Niềm thương nỗi nhớ là một trong nhũng đề tài quen thuộc trong ca dao dân ca. Đó có thể là niềm thương nỗi nhớ giữa cha mẹ, con cái, anh chị em và trong đó không thể thiếu chủ đề về nỗi nhớ giữa các cặp đôi đang yêu. Mênh Mông là cả biển thương trời nhớ với những ngôn từ mộc mạc, bình dị. Và trong đó không thể không kể đến bài khăn thương nhớ ai. Khăn thương nhớ ai Khăn rơi xuống đất Khăn thương nhớ ai Khăn vắt lên vai Khăn thương nhớ ai Khăn chùi nước mắt Đèn thương nhớ ai Mà đèn không tắt Mắt thương nhớ ai Mắt ngủ không yên Đêm đêm em những lo phiền Lo vì một nỗi không yên một về Ấm tượng đầu tiên khi đọc bài ca dao là 10 câu thơ bốn chữ đầu tiền và kết thúc bằng một cặp lục bát. Bài ca dao nói về niềm thương của cô gái thể hiện qua khăn, đèn, mắt và cuối cùng trào dâng một nỗi lo lắng bất tận. Đầu tiên cô gái nhắc đến khăn: Khăn thương nhớ ai Khăn rơi xuống đất Khăn thương nhớ ai Khăn vắt lên vai Khăn thương nhớ ai Khăn chùi nước mắt. Không phải tự nhiên mà cô gái nhắc đến khăn. Cũng đúng thôi, giống như cái áo, cái khăn là vật kỉ niệm, vật trao duyên giữa các cặp đôi (Gửi khăn, gửi áo, gửi lời/ Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa). Khăn thương nhớ ai hay chính cô gái đang nhớ người đàng xa. Nỗi nhớ bồn chồn theo không gian, nỗi nhớ đã thấm đẫm vào không gian. Nỗi nhớ khiến cô gái không thể đứng yên được, "ra ngẩn vào ngơ" nỗi nhớ khiến "khăn vắt lên vai", "khăn rơi xuống đất". Và đến đây, không thể kìm lại được nữa, nỗi nhớ trào ra thành những giọt nước mắt nghẹn ngào "khăn chùi nước mắt". Phải là nỗi nhớ đến thế nào mới trở thành những giọt nước mắt? Và không chỉ gửi gắm nỗi nhớ vào chiếc khăn, cô còn gửi gắm nỗi nhớ vào đèn: Đèn thương nhớ ai Mà đèn không tắt Ban đêm là khoảng thời gian mà con người dễ dàng trầm tư, suy ngẫm với những nỗi niềm riêng tư thầm kín. Đó cũng là lúc mà nỗi nhớ trong cô sống dậy mạnh mẽ nhất. Điệp khúc "thương nhớ ai" được giữ lại, đèn thay cho khăn làm nỗi nhớ thêm da diết. Nỗi nhớ trải dài từ ngày sang đêm. Ngọn lửa bập bùng trên đầu ngọn bấc kia phải chăng là ngọn lửa của tình yêu trong trái tim cô gái. Và ngọn lửa đèn không tắt hay chính là tình yêu của cô gái đối với chàng trai bất chấp thời gian và không gian xa cách. Cô gái gửi gắm nỗi nhớ vào đèn, khăn nhưng đó chỉ là nỗi nhớ biểu hiện qua gián tiếp. Và đến đây, không thể kìm nén được nữa, cô gái biểu lộ trực tiếp qua đôi mắt của mình Mắt thương nhớ ai Mắt ngủ không yên Đôi mắt đã thấp thoáng đâu đó trong những trên thì đến đây đôi mắt trực tiếp hiện hữu. Cô gái nhớ người yêu đến nỗi ngủ không yên, mỗi lần nhắm mắt thì người thương lại trực tiếp hiện hữu trong giấc mộng. 10 câu thơ bốn chữ đã nói lên nỗi nhớ mãnh liệt, dồn dập. 5 lần câu hỏi vâng lên như một điệp khúc, 5 lần từ "ai" vang lên mà không được nhắc đến. Từ "ai" vốn là từ mang tính khái quát cao, nhưng trong bài ca dao này người đọc không thể không nhận ra từ ai đang chỉ người nào. Nếu không phải là chàng trai mà cô gái đang ngày nhớ đêm mong vì mỗi tình đẹp đẽ. Từ đó ta bỗng nhận ra cái hay của câu ca dao như Hoài Thanh đã từng nói "một trong những cái hay lớn nhất của ca dao là không nói rõ ra ẩn ý nhưng mấy ai mà không hiểu được cái ẩn ý đó". Tiếp theo là 1 cặp câu lục bát cuối cùng: Đêm đêm em những lo phiền Lo vì một nỗi không yên một bề 10 câu thơ đầu là thể thơ 4 chữ, kết thúc là một cặp lục bát khiến cho nỗi nhớ thêm phần tha thiết. Ở đây không đơn giản là một nỗi nhớ nữa mà còn là một nỗi lo phiền. Dù là "một nỗi", "một bề" nhưng thực ra trong lòng cô gái là trăm mối tơ vò. Bởi vì tình yêu tha thiết đâu dẫn đến hôn nhân cụ thể. Cô gái lo về gia đình, họ hàng của cả hai. Nhưng đâu đó vẫn có mối hi vọng được làm chủ hạnh phúc bản thân, làm chủ bản thân nên câu ca đại không hề mang một nỗi bi lụy mà căng tràn sức sống Bài ca dao đã vượt qua thời gian mấy ngàn năm để đến với chúng ta, những người đang cần tình yêu và nỗi nhớ ngọt ngào. Nó xứng đáng là viên Ngọc thơ long lanh trong những câu ca dao của Việt Nam.