Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Cam Thuong, 10 Tháng mười một 2021.

  1. Cam Thuong My name is Cẩm Thương :)

    Bài viết:
    92
    Phát biểu suy nghĩ của anh (chị) về nghệ thuật xử lí thời gian trong "Đây thôn Vĩ Dạ"

    Thông thường, thi nhân sáng tác theo hai cách hoặc là đối cảnh sinh tình - trực tiếp sáng tạo, hoặc là từ một kỉ niệm được lưu giữ trong kí ức nhờ một gợi nhớ nào đó ở thực tại nên thơ chợt hiện ra. Đây thôn Vĩ Dạ ra đời theo cách thứ hai này. Nhà thơ viết về thôn Vĩ thông qua kí ức, sự hoài niệm về một khoảng trời thơ mộng lúc ông đã bị bệnh, sống ở Quy Nhơn, rất xa Huế và Vĩ Dạ. Ngay nhan đề bài thơ cũng đã gợi lên cái kỉ niệm được đánh thức ấy. Đây thôn Vĩ Dạ. Nhan đề này giống nhan đề một bài thơ nổi tiếng của Xuân Diệu Đây mùa thu tới. Hai chữ "đây" án ngụ ngay vị trí đầu tiên ấy đều bộc lộ sự thảng thốt, ngỡ ngàng trước không gian, bộc lộ nỗi khát thêm neo giữ trong bất lực khoảnh khắc thời gian trong dòng chảy trôi của nó. Chỉ có khác, mùa thu của Xuân Diệu là thu thực tại, nhà thơ chứng kiến cảnh vật ngay trước mắt Trong khi đó, thôn Vĩ của Hàn Mặc Tử là thôn Vĩ của quá khứ, một khung cảnh chìm sâu trong trầm tích thời gian. Vì lẽ đó, bài thơ bao gồm ba khổ lại diễn tả ba khung cảnh, ba trạng thái tâm lí khác nhau. Đấy là các mảng thời gian đồng hiện theo lô gíc của một trạng thái bất an, đầy âu lo. Có hình bóng người con gái, hẳn đẩy là Hoàng Cúc, người gửi tấm bưu thiếp để khuấy động hình ảnh xưa trong lòng Tử, hoặc là một cô bạn nào đó. Sở dĩ ta có thể khẳng định như thế bởi vì bài thơ xuất hiện hai tín hiệu: Anh (sao anh) và em (áo em). Một khi đã xuất hiện từ xưng hô anh thì chắc chắn phải có một ai đó ngoài nhà thơ. Lại nữa, Hàn Mặc Tử thì không thể tự hỏi mình rằng "Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Nếu Tử tự hỏi mình như thế thì thật là phi lí. Lớp trầm tích thứ nhất của thời gian được" bong ra "qua khổ thơ đầu. Một khung cảnh đẹp, ngập tràn trong nắng sớm, có hàng cau, có khóm trúc, có cả vườn cây trái xanh như ngọc" và hẳn là có cả bóng hình người con gái yêu kiều nào đó (mặt chữ điền). Thôn Vĩ hiện lên qua nét vẽ phác nhưng thần thái của nó thì được lưu giữ muôn đời trong cái nắng hàng cau nắng mới lên "kia. Bức tranh có hai gam màu, đều là màu sáng chói màu nắng mới lên và màu xanh như ngọc. Phải là chói sáng như thế thì mới có thể xuyên qua lớp thời gian để phô diễn ở thực tại. Phải là chói sáng như thế thì mới là cảnh vật của kí ức, của những kỉ niệm bị phong tỏa trong lãng quên bỗng chốc òa vỡ, lộ diện. Lớp trầm tích về không gian thanh bình ấy nói cho chúng ta hay về tình cảm tha thiết của thi nhân với cuộc sống, với mảnh đất kinh kì nơi hằn in cả thời hoa mộng của mình. Vậy mà chốn thần tiên ấy bằng chốc vỡ tan, khối trầm tích thứ hai không còn nguyên vẹn mà cả màu tươi sáng bằng chuyển nhanh sang sắc tái tê sầu thảm. Cảnh vật lúc này đã dời từ đất liền xuống sông (dòng nước, con thuyền rộng mở ra cả bầu trời để hóng theo mây, theo gió. Phải chăng sự chuyển dời của gió của nước (trái ngược với sự đứng im của nắng của cây ở khổ trước) là hiện thân của dòng chảy thời gian mà đích đến của nó là cái chết của sự sống đã mang lại tâm cảm sầu đau đó? Thời gian thì mới vừa sáng đấy thôi (nắng mỗi lên) vội chuyển ngay sang buổi tối (chở trăng về). Dấu đứt gãy của thời gian diễn tả sự biến động sâu sắc của hồn người. Thi nhân vừa háo hức bao nhiêu trước cảnh đẹp của vườn cây, thì lại càng tuyệt vọng đau xót trước trời nước mênh mông. Cũng là miêu tả cảnh vật nhưng khối trầm tích thứ hai này đã vụn vỡ trong bi thương. Ở khổ thơ đầu, thi nhân ngóng chờ sự hội ngộ, và tin rằng sẽ hội ngộ. Câu hỏi" Sao anh không về? "Đồng nghĩa với lời khẳng định" anh đã về "bởi anh đã nhớ, đã sống trong cảnh huy hoàng của quá khứ xưa. Nhưng ngay sau dấu hỏi (mặt chữ điền? – vẫn không rõ gương mặt ấy, phải chăng là tại gương mặt nhạt nhòa của phai tầng kí ức) hình bóng người xưa đã biến mất, tựa như tuổi xuân sắc, sức lực.. chỉ còn đây căn bệnh phong quái ác và sự xa lánh của đồng loại cũng như tự xa lánh trước đồng loại: Gió theo lối gió mây đường mây Dòng nước buồn thỉu hoa bắp lay. Điệp gió, mây để nhấn mạnh sự chia lìa, tan tác, tâm trạng thi nhân là khối trống hơ trống hoác, rỗng như đất trời không mây gió. Ngay đến cả dòng sông vốn hồn nhiên và vô tư cũng trở nên buồn bã. Chiếu ánh nỗi buồn của thi nhân đã tỏa phong lên vạn vật. Ngay đến sự chuyển động (hoa bắp lay) của không làm khung cảnh đó vui lên, sống động hơn. Cung trầm tích buồn còn có cả ánh trăng tỏa chiếu. Vì dòng nước buồn (không chỉ buồn mà còn buồn thiu) nên trăng với nước cũng chẳng thể nào vui được. Nỗi cô đơn rợn ngợp (mà có lần Xuân Diệu từng hoảng hốt:" Em sợ lắm. Giá băng tràn mọi nẻo / Trời đầy trăng lạnh lên suốt xương da "(Lời kỉ nữ), nhưng thi nhân vẫn gắng gượng qua thoảng mong chờ mong manh: Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay? Cũng là những câu hỏi không lời đáp, trống vắng nối tiếp trống vắng cô đơn nối tiếp cô đơn. Nỗi đợi chờ khắc khoải đã vỡ tan thành mất mát. Càng níu giữ, thi nhân càng bị đẩy lùi gần hơn đến lớp trầm tích thực tại. Quá khứ xưa - tươi đẹp, quá khứ gần hơn – cái đẹp suy sút, quá khứ cận kẻ – tươi đẹp tan biến, tình người tan biến, đau thương, mất mát, tuyệt vọng lên ngôi: Mơ khách đường xa, khách đường xa Áo em trắng quá nhìn không ra Từ thực chuyển sang mơ, từ xanh ngọc chuyển sang trắng quá. Màu trắng quả là màu đánh mất hình hài, màu của hư vô, màu không màu. Chút kí ức sống động vừa hiện đã vội nhạt nhòa, chìm trong cõi mù sương của miền lở dở. Em bây giờ đã là khách và ta đã là người xa lạ với em, với kỉ niệm xưa. Khoảng cách càng được khẳng định. Dẫu thế thì cũng cố níu giữ thêm một lần Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà? Hỏi người và cũng hỏi ta, hỏi quá khứ mà cũng hỏi thực tại, khẳng định mà cũng là phủ định, tin yêu đồng hành với hoài nghi, chối bỏ.. Tâm trạng của thi nhân là cả khối mặc cảm đớn đau của con người cô đơn bị ném ra bên lề cuộc đời: Ta lạc loài trước em, trước khung cảnh thơ mộng và ta cũng xa lạ với chính ta dẫu đấy là ta - kí - ức hay ta - thực tại.

    Trầm tích thời gian là cả khối phức cảm bi kịch của thi nhân: Muốn níu giữ, hòa nhập với dòng đời, muốn tha thiết với cuộc đời tươi đẹp nhưng càng ngày càng bị đẩy lùi xa hơn vào vùng cô tịch. Khi được đánh thức, những" đền đài miếu mạo"trong các lớp trầm tích thời gian kí ức trỗi dậy nhưng chỉ để vùi sâu hơn nỗi đớn đau ở thực tại, nỗi khắc khoải của tâm hồn bị đất mang cái - tôi - bi kịch - thi - nhân hàn mặc tử.
     
  2. Hắc Y Phàm Nhiếp Vương Linh Cảnh

    Bài viết:
    381
    Bài viết thật hữu ích nà ^ ^
     
    Cam Thuong thích bài này.
  3. Cam Thuong My name is Cẩm Thương :)

    Bài viết:
    92
Trả lời qua Facebook
Đang tải...