Cách đây hơn một thế kỉ về trước, khi đất nước Việt Nam-máu mủ ruột thịt của ta bị xâm lăng, thanh niên 21 tuổi Nguyễn Tất Thành với trái tim mang nặng nỗi đau mất nước quyết xa tổ quốc, quê hương: "Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác Khi bờ bãi dần lui, làng xóm khuất Bốn phía nhìn không một bóng hàng tre" Trích: Người đi tình hình của nước - Chế Lan Viên Hơn ai hết, Chế Lan Viên hiểu thế nào là nỗi lòng của một vị lãnh tụ và hiểu thế nào là những hy sinh. Trên suốt con đường in dấu chân Người đều là những khó khăn, vất vả, nhưng có lẽ chuyến chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo đóng vai trò như một mảnh ghép quan trọng để Bác hoàn thiện nên tập thơ "Nhật kí trong tù". Và "Chiều tối" mang vẻ đẹp bình dị của thiên nhiên con người, ý chí vượt lên trong hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà thơ: "Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ Cô vân mạn mạn độ thiên không Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng" Bài thơ ra đời năm 1942, với hình tượng thơ vận động rất khỏe khoắn, một tâm hồn, một tấm lòng con người Việt Nam đẹp, sáng chói. "Chiều tối" là một đề tài quen thuộc trong văn chương. Khung cảnh chiều tối thường dễ sinh tình là vì thế, buổi chiều đã đi vào bao áng thơ cổ, tạo nên những vần thơ tuyệt tác. "Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều" Thơ chiều thường mang một vẻ buồn đìu hiu, hoang vắng, tàn tạ của thòi gian. Chỉ bằng vài nét chấm phá của bút pháp ước lệ tượng trưng, tác gỉả đã dựng nên bức phông nền lớn cho cảnh chiều. "Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ" "Cánh chim" và "chòm mây" là hai hình ảnh rất quen thuộc trong thơ xưa và nay. Nó biểu tượng cho không gian và thời gian, thổi hồn vào bức tranh. So với thơ cổ, trong thơ thường có bút pháp chất liệu cổ điển: Thiên nhiên thường chỉ được phác họa bằng vài nét chấm phá, không tả thường chỉ gợi nhưng đã đủ tạo nên linh hồn của vật. Nếu trong ca dao xưa có câu: "Chim bay về núi tối rồi" Trong truyện cổ Nguyễn Du: "Chim hôm thoi thóp về rừng Đóa trà my đã ngậm trăng nửa vành" (Truyện Kiều) Thì trong thơ Hồ Chí Minh, Người đã vận dụng chất liệu thi cổ ấy vào trong bức tranh của mình một cách vô cùng độc đáo. "Cánh chim" của Bác không phải cánh chim bay vào cõi hư vô, thoát tục lánh đời mà với Bác, về rừng tức là về với tổ ấm thân thương, có mục đích rõ ràng. Và áng mây lẻ loi "mạn mạn" kia cũng là đang trôi trên bầu trời tự do. Thơ Bác khoan thoai, nhẹ nhàng, không dữ dằn, hình như có một sự ung dung thanh thản. Ngoài vẻ đẹp cổ điển trên ta còn thấy màu sắc hiện đại trong từng vần thơ Người: Rõ ràng là đang có sự tương đồng giữa người và cảnh vật. Đằng sau bức tranh thiên nhiên là hình ảnh người tù đang mệt mỏi, không mệt mỏi sao được khi bị giải đi nhiều như thế trên con đường nơi đất khách quê người: "Gà gáy một lần đêm chửa tan Chòm sao nâng nguyệt vượt lên ngàn Người đi cất bước trên đường thẳm Rát mặt, đêm thu trận gió hàn." (Tảo giải) 14 tháng 30 nhà lao, những đêm nằm trằn trọc không ngủ: "Một canh, hai canh, lại ba canh Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh ." Lo việc nước, những trận gió thu thổi nóng rát mặt, Người thật sự đang bị bủa vây. Bằng tâm hồn nhạy cảm tinh tế, Bác như cảm nhận được sự mệt mỏi đang đè nặng trên đôi cánh yếu ớt đó, bóng dáng bé nhỏ tội nghiệp, đơn chiếc. Tính nhân đạo, tấm lòng bao la thương cảm khiến Tố Hữu phải thốt lên: "Bác ơi tim Bác mênh mông thế Ôm cả non sông mọi kiếp người." "Chòm mây" rất tiếc trong thơ dịc đã làm mất đi sự cô đơn lẻ loi nhưng vẫn toát lên được dáng vẻ lững lờ, chất chứa nỗi niềm khoảng trời trong trẻo, mênh mông, tĩnh lặng. Hình ảnh tương phản giữa "cô vân" và "thiên không" tạo lên không gian mênh mông, rợn ngợp. Đang có một con mắt luôn dõi theo cánh chim và chòm mây mong ngóng hướng về tổ quốc, đất nước, quê hương. Người tù đang bị gông chặt bằng xiềng xích nhưng quả thực rất tự do về tinh thần: "Thân thể ở trong lao Tinh thần ở ngoài lao" Đó mới thấy được phong thái ung dung, lạc quan, mang đậm "chất thép" trong phong cách của Người: "Nay ở trong thơ nên có thép Nhà thơ cũng phải biết xung phong." Bác đã thổi bùng lên ngọn lửa chiến đấu, cảm hứng tích cực lan tỏa đến anh chị em đồng bào dân tộc Việt Nam. Người luôn biến cái tầm thường thành thú vui tiêu khiển tạm quên đi cái khó nhọc gian truân trước mắt, hướng về Tổ quốc, hướng về tuơng lai. Chỉ với hai câu thơ thôi, ta thấy rõ được nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, bút pháp chấm phá mà Bác sử dụng vô cùng khéo léo, tài tình; hiện lên một thế giới thực, chỉ đơn giản, bình dị như là chim, là mây thôi nhưng ẩn sâu trong đó là cả chiều sâu tâm hồn Bác, lòng yêu sự sống, cảm quan nhân đạo. Đến với hai câu thơ sau không còn là hình ảnh thiên nhiên nữa mà con người tràn đầy sức sống, trẻ trung, khỏe khoắn xuất hiện: "Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng." "Xóm núi" là hình ảnh giản dị biểu tượng cho sự sống bình yên của con người. Xóm núi như đẹp hơn ấm áp hơn với hình ảnh người thiếu nữ và vẻ đẹp trẻ trung, đầy sức sống trong tư thế lao động (xay ngô) đã trở thành tâm điểm bức tranh. Người phụ nữ ấy khác hẳn với hình tượng thiếu nữ trong thơ xưa. Không sống trong cảnh "phòng khuê khép kín" không "cầm, kì, thi, họa" mà lại gắn liền với công việc lao động bình dị đời thường. Người "Sơn thôn thiếu nữ" ấy xuất hiện như là tâm điểm cho bức tranh sáng ngời. Con người không còn bị mất hút trước cảnh vật như "Qua đèo ngang" của bà Huyện Thanh Quan; không mang nặng nỗi niềm hoài cổ sầu muộn: "Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà." Trái ngược hẳn với cảm giác bé nhỏ, tội nghiệp, cô đơn như mất hút trong không gian ấy là thiên nhiên đang làm nền cho thiếu nữ. Với điệp ngữ "Ma bao túc" "bao túc ma hoàn" đã thể hiện trọn vẹn bài thơ là sự vận động thời gian. Con người này không phải là ẩn sĩ sống chui lủi vào thiên nhiên để lánh xa trần thế mà cô gái ấy là con người của cuộc đời. "Tối" không xuất hiện trong thơ Hồ Chí Minh nhưng người đọc vẫn cảm nhận được vì điệp khúc "bao túc ma hoàn". Điệp khúc diễn tả vòng quay của cối cứ xoay, thời gian cứ trôi, trời tối dần. Chữ "Hồng" nằm ở cuối bài thơ người ta gọi nó là nhãn tự bài thơ (chữ có mắt) thật đặc sắc, độc đáo. Một chữ thôi nhưng cũng làm bài thơ trở nên đẹp ấm áp hơn, xua tan đi lạnh lẽo của buổi chiều nhấn chìm sự mệt mỏi nặng nề cuối ngày. "Với một chữ Hồng, Bác đã làm sáng rực lên toàn bộ bài thơ, đã làm mất đi sự mệt mỏi, uể oải, vội vã." (Hoàng Trung Thông).. "Ánh hồng không chỉ tỏa ra từ bếp lửa mà còn tỏa ra từ tấm lòng nhân ái, tinh thần lạc quan của người tù cách mạng.. Từ tư tưởng đến hình tượng thơ luôn có sự vận động hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai." (Nguyễn Đăng Mạnh) Cả bài thơ là bức tranh chân dung tinh thần tự hoãn Hồ Chí Minh, vẻ đẹp người chiến sĩ cách mạng cộng sản đầy bản lĩnh ý chí, kiên cường, mạng mẽ không phải chỉ đến thời nay mới có mà đó là cả một bài ca mà dân tộc Việt Nam đã hát suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước. Một cảnh tượng vô cùng xúc động về Bác mà Chế Lan Viên ghi lại "Người đi tình hình của nước" "Luận cương đến Bác Hồ và người đã khóc Lệ Bác rơi trên chữ Lenin Bốn bức tường lặng im nghe Bác lật từng trang sách gấp Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin." Đó chính là tình yêu nước và khát khao cứu nước không chỉ có trong "Chiều tối" mà nó còn hiện hữu cả ở "Từ ấy" (Tố Hữu). Cả hai bài thơ này đều là thơ cách mạng Việt Nam, mà bộ phận Văn học cách mạng Việt Nam đều bất hợp pháp nên các nhà thơ không thể trực tiếp bộc lộ cảm xúc, tinh thần yêu nước chiến đấu quyết tâm chống kẻ thù. Quan niệm Hồ Chí Minh: "Văn hóa nghệ thuật là một mặt trận, anh, chi, em là chiến sĩ trên mặt trận ấy". Bác khẳng định nặng nề sức vẻ vang của nhà văn, nhà thơ, chúng ta không chỉ trực tiếp chiến đấu trên thương trường là "gươm kề cổ" là "súng kề vai" là "thân sống chỉ coi còn một nửa" mà thơ ca là nhịp đập trái tim, những nhà văn nhà thơ yêu nước vẫn có thể dùng chính thế mạnh của mình để kêu gọi ủng hộ cách mạng. Khát vọng xuống đường để chiến đấu bảo vệ tổ quốc đó là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam để rồi những câu nói bất hủ bây giờ vẫn còn được lưu ở bảo tàng lịch sử: "Tôi muốn cưỡi con sóng mạnh Đạp luông sóng dữ Chém cá kình ở biển đông Đánh đuổi quân Ngô rửa vết nhơ nô lệ ." (Triệu Thị Trinh) Chỉ để bảo vệ Tổ quốc: "Cha ông ta từng đấm nát tay trước cửa cuộc đời Cửa vẫn đóng và đời im ỉm khóa Những pho tượng chùa Tây Phương không biết cách trả lời Cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ ." (Tổ quôc bao giờ đẹp thế này chăng) Cho đến thời kì mà con người ta hơn một lần trăn trở day dứt "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa sả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù..". Đấy là trạng thái của một dân tộc, một đất nước khi giặc ngoại xâm đến sau này trở thành ham muốn tột bậc của Hồ Chí Minh là dân tộc ta được độc lập, nước ta được tự do. Từ thời chống Pháp: "Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh" Đến thời chống Mĩ: "Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng ." Và thời bình câu hát của Trịnh Công Sơn vẫn làm bao trái tim thổn thức: "Nếu là chim tôi sẽ là loài bồ câu trắng Nếu là hoa tôi sẽ là một đóa hướng dương Là người tôi sẽ chết cho tổ quốc quê hương." Một tác phẩm sinh ra không phải là bông hoa đẹp để người ta ngắm mà còn là giá trị văn học sâu sắc, cốt lõi về thẩm mĩ. Trong cuộc sống hối hả, sống không chỉ cho mình mà còn cho tổ quốc, những khat vọng như này mới thật đẹp thật đáng quý biết bao. Mỗi một tác phẩm văn học đều mang hình hài một chiếc lá thả mình vào dòng chảy triền miên của thơi gian. Chỉ với 28 từ, rất ngắn gọn súc tích thôi nhưng đã cho ta thấy hình ảnh một người tù hiên ngang, tinh thần "thép" mãnh liệt, niềm tin ý chí không bao giờ lụi tàn qua thời gian.