Phân tích ba trùng vi thạch trận của người lái đò sông Đà

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Diều Nhỏ, 30 Tháng chín 2021.

  1. Diều Nhỏ

    Bài viết:
    37
    PHÂN TÍCH 3 TRÙNG VI THẠCH TRẬN SÔNG ĐÀ

    [​IMG]


    Nếu như ở trùng vi thứ nhất ông đò đã giao chiến như một dũng sĩ, ung dung dối đầu với thác dữ, nén nỗi đau giữ vững mái chèo, tỉnh táo chỉ huy bạn chèo bình tĩnh vượt qua trùng vi thạch trận thứ nhất. Sau đó, ông lái không chút nghỉ tay, nghỉ mắt phá luôn vòng vây thứ hai thay đỏi chiến thuật "đánh nhanh thắng nhanh" không cho con sông Đà một cơ hội phản kích nào.

    trùng vi thứ hai này sông Đà đã có phần hung hiểm hơn trước khi "tăng thêm nhiều của tử để lừa con thuyền vào và của sinh lại bố trị lệch qua phía bờ hữu ngạn". Thế nhưng cái bẫy đó không qua nổi con mắt tinh tường của ông lái bởi ông đã nắm chắc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này. Ông ví lái đò qua quãng này cũng như "cưỡi hổ phải cưỡi tới cùng phải nắm đúng cái bờm sóng rồi cứ thế phóng nhanh vào cửa sinh lái miết một đường chéo về phía của đá ấy". Nhưng sông Đà cũng không phải dạng vừa chúng định xô ra níu chiếc thuyền vào tập đoàn cửa tử nhằm đó mà tiêu diệt. Nhưng trong đầu ông đò vẫn nhớ mạt bọn này nên đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo, đứa thì đè sấn lên chặt đôi để mở đường tiến. Hàng loạt động từ được huy động như một đội quân ngôn ngữ hùng hậu hò reo theo từng nhịp tiến của ông đò: "Nắm, ghì, phóng, lái, tránh, đè, chặt..". Cộng hưởng với đó là là phép tu từ so sánh, nhân hóa rất độc đáo giúp nhà văn biến song nước thành hung thiêng như con thú hoang đang lồng lộn đòi ăn chết con thuyền. Vì thế mà dù luồng tử đã bỏ lại sau thuyền chỉ còn văng vẳng tiếng hò reo của sóng thác luồng sinh. Dù cái thằng đá tướng đứng ở cửa vào đã tiu nghỉu cái mặt xanh lè vì thua trận nhưng bọn chúng vẫn không ngớt lời khiêu khích.

    Bị thua ông đò ở cả hai lần giao tranh trước nên ở trùng vi thứ ba này dòng thác trở nên diên cuồng, dữ dội hơn. Trùng vi này ít của hơn bên phải, bên trái đều là luồng chết cả, luồng sống lại nằm ngay giữa bọn đá hậu vệ. Ở trận chiến này song Đà dùng thế "trên đe dưới búa" làm cho người lái đò phải dối mặt với thế "tiến thoái lưỡng nan". Nhưng chính vào lúc cam go nhất lại là cơ hội để ông đò trổ hết tài nghệ trí dung và tuyệt vời của mình. Ông lái đã biến chiếc thuyền sáu bơi chèo của mình thành một mũi tên còn ông giống như một cung thủ "phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa". Thuyền của ông vút qua cổng đá cánh mở, cánh khép với ba tầng cửa "cửa ngoài, cửa trong lại cửa trong cùng". Con thuyền giờ đây giống như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước vừa xuyên được vừa tự động lái được, lượn được. Với việc tiếp tực sử dụng các động từ "phóng, chọc, thủng, xuyên qua, xuyên nhanh, lái được, lượn được". Đã cho thấy cách đánh thần tốc của ông đò rồi chiến thắng một cách vinh quang. Câu văn "thế là hết thác" như một tiếng thở phào nhẹ nhõm khi ông lái đò đã bỏ lại hết thác ghềnh ở phía sau lưng. Tài nghệ chèo đò vượt thác của ông lái đến đây đã hoàn toàn chinh phục được độc giả. Người đọc thật sự tâm phục, khẩu phục. Đúng là ông lái đò đã đạt đến mức nghệ sĩ trong nghề nghiệp của mình. Đoạn trích đúng là đã dựng lên một cảnh tượng "có một không hai, xưa nay chưa từng có".
     
    Last edited by a moderator: 3 Tháng một 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...