Phân tích bài thơ Đồng Chí - Chính Hữu

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi sadie123, 3 Tháng mười hai 2021.

  1. sadie123

    Bài viết:
    19
    Bài mình tự viết không phải sưu tầm nhé!

    * * *

    Phân tích Đồng Chí

    Puskin từng viết: "Linh hồn là ấn tượng của một tác phẩm. Cây có sống được là nhờ ánh sáng, chim muông sống được là nhờ tiếng ca, một tác phẩm sống được là nhờ tiếng lòng của người cầm bút". Không có cảm xúc, thơ sẽ không thể có sức lay động hồn người, không có sự chân thành chút hồn của thơ cũng chìm vào quên lãng. Với một chút chân thành, một chút lãng mạn, một chút âm vang mà Chính Hữu đã gieo vào lòng người những cảm xúc khó quên. Bài thơ Đồng Chí, Chính Hữu đã dẫn bạn đọc vào bức tranh hiện thực nơi núi rừng biên giới nhưng thấm đẫm tình đồng chí đồng đội bằng thứ văn giản dị, mộc mạc.

    Trong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp gian lao, lẽ đương nhiên, hình ảnh những người lính, những anh bộ đội sẽ trở thành linh hồn của cuộc kháng chiến, trở thành niềm tin yêu và hi vọng của cả dân tộc. Mở đầu bài thơ Đồng chí, Chính Hữu đã nhìn nhận, đã đi sâu vào cả xuất thân của những người lính:

    Quê hương anh đất mặn đồng chua

    Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

    Với cấu trúc song song cùng thành ngữ "nước mặn đồng chua" chính là nơi anh ra đi, còn với tôi là nơi "đất cày lên sỏi đá". Tác giả đã giới thiệu với chúng ta hoàn cảnh xuất thân của những người chiến sĩ trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Tôi với anh đều là những người nghèo khổ, đều là những người nông dân, vì đất nước thân yêu, vì phải chóng lại bọn giặc xâm lược mà tôi với anh đã khoác lên mình màu áo xanh của chiến sĩ. Chính thi nhân đã làm nên sự mộc mạc, giản dị mà hết sức đáng yêu và cũng chính là cơ sở hình thành nên tình đồng chí sau này

    Anh với tôi đôi người xa lạ

    Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

    Họ là những người ra đi từ những vùng miền khác nhau, chẳng biết gì đến nhau nhưng cùng chung một chữ "nghèo" và chung một lý tưởng cách mạng. Chính lòng yêu nước đã để họ gặp nhau, để cùng thắp lên ngọn lửa quyết tâm chống giặc ngoại xâm. Họ đến với cách mạng cũng vì lí tưởng muốn dâng hiến cho đời. Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình. Chung một khát vọng, chung một lí tưởng, chung một niềm tin và khi chiến đấu, họ lại kề vai sát cánh chung một chiến hào..

    Cũng chính từ đó mà chúng ta hiểu rõ hơn về cơ sở hình thành của tình đồng chí, tác giả tiếp tục khắc họa hình ảnh người lính như sau:

    "Súng bên súng đầu sát bên đầu

    Đêm rét chung chăn thanh đôi tri kỉ"

    Tác giả đã điệp lại từ "súng" và "đầu" đến hai lần, có thể thấy với cách vận dụng biện pháp nghệ thuật như vậy, Chính Hữu đã tạo một âm hưởng có phần khỏe khoắn, vui tươi, cổ vũ người lính đang đấu tranh trong lúc "mưa bom lửa đạn". "Súng" là một cách nói hàm súc, đó là một vật mang ý nghĩa chiến đấu, một biểu tượng mang tâm hồn của người lính sống và đấu tranh hết lòng. Còn "đầu" hình ảnh thể hiện ý chí và tinh thần bất khuất của người lính tiền tuyến hậu phương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đầy ác liệt. Không những chỉ phải đấu tranh gian khổ, họ phải cam chịu thêm những thiên tai nơi rừng núi hoang sơ. Đêm rét không đủ ăn, không đủ ấm nhưng họ vẫn chia sẻ cho nhau những gì mình có. Độ lạnh bên ngoài không làm vụt tắt đi "ngọn lửa" trong lòng của người lính. Họ chia ngọt sẻ bùi cũng đủ sưởi ấm cho nhau cho những gì người lính cảm nhận được. Chính vì cùng nhau vượt qua những cái khó khăn, gian khổ ấy mà họ đã trở thành "đôi tri kỷ". Đã là đôi tri kỉ phải hiểu nhau thông cảm cho nhau, chia sẻ ngọt bùi cho nhau. Phải là người bạn chí cốt bên nhau. Để có được mối tình tri kỉ này hẳn nhiên họ phải cùng chung hoàn cảnh xuất thân, cùng chung lí tưởng chiến đấu. Câu thơ được biểu hiện bằng một hình ảnh cụ thể, giản dị mà hết sức gợi cảm.

    Lời thơ như gấp gáp hơn, nhịp thơ dồn dập hơn, câu thơ cũng trở nên gần gũi hơn, như một bản lề khép lại:

    "Đồng chí!"

    Chỉ với hai tiếng ngắn ngủi nhưng âm điệu mới mẻ đã tạo nên một nốt nhạc trầm ấm, thân thương trong lòng người đọc. Đồng chí theo nghĩa gốc là những người cùng chí hướng, còn đến với bài thơ của Chính Hữu tình đông chí vừa là tình chiến đấu, vừa là tình thân. Trong muôn vàn nốt nhạc của tình cảm con người phải chăng tình đồng chí là cung bậc cao đẹp nhất, lí tưởng nhất, nhịp thở của bài thơ như nhẹ nhàng hơn, hơi thở của bài thơ cũng như sâu lắng hơn. Dường như Chính Hữu đã thổi vào bài thơ tình đồng chí keo sơn, gắn bó và một âm vang bất diệt làm cho bài thơ mãi trở thành một phần đẹp nhất trong thơ Chính Hữu. Đồng chí là thế. Là sự gắn bó tha thiết tự trong tim, là sự sẻ chia những tâm tư, những gian khó cuộc đời, là sự thấu hiểu những tình cảm, nghĩ suy:

    Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

    Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay

    Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. "

    Đối với những người nông dân, thiết thân nhất là ruộng vườn cả đời cày sâu cuốc bẫm, là ngôi nhà nhỏ thân yêu. Vậy nhưng họ vẫn quyết tâm gạt bỏ lại sau lung, lên đường theo tiếng gọi của quê hương, đất nước. Trong nỗi nhớ quê hương ấy có nỗi nhớ ruộng nương, nhớ ngôi nhà, nhớ giếng nước gốc đa. Nhưng ruộng nương cũng như nhớ tay ai cày xới, ngôi nhà nhớ người trong lúc gió lung lay, và giếng nước gốc đa cũng đang thầm nhớ người ra đi. Tình quê hương luôn thường trực đậm sâu trong những người đồng chí, cũng là sự đồng cảm đến những người đồng đội. Và bên cạnh hình bong quê hương, điểm tự vững chắc cho người lình là đồng đội:

    Áo anh rách vai

    Quần tôi

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    putin22, tougyv127, Tyniz43 người khác thích bài này.
Trả lời qua Facebook
Đang tải...