủ thì những đêm rét buốt họ cùng nhau đắp chung một chiếc chăn. Chính cái "chung chăn" ấy đã trở thành niềm vui, thắt chặt tình cảm của những người đồng đội để rồi họ trở thành "đôi tri kỉ". Tri kỉ là thân thiết, gắn bó, thấu hiểu tâm tư tình cảm của nhau mà là "đôi tri kỉ" thì lại càng gắn bó, thân thiết với nhau hơn. Chính vì thế, câu thơ nói đến sự khắc nghiệt của thời tiết, của chiến tranh nhưng sao ta vẫn cảm nhận được tình đồng chí bởi cái rét đã tạo nên cái tình của những người lính. Chung chăn để từ đó thành tri kỉ. Đó là sự đồng cảm, chúng ta cũng bắt gặp cảnh khó khăn ấy trong thơ Tố Hữu: "Thương nhau chia củ sắn lùi Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng" Khép lại bài thơ là một câu thơ có vị trí đặc biệt được tạo bởi hai tiếng "đồng chí". Đồng chí khi nghe ta cảm nhận được sự sâu lắng, chỉ với hai chữ đồng chí kết hợp với dấu chấm than tạo một nét nhấn như một điểm tựa, điểm chốt. Nó vang lên như một phát hiện, một lời khẳng định, một tiếng gọi trầm xúc động từ trong tim lắng đọng trong lòng người về hai tiếng mới mẻ, thiêng liêng ấy. Câu thơ như một bản lề gắn kết hai phần của bài thơ, làm nổi bật rõ một kết luận: Cùng hoàn cảnh xuất thân, cùng lý tưởng thì sẽ trở thành đồng đội của nhau. Tình đồng chí của những người lính cách mạng dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lý tưởng chiến đấu được thể hiện thật tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh. Nó góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của những người lính cách mạng. Kế tiếp đó là những biểu hiện của tình đồng trí. Trước hết, tình đồng chí của những người lính cách mạng được biểu hiện qua sự thấu hiểu những tâm tư, hoàn cảnh, nỗi niềm sâu kín của nhau. "Ruộng nương anh gử bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính" Nội dung HOT bị ẩn: Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem