Phân tích bài thơ Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm - Hoài Thư

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi ennho, 10 Tháng năm 2022.

  1. ennho Bé Mọt

    Bài viết:
    97
    Đề bài: Phân tích bài thơ "ĐẤT NƯỚC" của Nguyễn Khoa Điềm.

    * * *

    DÀN Ý CHI TIẾT

    1. Mở Bài:

    • Nguyễn Khoa Điềm là một nhà thơ sinh ra ở miền bắc nhưng lại lớn lên ở miền nam. Không những thế, nhờ kế tục truyền thống yêu nước của gia đình nên tư tưởng và sự nghiệp cách mạng của ông luôn hướng về quê hương, hướng về tổ quốc.
    • Trong rất nhiều nhà thơ, nhà văn nói về chủ đề đất nước thì NKĐ lại tạo nên một định nghĩa vô cùng gần gũi và dễ hiểu. Đất Nước trong định nghĩa của NKĐ không quá cao siêu và khó mường tượng mà là tất cả những gì xung quanh cuộc sống của mỗi chúng ta.

    2. Thân bài:

    • "Đất Nước" được NKĐ viết in hoa để khẳng định rằng đất nước mà chúng ta có không phải là một danh từ chung chung khó hiểu khó nắm bắt. Đất Nước cũng như một thứ gì đó tồn tại có thật xung quanh chúng ta. Qua đó thể hiện sự trân trọng của tác giả đối với đất nước.
    • Đất Nước sinh ra từ đâu và có từ bao giờ? "Đất Nước có trong những cái" ngày xửa ngày xưa.. "mẹ thường hay kể. Mặc dù không phải là 1 định nghĩa mang nhiều từ ngữ khoa học triết lý nhưng định nghĩa về sự ra đời của ĐN mà tác giả nêu ra lại vô cùng thuyết phục. Đất Nước chính là thứ mà ông bà xưa đã từng vun đắp và bảo vệ, những minh chứng rõ ràng nhất đó chính là những phong tục tập quán, những văn hóa dân gian được truyền tụng đến ngày nay.
    • Sự rộng lớn, bao trùm của ĐN:

    • ĐN phương diện địa lý: Đất nước là của mỗi chúng ta, gắn liền từng bước đi, từng sinh hoạt của mỗi cá nhân.

    Sử dụng phương pháp" chiết tự "mới mẻ, độc đáo nhưng hết sức cụ thể và dễ hiểu.

    Từ không gian riêng tư của mỗi người để mở rộng ra là không gian chung của cả cộng đồng cả dân tộc.

    • ĐN phương diện thời gian: Là từ thuở khai sinh trong thần thoại, là sự kế tục từ đời trước đến đời sau. Đất nước của ba thế hệ: Thế hệ đi trước, thế hệ hiện tại, thế hệ tương lai. Nhiệm vụ chính của chúng ta là gìn giữ truyền thống của người đi trước, phát huy truyền thống ở hiện tại và phải truyền dạy lại cho con em ở thế hệ tương lai.
    • Để giữ lấy Đất Nước mà chúng ta đang có, mỗi người có một trách nhiệm với bản thân. Truyền cái trách nhiệm ấy đối với người đồng hành của mình, với những người thân, bạn bè và những người xung quanh. Vĩ nhân góp theo cách của vĩ nhân, người trí thức nghèo góp theo kiểu người trí thức nghèo. Có những người góp công dựng xây giữ gìn Đất Nước còn được nhớ mặt đặt tên, nhưng cũng có những người trong thế hệ hôm nay đã hi sinh cả tuổi trẻ mà không màng một chữ" danh "trên đời.
    • Cách thể hiện tình yêu quê hương đất nước không phải là phải làm gì quá to lớn mà là biết ơn những gì mình đang có và tiếp tục nối tiếp truyền thống tốt đẹp mà ông bà ta xưa nay để lại.
    • Cách sử dụng những tư liệu từ văn hóa dân gian vừa gần gũi thân thuộc lại vừa cụ thể dễ hình dung.

    3. Kết bài:

    • Tác giả không mang những tư tưởng chính trị ra để ép buộc để rao giảng và thức tỉnh. Ông lấy những lý lẽ vô cùng cụ thể và hợp lý. Những dẫn chứng quen thuộc mà bất cứ là ai miễn là người Việt Nam đều tự mình kiểm chứng được.
    • Suy từ cái nhỏ nhất để cuối cùng tựu chung lại thành một cái lớn hơn. Khi ta đã biết yêu người, yêu từng hòn đá, ngọn cỏ thì chúng ta sự thân sẽ thấy mình có trách nhiệm bảo vệ và yêu thương chúng.
    • Bằng giọng thơ trữ tình - chính luận, tác giả như đang tâm sự với người đọc để từ đó giúp người ta hiểu hơn về hai từ ĐẤT NƯỚC, rồi từ đó mà biết bổn phận của mình là gì. Vì đất nước này là đất nước của NHÂN DÂN.

    BÀI VIẾT:

    Con người chúng ta sinh ra và lớn lên ai cũng có nguồn gốc quốc tịch. Nhưng đối với mỗi chúng ta định nghĩa về đất nước thì dễ nhưng để hiểu và yêu hai từ" ĐẤT NƯỚC "lại còn khó hơn. Trong bài ca" Khát Vọng Tuổi Trẻ "đã có câu:" Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho ta, mà cần hỏi ta đã làm gì cho tổ quốc hôm nay ". Bằng trái tim yêu quê hương đất nước, bằng tấm lòng thương dân được nuôi dưỡng từ truyền thống tốt đẹp của gia đình mà Nguyễn Khoa Điềm - con người sinh ra và lớn lên trên cả hai miền đất nước, san sẻ tình yêu đồng đều cho cả hai miền đất quê hương đã viết lên bản trường ca" Đất Nước ".

    Sử dụng thể thơ tự do và vận dụng những tư liệu văn hóa dân gian để làm nên một hồn thơ đậm chất Nguyễn Khoa Điềm. Vừa mộc mạc giản dị, vừa cụ thể mà dễ hiểu. Từ những lời thơ chân thành của mình tác giả đã giúp cho không chỉ những thanh niên ở đô thị vùng tạm chiếm miền nam mà cả những thế hệ thanh niên về sau hiểu và yêu hai từ" Đất Nước ".

    Có lẽ Nguyễn Khoa Điềm là người đầu tiên đặt ra khái niệm tìm ra cội nguồn sinh ra của đất nước: Đất nước có tự bao giờ? Nó không hẳn là một thời gian cụ thể, là một địa điểm cụ thể nào đó. Đất Nước có trước cả khi cá nhân mỗi người được sinh ra. Là trong những gì gần gũi thân quen nhất như là những câu truyện cổ tích mà tất cả những con người Việt Nam không nhiều thì ít cũng đã từng được lớn lên qua lời kể mỗi đêm của mẹ hoặc của bà. Đất Nước không chỉ là hình ảnh được thể hiện qua bản đồ địa lý mà còn thể hiện ở cả văn hóa, tập quán của dân tộc. Như cách bới tóc sau đầu của các bà các mẹ, như cách làm nhà, như những câu hò vè đối đáp uyên ương" Tay nâng chén muối đĩa gừng, gừng cay muối mặn xin đừng quen nhau ". Hay cả cách chúng ta ăn uống hằng ngày, những con người lớn lên từ cơm gạo cũng làm nên một vùng văn hóa riêng biệt suy rộng ra là một dân tộc và một đất nước có văn hóa không lẫn vào đâu được. Đối với Nguyễn Khoa Điềm thứ làm nên một đất nước không phải là phân vùng địa lý, lãnh thổ, hay chính trị mà đó là văn hóa.

    Đất là nơi anh đến trường

    Nước là nơi em tắm

    Đất Nước là nơi ta hò hẹn

    Bằng phương pháp chiết tự, tác giả lần đầu tiên mở ra một cách hiểu mới về hai từ" Đất Nước "vô cùng độc đáo và mới mẻ. Bằng cách chiết tự này" Đất Nước "được cụ thể hóa và gắn bó với từng cá nhân, tạo cảm giác gần gũi và khắng khít hơn. Người ta có thể dễ dàng nói lên tình yêu bản thân, bạn bè, gia đình, quê hương. Nhưng khi nói đến tình yêu đất nước có bao nhiêu người dám chắc chắn rằng mình là một người yêu nước. Hoặc có những người muốn thể hiện lòng yêu nước của mình nhưng lại không biết thể hiện như thế nào, không biết phải làm điều gì mới được gọi là yêu nước. Nhưng sau khi học được đinh nghĩa về đất nước qua trường ca của Nguyễn Khoa Điềm, mỗi chúng ta đều có thể tự biết rằng yêu nước chính là yêu tất cả những gì mà chúng ra đang có hôm nay.

    Tác giả viết hoa hai từ Đất Nước một cách cố ý và gắn nó với hai chủ thể" anh - em "nhằm thể hiện sự tôn trọng đối với Đất Nước như thể là một người thân của chúng ta. Đất Nước cho ta đến trường, cho ta sinh hoạt hằng ngày và cho ta cả nơi hẹn hò yêu đương. Đất Nước không chỉ là của riêng" anh và em "mà còn là" nơi dân mình đoàn tụ ". Mặc cho thời gian và không gian xưa nay trải qua có dài và rộng thì Đất Nước vẫn là tổ ấm chung của cả dân tộc. Bằng cách sử dụng những truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ mà bất cứ người Việt nào sinh ra đều phải biết để ngầm nhắc nhở tất cả người đọc rằng chúng ta vốn sinh ra đã là anh em một nhà, hay nói một cách hán văn hơn là" đồng bào - người cùng sinh ra trong một bọc ", mà đã sinh ra trong một bọc, một nhà sao lại không yêu thương nhau. Thêm vào đó chính là truyền thống tốt đẹp vẫn còn lưu truyền muôn đời đó chính là" giỗ tổ Hùng Vương "được tổ chức vào ngày mùng mười tháng ba âm lịch hằng năm.

    Bằng những dẫn chứng vừa gần gũi vừa dễ hiểu về tình dân tộc, tình yêu quê hương đã có từ thuở khai thiên tác giả khẳng định chắc chắn một điều rằng:" Trong anh và em hôm nay/ Đều có một phần Đất Nước ". Từ đó tác giả nêu lên những trách nhiệm của bản thân mỗi người trong việc bảo vệ và phát huy tình yêu đất nước. Chúng ta phải làm tốt hơn những việc mà người đi trước để lại đó là đoàn kết, là bảo vệ đất nước như ông cha đã từng. Ngoài phát huy tinh thần yêu nước và bảo vệ đất nước, mỗi cá nhân còn phải biết lưu truyền và dạy dỗ lại lớp trẻ tương lai:

    " Những ai đã khuất

    Những ai bây giờ

    Yêu nhau và sinh con đẻ cái

    Gánh vác phần người đi trước để lại

    Dặn dò con cháu chuyện mai sau "

    [..]

    " Mai này con ta lớn lên

    Con sẽ mang đất nước đi xa

    Đến những tháng ngày mơ mộng

    Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

    Phải biết gắn bó san sẻ

    Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

    Làm nên Đất Nước muôn đời.. "

    Lời thơ của Nguyễn Khoa Điềm thủ thỉ như một lời tâm sự rất trữ tình của một cặp tình nhân hoặc như một đôi vợ chồng son với những ước mơ và những dự định ấp ủ dành cho tương lai của mình và của con cái mai sau. Bằng cách này tác giả khiến người đọc cảm nhận được" Đất Nước "thật sự gần gũi, thật sự" là máu xương của mình ".

    Khi đã biết được nguồn gốc của đất nước, biết được truyền thống của dân tộc là yêu nước. Vậy trách nhiệm của chúng ta phải thể hiện tình yêu quê hương đất nước ấy như thế nào? Đối với tác giả mỗi sự vật sự việc nảy sinh trên đời đều có ý nghĩa riêng. Đối với những đôi lứa yêu nhau thì chung thủy mặn nồng cũng chính là yêu Đất Nước. Bằng chứng để lại là những hòn trống mái, là những núi vọng phu sừng sững còn đứng đó để răn dạy người sau.

    Công cuộc chống giặc ngoại xâm giữ gìn đất nước của tổ tiên còn để lại những ao đầm, những núi non hùng vĩ. Các vĩ nhân thì góp những điều lớn lao như núi non, sông nước; người nghèo khó góp" núi bút, non nghiên ", góp" con gà, con cóc ". Mỗi cá nhân góp một phần nhỏ trong đời mình lại để thành một đất nước rộng lớn bao la như hôm nay. Những thứ tác giả nhắc đến đều là những địa danh, những cảnh vật vừa to lớn nhưng lại vừa gần gũi. Để cho ta thấy rằng khi chúng ta đã yêu nước rồi, những thứ tưởng to lớn không ôm nổi cũng trở thành gần gũi như là đồ vật, là dụng cụ hằng ngày trong mỗi nhà của chúng ta mà thôi. Tình yêu Đất Nước là thế, chẳng có gì là việc riêng tư nữa, mỗi thứ đều là của chung chúng ta.

    Đất Nước chẳng phải tự sinh ra đã có tên, có hình có dáng để mà gọi, để mà nhớ tên. Ngay cả từ những hòn đá, hòn sỏi có tên có tuổi cũng là sự góp sức hình thành của nhân dân.

    " Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm

    Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi

    Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha

    Ôi Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy

    Những cuộc đời đã hóa núi sông ta.. "

    Ngoài nói về công cuộc dựng nước của lớp người đi trước, Nguyễn Khoa Điềm còn dùng hết tâm huyết để nói về những thế hệ thanh niên hiện tại đã và đang hi sinh để bảo vệ Đất Nước.

    Em ơi em

    Hãy nhìn rất xa

    Vào bốn ngàn năm Đất Nước

    Năm tháng nào cũng người người lớp lớp

    Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta

    Cần cù làm lụng

    Khi có giặc người con trai ra trận

    Người con gái trở về nuôi cái cùng con

    Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh

    Nhiều người đã trở thành anh hùng

    Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ

    Những em biết không

    Có biết bao người con gái, con trai

    Trong bốn ngàn lớp người giống ta lứa tuổi

    Họ đã sống và chết

    Giản dị và bình tâm

    Không ai nhớ mặt đặt tên

    Nhưng họ đã làm ra Đất Nước

    Dù cho tác giả có nói về bao nhiêu thế hệ, nói về bao nhiêu cổ tích điển tích thì không một phút nào ông rời khỏi tư tưởng cốt lõi của bài thơ đó chính là" đất nước của nhân dân ":

    Khi hai đứa cầm tay

    Đất Nước trong chúng mình hài hòa nồng thắm

    Khi chúng ta cầm tay mọi người

    Đất nước vẹn tròn, to lớn

    Tác giả không mang những tư tưởng chính trị ra để ép buộc để rao giảng và thức tỉnh. Ông lấy những lý lẽ vô cùng cụ thể và hợp lý. Những dẫn chứng quen thuộc mà bất cứ là ai miễn là người Việt Nam đều tự mình kiểm chứng được. Cách dẫn dắt tư tưởng của tác giả không phải là kiểu bắt buộc người đọc, người nghe" phải yêu nước ", mà là cách lấy ví dụ và dẫn chứng một cách hợp tình hợp lý. Nhiệm vụ của người đọc và người nghe đó chính là tự lựa chọn điều nào đúng điều nào sai. Người đọc, người nghe chọn lựa yêu Đất Nước, tiếp nối truyền thống dân tộc hay là đi ngược lại với tất cả những gì mà từ thế hệ tổ tiên cho đến những người đã hy sinh" không ai nhớ mặt đặt tên ".

    Bằng cách sử dụng thể thơ tự do và nguyên liệu văn hóa dân gian gần gũi. Cảm xúc còn đọng lại trong lòng độc giả sau khi đọc thơ đó chính là sự râm ran một niềm tự hào dân tộc và tự hỏi bản thân rằng tiếp tục đây đến bản thân mình sẽ phải làm gì để yêu nước. Đó chính là thành công lớn nhất của Nguyễn Khoa Điềm. Cũng chính vì ưu điểm này mà Trường ca" Đất Nước"đã trở thành một trong những tác phẩm có ý nghĩa nhất khi nói về Đất Nước.

    * * *

    Hết.
     
    tâmniên thích bài này.
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...