Hồ Chí Minh được nhân loại biết đến không chỉ là một vị lãnh tụ kiệt xuất mà còn được biết đến như một nhà văn, nhà thơ lớn của thế kỷ XX. Bác đã để lại cho đời một sự nghiệp thơ ca đáng trân trọng. "Chiều tối" là bài thơ thứ ba mươi mốt trong Nhật ký trong tù, ghi lại cảm xúc của nhà thơ trên đường bị giải qua hết nhà lau này đến nhà lao khác. Đồng thời bài thơ phản ánh thực trạng tội ác của chế độ nhà tù Tử Như Thạch mang rõ, ghê gớm trong mười ba tháng đầy gian truân đó. Trong bài thơ tác giả Hồ Chí Minh không hề dùng một từ ngữ nào gửi tả chiều tối. Nhưng người biên soạn lại đặt tên tác phẩm là chiều tối từ đó ta thấy được cái hay của tác giả. Không nói nhưng người đọc vẫn hiểu. Mở đầu bài thơ tác giả miêu tả một bức tranh thiên nhiên đầy ảm đạm: "Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không" Ở đây tác giả không dùng các loài chim khác mà lại dùng "quyện điểu", Đó là một hình ảnh quy ước, được giả định sẵn, nó là tín hiệu cho chiều tối. Nhắc đến hình ảnh cánh chim người ta hay nghĩ đến cảnh chiều tối "chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa" - Huy Cận. Không cần là tối, là chiều nhưng ta vẫn cảm nhận đó là một buổi hoàng hôn nhạc nhẹ, ảm đạm, là điểm nhìn của tác giả. Nếu là "chim bay" thì người chỉ quan sát hoạt động của chim ở bên ngoài, nhưng đó là "chim mỏi", Tác giả quan sát chú chim bằng cách đặt mình vào hoàn cảnh của nó để có thể cảm nhận được. Ta thấy được sự đồng cảm sau khi phải trải qua một hành trình ra đi từ trăng chưa xuống và về lúc mặt trời mọc. Nếu cánh chim kia sẽ được nghỉ ngơi sau khi trải qua một ngày vất vả tìm môi thì tác giả - Bác Hồ vẫn phải duy chuyển cực nhọc nhưng nơi đến của Bác sẽ là nơi Đầy xuyên suốt, giam cầm. Nhưng thay vì chán nản mệt mỏi thì Người lại vụ lắp sự mệt mỏi ấy bằng cách sáng tác. Người quan sát, đồng cảm với mọi thứ trên bầu trời cao. "Cô vân" là một chòm mây cô đơn lẻ loi trên đất khách quê người. Kết hợp với từ láy "mạn mạn" : Một trạng thái trôi nhẹ nhàng của chòm mây, nó gợi lên một tư thế ung dung tự tại, vẫn quan sát mọi vật xung quanh, quan sát làn mây trôi nhẹ nhàng êm ái, lại một lần nữa ta thấy sự hòa mình với thiên nhiên của Người. Bút pháp "chấm phá" Được sử dụng trong hai câu đầu, hai nét vẽ thôi đã vẽ nên khung cảnh chiều tối, không nói buổi chiều nhưng vẫn được rồi nên không gian buổi chiều em ạ. Đó cũng là điểm nổi bật "lấy điểm tả diện" của tác giả. Trong Bác luôn tồn tại niềm lạc quan, trạng thái ung dung, tự tại của người chiến sĩ, dù bị đọa đầy vẫn tự do tự tại làm thơ, đồng thời tồn tại trong Bác một tình yêu thương quê hương, cỏ cây. Trong khung cảnh em ạ, ảm đạm của buổi hoàng hôn đầy mệt ngoài đó suất hiện bóng dáng con người: "Cô em xóm núi xay ngô tối Xay hết, lò than rực đỏ hồng" Bóng dáng của người thiếu nữ bỗng nhiên xuất hiện giữa cánh rừng núi và nó là trung tâm của bức tranh. Nghệ thuật điệp ngữ liên hoàn "ma bao túc" và "bao túc ma" gọi ta thấy vòng xoay của cối xay ngô, nhịp đều đặn, nhịp nhàng của cối xay ngô đó cũng là sự cần cù, chăm chỉ của con người lao động. Kết thúc bài thơ hình ảnh "lô dĩ hồng" là nhãn tự của bài thơ, làm sáng cả bài thơ. Chỉ một chữ "hồng" Đã xua tan đi hết những vất vả, mệt mỏi, bừng sáng một không gian u tối. Ngoài ra nó còn là biểu tượng của sự ấm áp, sum vầy, một tương lai tươi sáng hơn. Người biết rằng việc mình đang làm mang lại tương lai tươi sáng ấy. Xuyên suốt bài thơ không chỉ là cảnh vật và con người mà còn có sự vận động của tứ thơ: Từ "lạnh lẽo" đến "ấm áp", từ "cô đơn" đến "sum vầy" và từ "tối" đến "sáng", tất cả chúng là chất thép, niềm tin của con người vào ngày mai "hết mưa trời sẽ lại sáng". Trong cả bài thơ còn có sự đối lập giữa cổ điển và hiện đại: Cổ điển ở chỗ tác giả sử dụng bút pháp "chấm phá" chỉ gợi mà không tả, "ý tại ngôn ngoại" lấy ý nghĩa hàm súc, cô đọng, vừa có vẻ đẹp thiên nhiên vừa có vẻ đẹp tâm hồn. Còn hiện đại ở chỗ con người là trung tâm, chủ thể của bức tranh, đó là sự mới mẻ của thơ văn, yếu tố hiện đại thứ hai là điệp ngữ liên hoàn "ma bao túc" để thể hiện vòng xoay ngô. Hình ảnh "cô gái xóm núi" người Trung Hoa còn thể hiện được tình yêu thương giữa người với người, tình yêu con người bao la cao cả, bác ái, vượt qua ranh giới của Bác. "Chiều tối" cho ta thấy tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà thơ chiến sĩ Hồ Chí Minh. Bài thơ mang đậm sắc thái cổ điển và hiện đại. Ta học được nhiều điều từ bài thơ này bởi lòng yêu thương mọi người, luôn lạc quan trong mọi hoàn cảnh, dù đang trong tình thế bị đọa đày, đau khổ ta không từ bỏ mà luôn tìm những điều lạc quan để bước tiếp. Một người đang bị giam cầm lại có thể dựa vào trời mây mà sống sót, đem hòa bình, độc lập tự do đến cho người, vậy nên, thế hệ trẻ chúng ta cần học được cách độc lập, tự chủ, mạnh mẽ đối mặt với khó khăn, cùng nhau giữ nước để không phí hoài sự hy sinh của Người.