Phân tích bài thơ Đây mùa thu tới - Xuân Diệu

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Anhquaann, 31 Tháng mười hai 2023.

  1. Anhquaann Annquo

    Bài viết:
    228
    Xuân Diệu từ lâu đã được mệnh danh là Ông hoàng thơ tình với những thi phẩm mới mẻ, độc đáo. Xuân Diệu được Hoài Thanh ưu ái xem là nhà thơ "mới nhất trong các nhà thơ mới". Trong số các tác phẩm mà nhà thơ sáng tác nên, Đây mùa thu tới là tác phẩm tiêu biểu và ấn tượng. Hy vọng sau khi đọc xong bài phân tích bài thơ Giục giã của Xuân Diệu dưới đây, các bạn sẽ hiểu thêm về phong cách rất riêng của cây bút tài hoa này.

    Phân tích bài thơ Đây mùa thu tới- Xuân Diệu

    [​IMG]

    Nền văn học Việt Nam chịu không ít tác động từ thơ ca đời Đường, đời Tống, bởi thế nên thơ trung đại mang trong mình rất nhiều những niêm luật ràng buộc khắt khe. Nhưng, "nhất đán, một cơn gió mạnh bỗng từ xa thổi đến. Cả nền tảng xưa bị một phen điên đảo, lung lay". Phong trào thơ mới đã làm rạn vỡ những khuôn khổ từng ngàn năm không di dịch. Trong đó, Xuân Diệu được Hoài Thanh ưu ái xem là nhà thơ "mới nhất trong các nhà thơ mới" bởi ông đã cởi bỏ cải áo xưa chật chội để đến với lối thơ tự do, ngôn ngữ, hình ảnh mới mẻ, tươi nguyên. Đây mùa thu tới là thi phẩm đặc sắc tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Diệu.

    Người nghệ sĩ tài hoa ấy tâm huyết góp nhặt muối mặn, phù sa, hương sắc cuộc đời để rồi gửi cái hồn, cái nỗi lòng tâm sự của mình vào mỗi câu thơ:


    Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,

    Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng;

    Đây mùa thu tới - mùa thu tới

    Với áo mơ phai dệt lá vàng.

    Ta từng quen với hình ảnh một Xuân Diệu luôn toát lên vẻ yêu đời, say đắm trong tình yêu, hạnh phúc. Nhưng hóa ra thi sĩ cũng không tránh khỏi cảm giác buồn thương, đổ vỡ. Hình ảnh rặng liễu hiện lên thật đầy thi vị. Từ láy "đìu hiu" kết hợp phép nhân hóa "đứng chịu tang" đã lột tả được thần hồn của cảnh. Bên cạnh đó, hình ảnh tóc buồn buông lệ cũng đem đến cho người đọc ấn tượng về một nỗi buồn âm thầm mà da diết, khắc khoải khôn nguôi. Phép điệp "mùa thu tới" cùng hình ảnh "áo mơ phai- dệt lá vàng" là dấu hiệu báo mùa thu đang tới, cũng là mùa của những chia li, đổ vỡ, khơi dậy ở lòng người thứ cảm giác bấn loạn, bất an. Xuân Diệu là nhà thơ của một "niềm khát khao giao cảm với đời - cuộc đời hiểu theo nghĩa trần thế nhất". Hình ảnh thơ cho thấy sự quan sát tỉ mỉ cảnh sắc thiên nhiên, hẳn nhà thơ phải gắn bó lắm, thương yêu lắm mới có thể tái hiện từng biến thái của cảnh vật theo cách đầy tinh vi như thế.

    Tiếng thơ Xuân Diệu là "tiếng thơ dào dạt của một tâm hồn trẻ lúc nào cũng thèm yêu, khát sống, say đắm cuộc đời, quyến luyến cảnh sắc trần gian":

    Hơn một loài hoa đã rụng cành

    Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh;

    Những luồng run rẩy rung rinh lá..

    Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.

    Những ảnh "rụng cành", "rũa màu xanh" chỉ sự rũ rượi tàn phai, gợi một không gian vấn vương, nhung nhớ. Từ láy "run rẩy", "rung rinh", "mỏng manh" gợi cảm giác yếu đuối, èo uột, cũng đồng thời thể hiện ý thức sâu sắc về sự hữu hạn của đời người. Lúc nào thi sĩ cũng sợ thời gian trôi qua nhanh, cuộc đời ngắn ngủi, sống mà chưa kịp tận hưởng hết hạnh phúc trần gian. Thế mới thấy sự khác biệt lớn nhất của Xuân Diệu là ông không đem cái tôi của mình đối lập với đời và tìm cách thoát ly cuộc đời, cái tôi Xuân Diệu luôn gắn bó với đời, luôn yêu đời một cách cuồng nhiệt, đắm say.

    Thước đo giá trị của một tác phẩm nằm ở sự chân thực trong cách tái hiện đời sống, sự phản ánh sâu sắc những quy luật hiện thực khách quan và cả sự tái hiện rõ nét tâm tư, xúc cảm con người. Trong Đây mùa thu tới, Xuân Diệu thực đã đáp ứng toàn vẹn những yêu cầu ấy:

    Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ..

    Non xa khởi sự nhạt sương mờ..

    Đã nghe rét mướt luồn trong gió..

    Đã vắng người sang những chuyến đò..


    Nếu như trăng trong thơ Hàn Mặc Tử là một ánh trăng gắt gao, kì quái, một ánh trăng khêu gợi:

    "Gió tít tầng cao trăng ngã ngửa

    Vỡ tan thành vũng động vàng kho"

    Thì ánh trăng trong thơ Xuân Diệu lại có vẻ dịu dàng và lắm phần e ấp, nhỏ nhẹ làm duyên: "Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ". Ý thơ thi vị đem đến cho người đọc một cách nhìn, một cảm nhận về thứ cảm quan mới lạ. Hết "Non xa" lại đến "trăng mờ", tất thảy gợi lên một quang cảnh đầy những tàn phai, li biệt. Không khí lạnh lẽo bởi "rét mướt luồn trong gió" được tái hiện bằng cách sử dụng phép ẩn dụ chuyển đổi cảm giác một cách linh hoạt và sáng tạo đã chuyển tải được cái rũ rượi bởi nỗi buồn buổi chia ly. Dấu hiệu sự sống cũng dần trở nên mờ nhạt khi mà "Đã vắng người sang những chuyến đò..". Thế nhưng, trước cảnh đời buồn sâu sắc, thi sĩ có thể cũng buồn đời, nhưng lại chưa bao giờ ghét bỏ cuộc đời. Khi mà đa số các nhà thơ mới như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Chế Lan Viên, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Bích Khê, Vũ Hoàng Chương.. tìm cách trốn chạy hiện tại bằng con đường trở về quá khứ hoặc trốn vào trụy lạc, hoặc tìm đến một cõi nào thật xa ngoài cõi người, trên cõi người thì Xuân Diệu cứ một mực đứng giữa cuộc đời để ôm trọn cuộc đời vào mình cho thỏa nỗi thương yêu.

    Các Mác từng nói

    Nội dung HOT bị ẩn:
    Bạn cần đăng nhập & nhấn Thích để xem
     
    Helga, thachvoLieuDuong thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 26 Tháng hai 2024
Trả lời qua Facebook
Đang tải...