Phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Chang Đàm, 17 Tháng ba 2023.

  1. Chang Đàm

    Bài viết:
    252
    Đề bài: Phân tích bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt

    Bài làm

    Bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt sáng tác năm 1963, khi tác giả là sinh viên du học ở Liên Xô. Qua dòng hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ gợi lại những kỉ niệm xúc động tình bà cháu, thể hiện tình cảm kính yêu và biết ơn vô hạn của cháu đối với bà, cùng là đối với quê hương, đất nước.

    Bài thơ mở ra với hình ảnh bếp lửa "chờn vờn sương sớm" vốn là hình ảnh có thật gợi nhắc đến bếp lửa được cảm nhận bằng thị giác hiện ra trong màn sương chờn vờn:

    "Một bếp lửa chờn vờn sương sớm,​

    Một bếp lửa ấp iu nồng đượm,

    Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.."​

    Điệp từ "một bếp lửa" gợi tả hình ảnh bếp lửa hiện ra đầy lung linh, sống động. Bếp lửa là vật dụng gắn bó với người nhân dân Việt Nam nói chung và người phụ nữ Việt Nam nói riêng. Họ đun bếp lửa để nấu cơm, đun nước, đun đến cay rát cả mắt. Từ việc nhớ đến bếp lửa người cháu bỗng nhớ về người bà lam lũ, tần tảo, phải cặm cụi, chịu thương chịu khó. Trong lòng dâng cao một cảm xúc khiến người cháu thấy thương bà biết mấy.

    Nhớ về bà, người cháu lại nhớ về những kỷ niệm ấm áp yêu thương bên bà:

    "Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói​

    Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi,

    Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy,

    Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu

    Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!"​

    Cháu ở cùng bà gắn bó với bếp lửa đến độ lên 4 tuổi đã quen mùi khói. Thành ngữ "đói mòn đói mỏi" đã gợi nhắc lại nạn đói năm 1945 khiến cho hơn 2 triệu đồng bào thiệt mạng. Không chỉ nhà thơ bất cứ ai đã từng chứng kiến cảnh tượng đó đều gây một ấn tượng sâu sắc. Cái đói mệt mỏi, kiệt sức của con ngựa gầy còm cùng hình ảnh người bố cũng đã khô rạc. Bao năm trời gắn bó về bếp lửa mắt cháu đã hun nhèm vì khói mỗi lần nghĩ lại thấy sống mũi vẫn còn cay. Kỷ niệm với bếp lửa đã tạo một dấu ấn đậm in sâu trong cháu.

    Những kỷ niệm cháu và bà gắn liền với tiếng chim tu hú:

    "Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa​

    Tu hú kêu trên những cánh đồng xa

    Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?

    Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.

    Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!

    Mẹ cùng cha công tác bận không về,

    Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,

    Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,

    Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,

    Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,

    Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?"​

    Tiếng tu hú kêu nhẹ nhàng, mơ hồ như trên những cánh đồng xa. Cháu nhớ về bà nhớ cả nhớ câu chuyện bà thường hay kể đó là câu chuyện về những ngày ở Huế. Tiếng chim tú hú vang vọng về trong tâm trí cháu bỗng trở lên tha thiết. Bà kể chuyện cho cháu nghe phải chăng để dỗ dành, an ủi cháu để cháu không buồn khi cha mẹ vắng nhà cũng là để cháu tạm quên đi cái đói cái khổ đang vây lấy 2 bà cháu. Bà thay cha mẹ chăm sóc, dạy dỗ, bảo ban con cháu bà bảo cháu học, bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học. Mỗi lần nhóm bếp lửa người cháu lại thấy hiện lên hình ảnh người bà khó nhọc. Tiếng chim tu hú bỗng hoảng hốt, khắc khoải, tác giả mong chim tu hú đến góp vui cho bà để bà đỡ buồn trong những tháng ngày đơn côi.

    Tuổi thơ cháu sống trong tình yêu thương, cưu mang:

    "Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi​

    Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi

    Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh

    Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh:

    " Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,

    Mày có viết thư chớ kể này kể nọ,

    Cứ bảo nhà vẫn được bình yên! "​

    Những năm tháng chiến đấu khó khăn giặc kéo đến đốt nhà cháy tàn cháy rụi. Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi, cùng giúp nhau dựng lại túp lều tranh cho hai bà cháu. Trong giai đoạn, tình cảnh đói khổ ta vẫn thấy ánh lên ngọn lửa tươi sáng của tình làng nghĩa xóm của những người nhân dân cực khổ. Khi gặp khó khăn, chiến tranh họ sẵn lòng giúp đỡ, sẽ nhà cửa cho nhau. Chính những hành vi cao đẹp này mà nhân dân ta mới cùng nhau cố gắng đi lên xây dựng đất nước đổi mới. Bà luôn là chỗ dựa vững chắc cho cháu, thay cha mẹ lấp đẩy vất vả. Dù ở nhà gặp chuyện bà vẫn tin đinh ninh, chắc nịch rằng mình sẽ vượt qua được nên khi cháu viết thư bà dặn" Bố ở chiến khu, bố còn việc bố. Mày viết thư chớ có kể này nọ cứ bảo ở nhà vẫn được bình yên ". Bà biết con trai ở ngoài tiền tuyến còn phải làm nhiều việc quan trọng hơn nên không muốn con bận tâm chuyện ở nhà luôn muốn trở thành hậu phương vững chắc cho gia đình. Bà muốn trở thành chỗ dựa tinh thần vững chắc cho con cháu. Đó cũng chính là những phẩm chất đẹp sáng ngời của những người bà, người mẹ Việt Nam anh hùng. Những người phụ lam lũ, tần tảo, ấm ủ, chịu thương chịu khó luôn mong muốn hy sinh cho con cháu mà không bao giờ một lời kể công.

    Từ những hồi tưởng ấu thơ người cháu suy ngẫm đến cuộc đời bà, cuộc đời bà luôn gắn liền với hình ảnh bếp lửa:

    " Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,​

    Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,​

    Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng..

    Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa​

    Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ​

    Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm​

    Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,​

    Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,​

    Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui,​

    Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ..​

    Ôi kỳ lạ và thiêng liêng - bếp lửa! "​

    " Rồi sớm rồi chiều "chỉ vòng thời gian luân hồi bà chỉ luôn quanh quẩn bên gian bếp nhỏ. Hình ảnh bếp lửa đã được thay thế bằng hình ảnh" ngọn lửa "cụ thể hơn mang ý nghĩa ẩn dụ tượng trưng cho ánh sáng, hơi ấm, sự sống. Điệp ngữ" một ngọn lửa "đã nhấn mạnh tình yêu thương bà dành cho cháu chính bà đã thắp nên trong cháu ngọn lửa sự sống, ngọn lửa về một tương lai tốt đẹp. Bà tiếp thêm sức mạnh, ý chí, nghị lực để cháu tiếp bước đi trên con đường dài. Ngọn lửa ấy là ngọn lửa niềm tin, sức sống truyền khắp đến các thế hệ mai sau. Bà là người phụ nữ tần tảo, giàu đức hy sinh. Cuộc đời bà là cuộc đời đầy những nắng mưa, gian truân, vất vả. Nhưng dù vậy bà vẫn luôn sáng lên tình yêu thương. Dù đã mấy chục năm nhưng đến tận bây giờ bà vẫn giữ thói quen dậy sớm, từ" nhóm "được điệp bốn lần với những ý nghĩa khác nhau nó cứ bồi đắp cao thêm những nét kì lạ và thiêng liêng của bếp lửa." Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm "hình ảnh bếp lửa ấp iu nồng đượm được nhắc lại ở khổ thơ cuối như một lần nữa khẳng định lại cái tình sâu sắc của hai bà cháu. Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi người bà đã truyền cho đứa cháu tình yêu thương của những người ruột thịt nhắc cháu không bao giờ được quên đi những năm tháng đầy gian khổ hai bà cháu đã sống chung mà phải chia nhau từng củ sắn, củ khoai." Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui "để nhắc nhở cháu luôn nghĩ về tình làng nghĩa xóm những người đã giúp đỡ bà cháu. Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ bà vừa là người đốt vừa là người truyền lửa cho cháu. Bà là nguồn động lực học tập của cháu. Bà đã nhóm dậy, khơi dậy giáo dục đứa cháu lớn khôn trên đường đời. Người bà là như vậy đấy rất giản dị nhưng có một sức mạnh kỳ diệu từ trái tim. Câu thơ cuối là câu thơ đầy cảm xúc, bao quát cảm xúc của tác giả qua cả bài với hình ảnh bếp vừa kì lạ và thiêng liêng mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc.

    Người cháu ngày nào giờ đã khôn lớn đi đến những nơi xa nhưng luôn canh cánh trong lòng nỗi nhớ của cháu về bà:

    " Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu,​

    Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,​

    Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở​

    - Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa? "​

    Cháu thấy nhiều điều mới lạ khói trăm tàu, lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả. Nhưng cháu vẫn luôn nhớ về bà, nhớ về bếp lửa nên lúc nào cũng tự hỏi" Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa? ". Câu thơ vang lên như một nỗi nhớ khắc khoải, thường trực, đau đáu khôn nguôi của người cháu nhớ về bà. Người cháu dù đi xa có sự ngăn cách giữa khoảng cách thời gian nhưng vẫn luôn nhớ về cội nguồn. Đó là đạo lí chung cao đẹp của mỗi con người Việt Nam được nuôi dưỡng từ tuổi thơ ấu. Đạo lý" uống nước nhớ nguồn ".

    Bài thơ" Bếp lửa"của Bằng Việt là một bài thơ dạt dào cảm xúc. Hình tượng bếp lửa được thể hiện độc đáo qua giọng điệu tâm tình, thiết tha; nhịp điệu thơ linh hoạt; kết hợp với lối trùng điệp được sử dụng biến hóa, khiến cho lời thơ với hình ảnh bếp lửa cứ tràn ra, dâng lên, mỗi lúc thêm nồng nàn, ấm nóng. Từ đó, khiến cho người đọc cảm thấy thật thấm thía, xúc động trước nỗi nhớ nhung da diết về những kỉ niệm ấu thơ của người cháu và cả tấm chân tình của nhà thơ đối với người bà kính yêu. Qua đó, chúng ta càng cảm thấy yêu, càng cảm thấy trần trọng hơn tình cảm đối với gia đình, với quê hương, đất nước.
     
    LieuDuongMình là Chi thích bài này.
    Last edited by a moderator: 19 Tháng ba 2023
  2. Đăng ký Binance
Trả lời qua Facebook
Đang tải...