Cảm nhận về đoạn thơ sau: "Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi.. Đất Nước có trong những cái" ngày xưa ngày xưa.. "mẹ thường hay kể Đất Nước bây giờ bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó.." (Trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm) Bài làm Ai đó đã từng nói rằng "Nếu mỗi người không thuộc về một đất nước, một quê hương thì giống như con chim không có tổ, cái cây không có rễ.." . Và ai đó cũng đã từng tự hỏi lòng: "Có mối tình nào nặng sâu hơn là mối tình Tổ quốc?" . Đi tìm câu trả lời cho câu hỏi ấy đã có biết bao hồn thơ cất cánh. Nếu Nguyễn Đình Thi là hình ảnh của một đất nước đau thương, căm hờn, quật khởi, vùng lên chiến đấu và chiến thắng huy hoàng. Thì với Lê Xuân Anh là dáng đứng Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân; Xuân Diêu là vẻ đẹp của đất nước "Tổ quốc tôi như một con tàu, mũi tàu rẽ sóng Cà Mau". Đặc biệt vào cuối năm 1971, từ chiến trường Bình Trị Thiên khói lửa, Nguyễn Khoa Điềm đã góp thêm một tiếng thơ hay về đề tài Đất nước qua trích đoạn: "Đất nước" - Trường ca "Mặt đường khát vọng". Đoạn trích này ghi dấu ấn trong lòng bạn đọc với một tư tưởng mới mẻ về đất nước: "Đất Nước của Nhân dân" được thể hiện qua chín câu thơ đầu: "Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi.. Đất Nước có trong những cái" ngày xưa ngày xưa.. "mẹ thường hay kể Đất Nước bây giờ bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó.." Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ nhà thơ trẻ những năm chống Mĩ, với phong cách thơ giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén, mang màu sắc trữ tình-chính luận. Vũ Văn Sỹ từng nhận xét về hồn thơ này: "Nguyễn Khoa Điềm đã thực sự đóng góp vào nền thơ hiện đại một giọng trữ tình đầy chất sử thi, một giọng thơ sôi nổi và cá tính, mộ cây bút gắn kết được tài hoa với vốn sống, vốn tri thức, văn hóa và sự mẫn cảm của một tấm lòng trước từng trang giấy". Tấm lòng nhà thơ có khi nào nguôi yên trước vận mệnh dân tộc, mỗi lần đặt bút viết là mỗi lần trái tim cuộn trào tình cảm thiết tha cùng sự suy tư, trăn trở, triết luận chặt chẽ và thuyết phục. Thơ ông có sức hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa xúc cảm nồn nàn và suy tư sâu nắng của người trí thức về đất nước. Kết tinh cho hồn thơ ấy phải kể đến "Đất Nước". Tác phẩm nằm trong đoạn trích chương V của trường ca "Mặt đường khát vọng", đoạn thơ đã làm nổi bật những cảm nhận mới mẻ của nhà thơ về Đất nước trên nhiều bình diện và được viết vào năm 1971 khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang bước vào giai đoạn ác liệt. Bấy giờ, phog trào đấu tranh chống Mỹ của nhân dân các đô thị miền Nam ngày càng trở nên mạnh mẽ, sôi nổi tiêu biểu là phong trào xuống đường đấu tranh của học sinh, sinh viên. Từ chiến trường Bình Trị Thiên khói lửa, Nguyễn Khoa Điềm đã sáng tác trường ca "Mặt đường khát vọng" để góp thêm tiếng thơ hay về đất nước, để lay động và thức tỉnh ý thức trách nhiệm của mỗi người đặc biệt là của tuổi trẻ đối với quê hương dân tộc, nhằm kêu gọi, khích lệ mọi người đứng lên, xuống đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu của toàn dân tộc. Từ đó, nhà thơ khẳng định tư tưởng lớn: Đất Nước là của Nhân dân, và Nhân dân chính là người đã làm ra Đất Nước. Nguyễn Khoa Điềm đã mở đầu đoạn trích đoạn thơ của mình bằng lời hồi đáp cho câu hỏi: "Đất Nước có tự bao giờ?" "Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi" Hai chữ "Đất Nước" vang lên trong trang thơ đầy thiết tha, trìu mến, bắt nguồn từ những gì gần gũi nhất, bình dị nhất trong đời sống vật chất và tâm hồn của mỗi người. Độc giả sẽ phát hiện một điều khác lạ đó là vùng đất vô tri, đất nước là nhân vật, là sinh thể có tâm hồn và với cách viết này cũng đồng thời bày tỏ sự trân trọng của tác giả những tình cảm thành kính, thiêng liêng, trân trọng dành cho đất nước. Điệp từ "Đất Nước" vang vọng suốt cả trường ca như một khúc nhạc thiết tha gợi cảm xúc, đưa ta về một miền không gian nối dài từ quá khứ gắn liền với biết bao phong tục tập quán thân thuộc hàng ngày, lịch sử lâu đời của đất nước và hiện tại đến tương lai. Hai từ thiêng liêng ấy không chỉ xuất hiện trong thơ của Nguyễn Khoa Điềm mà còn "làm bạn" với rất nhiều thi sĩ khác: "Việt Nam đất nước ta ơi Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn Cánh cò bay lả rập rờn Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sơm chiều" Và đất nước cứ như thế đã trở thành một danh từ thiêng liêng trong trái tim của bất cứ ai. Ý thơ của Nguyễn Khoa Điềm bàn về vấn đề chính luận, thời sự, nhưng lại sử dụng đại từ xưng hô "ta" vừa là nhân vật trữ tình vừa là mỗi chúng ta những người dân đất Việt. Qua đó, nhà thơ muốn thể hiện nét tâm tình trò chuyện thân mật giữa người con trai và người con gái, giữa "anh" và "em" về đất nước. Người con trai ở đây – "ta" như đang muốn cắt nghĩa, lý giải về cội nguồn, sự lớn lên của đất nước cho người con gái anh yêu. Tuy nếu mở rộng ý thơ "ta" ở đây cũng có thể coi là tất cả mọi người, là một cách nói bao hàm đại diện cho dân tộc Việt Nam. Cách xưng hô khiến vấn đề trở nên trừu tượng và vô cùng lớn lao khi đất nước đã lớn lao nhưng nay lại càng trở nên gần gũi, rõ ràng, cụ thể. Điều này thể hiện rất rõ qua phong cách thơ trữ tình – chính luận của tác giả. Nhà thơ khẳng định sự hình thành của đất nước từ bao đời nay qua ba chữ "đã có rồi" khiến cho hình ảnh đất nước bỗng sừng sững, hiện hữu trong lòng người đọc. Theo cách lý giải của Nguyễn Khoa Điềm thì "Đất Nước là một giá trị lâu bền, vĩnh hằng, đất nước được tạo dựng, được bồi đắp qua nhiều thế hệ, được truyền từ đời này qua đời khác. Cho nên " Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi " lời khẳng định đầy sự tự hào mãnh liệt về sự trường tồn của đất nước qua ngàn năm lịch sử. Đất nước cũng như trời và đất, khi ta sinh ra đã có đất và trời cũng như vậy, ta không biết được đất nước hình thành từ bao giờ, chỉ thấy hiện diện xung quanh ta với những gì đẹp và thân thương nhất. Những câu thơ tiếp tác giả triển khai và làm sáng rõ vấn đề được nên ra ở câu thơ đầu:" Đất Nước đã có từ rất lâu đời ". Ngược về quá khứ xa xôi, tuổi thơ của mỗi người lớn lên trong những lời ru, những câu chuyện cổ tích của bà và em: " Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa.." mẹ thường hay kể " Tác giả đã mượn chất liệu dân gian để diễn tả về sự ra đời của đất nước. Bốn chữ" ngày xưa ngày xưa "đưa chúng ta về một miền thăm thẳm, xa xôi. Nơi đó có hình ảnh của một cô Tấm dịu hiền, Thạch Sanh lương thiện, bà tiên ông Bụt với những phép màu diệu kỳ giúp đỡ cho những con người lương thiện gặp nạn.. Những câu chuyện đó đã khắc sâu về hình ảnh ông cha ta trong quá khứ và đất nước có trong những điều xa xưa ấy, tức là đất nước đã xuất hiện trước khi những câu chuyện này có mặt trong kho tàng dân gian đầy sắc màu. Khi những câu chuyện cổ tích có mặt trong đời sống tinh thần phong phú của nhân dân ta, ta lại thấy hình hài đất nước trong đó. Là đất nước của một nền văn học dân gian đặc sắc với những câu chuyện, cổ tích, truyền thuyết. Chính những câu chuyện và lời ru thân quen thưở nào đã là nguồn sữa ngọt lành nuôi dưỡng tâm hồn ta hướng về những điều tốt đẹp những bài học giá trị gắn liền trong cuộc sống. Không chỉ có trong cái " ngày xưa ngày xưa " Nguyễn Khoa Điềm còn xác định buổi ban đầu ấy qua một nét giản dị đã trở thành phong tục tập quán tốt đẹp của nhân dân ta đến hiện nay đó là ăn trầu: " Đất Nước bắt đầu với những miếng trầu bà ăn " Hình ảnh đất nước lớn lao kì vĩ, đối lập với hình ảnh miếng trầu lại bé nhỏ. Nghe có vẻ câu thơ phi lí vì đất nước kì vĩ và to lớn nhưng lại bắt đầu xuất phát từ miếng trầu nhỏ bé khiến ta liên tưởng đến chân lý: " Những điều lớn lao đều bắt đầu từ những điều nhỏ bé ". Câu thơ còn gợi nhắc về truyện cổ tích" Sự tích trầu cau "được xem là câu chuyện xưa nhất trong các truyện cổ. Tục ăn trầu của người Việt cũng bắt nguồn từ chính câu chuyện này. Điều này cho ta thấy miếng trầu tuy nhỏ bé nhưng gắn liền với truyền thống 4000 năm lịch sử, 4000 năm phong tục truyền đời cùng truyền thống hiếu khách: " Miếng trầu làm đầu câu chuyện " . Trải qua biết bao thăng trầm cùng lịch sử, miếng trầu đã trở thành hình ảnh thiêng liêng trong đời sống tinh thần người Việt: Miếng trầu giao duyên, miếng trầu cưới hỏi.. Và từ đó, hình ảnh này trở nên quen thuộc trong thơ ca. Bên cạnh những phong tục tập quán tốt đẹp của đất nước, nhà thơ còn muốn nhấn mạnh vào quá trình lớn lên của đất nước song hành cùng truyền thống đánh giặc giữ nước của dân ta: " Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc " Hai chữ" lớn lên "để chỉ sự trưởng thành của đất nước. Câu thơ như muốn gợi cho ta về 2 hình ảnh: Cây tre và truyền thuyết" Thánh Gióng ". Bao đời nay che không còn là hình ảnh xa lạ đối với đời sống của người dân Việt Nam mà nó đã đi sâu vào trong tâm hồn của mỗi con người đi vào những tác phẩm thơ, ca, nhạc, họa " Tre xanh Xanh tự bao giờ? Chuyện ngày xưa.. đã có bờ tre xanh Thân gầy guộc, lá mong manh Mà sao nên lũy nên thành tre ơi? Ở đâu tre cũng xanh tươi Cho dù đất sỏi, đá vôi bạc màu " Người Việt Nam giống như cây tre mạnh mẽ kiên cường, dù gặp mưa lũ, khó khăn những vẫn kiên cường. Cây tre cũng gắn liền với hình cảnh cậu bé Thánh Giong – cậu bé vụt lớn trở thành tráng sĩ, dũng mãnh nhổ tre bên đường diệt giặc khỏi bờ cõi Việt. Cũng từ đó, Thánh Gióng đã trở thành biểu tượng khỏe khoắn sức vóc cường tráng của tuổi trẻ Việt Nam kiên cường không khuất phục trước khó khăn, kẻ thù xâm lược. Truyền thống vẻ vag ấy đã đi theo suốt chặng đường dân tộc. Đã có biết bao nhiêu không kể cả tra cả gái họ đều sẵn sàng lên đường ra mặt trận. Họ ra đi mang trong mình tinh thần" Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh ". Những tháng năm ấy và những năm tháng sau này truyền thống yêu nước vẫn luôn là cội nguồn, là dòng huyết chảy trong lịch sử hào hùng của dân tộc. Cùng với đó, đất nước đã có từ rất lâu đời gắn liền với những thuần phong mĩ tục tốt đẹp. Nhà thơ đã đề cập đến tập tục bới tóc của người phụ nữ Việt Nam qua câu thơ: " Tóc mẹ thì bới sau đầu " Do công việc trồng lúa nước, phải lội xuống ruộng nên người phụ nữ phải bới tóc cho gọn gàng. Lâu dần điều đó trở thành nét đẹp mang đậm tính truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Không chỉ thế, Nguyễn Khoa Điềm còn cảm nhận về đất nước qua lối sống, tình cảm gắn bó giữa người với người, quan hệ đối xử giữa vợ và chồng và tình yêu chung thủy của họ " Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn ". Nhà văn muốn mượn vị mặn của muối, vị cay nồng của gừng để nói về tình yêu dài lâu, nồng thắm, tình cảm thủy chung, sự gắn bó keo sơn của vợ chồng để làm nên một gia đình chan chứa hạnh phúc. Đó cũng là một truyền thống rất quý báu của nhân dân ta. Không chỉ vậy, Đất nước còn được tác giả cảm nhận từ cách đặt tên giản dị: " Cái kèo, cái cột thành tên ". Ngôn ngữ Việt Nam có từ lâu đời, bắt nguồn từ việc đặt tên cho những vận dụng quen thuộc trong đời sống sinh hoạt hang ngày, lấy tên của chính những vật dụng ấy để đặt tên cho con cái. Bởi xa xưa, người Việt đã quan niệm đặt tên cho con càng xấu càng dễ nuôi. Hơn thế, là cảm nhận của nhà văn về truyền thống của con người Việt Nam cần cù, chịu khó. Để đất nước được như ngày hôm nay, không thể không kể đến công sức lao động của thế hệ ông cha, hay nói cách khác là quá trình dựng nước. Nhà thơ đã nói đến nghề trồng lúa nước: " Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng " . Bằng thành ngữ " một nắng hai sương " kết hợp với một loạt động từ" xay, giã, giần, sàng ", tác giả đã diễn tả rất cụ thể công việc của nhà nông, kèm theo đó là nỗi vất vả, cực nhọc, chịu thương chịu khó chăm chỉ lao động. Để làm ra hạt gạo ăn mỗi ngày đó là một quá trình vất vả. Thấm vào trong hạt gạo nhỏ bé còn là mồ hôi mặn, là những nhọc nhằn của những người nông dân tần tảo sớm hôm. Đất nước chúng ta trưởng thành từ những vất vả, lam lũ, một nắng hai sương như thế. Và sau tất cả những diễn giải ấy, tác giả đã một lần nữa khẳng định cội nguồn của đất nước với niềm tự hào mãnh liệt nhất: " Đât Nước có từ ngày đó " " Ngày đó "là một từ mang tính chất phiếm chỉ về thời gian. Ngày đó không biết chính xác là ngày nào nhưng ta chỉ biết rõ một điều: Đất nước của chúng ta đã tồn tại từ lâu đời. Từ khi có những câu truyện cổ tích, truyền thuyết, thời điểm bắt đầu của những phong tục tập quán, thuần phong mỹ tục, truyền thống đánh giặc giữ nước và cả nền văn minh lúa nước từ ngàn đời. Những nét văn hóa đẹp đẽ nhất đã được Nguyễn Khoa Điềm đưa vào thơ mình một cách tự nhiên và được cảm nhận vô cùng sâu sắc từ chiều sâu văn hóa và lịch sử. Nói tóm lại, chín câu thơ đầu tác giả đã thuyết phục người đọc bởi tư tưởng chính luận mà còn đi vào lòng người đọc bởi vẻ đẹp nghệ thuật độc đáo. Bằng những cảm nhận mới mẻ, sâu sắc về sự hình thành và sự hình thành và phát triển lâu đời của đất nước. Trong đoạn thơ, cấu trúc câu " Đất Nước đã có "," Đất Nước bắt đầu "," Đất Nước lớn lên "," Đất Nước có từ " cho phép hình dung cả quá trình sinh ra, lớn lên, trưởng thành của đất nước trong thời gian trường kì. Kết hợp đó là điệp từ" có "đã nối kết những hình ảnh khẳng định sự hiện hữu cùng tính truyền thống vừa đầy ân tình sâu nặng của đất nước như một nét riêng không thể hòa lẫn. Nhà thơ cũng đã thật khéo léo khi sử dụng cách nói giản dị, tự nhiên, đậm đà màu sắc dân gian quen thuộc nhưng trong một thể loại hết sức mới mẻ - trường ca. Nhìn lại bao quát đoạn thơ ta thấy Nguyễn Khoa Điềm sử dụng cấu trúc tổng-phân-hợp rất chặt chẽ. Hình ảnh thơ hàm súc, giàu chất liệu văn hóa, văn học dân gian nên có sức lắng đọng sâu sắc. Chỉ một đoạn thơ ngắn nhưng đã khơi dậy bao nét văn hóa, văn hóa dân gian quen thuộc, vừa được viết bằng những rung động của cảm xúc, nên rất dễ đi vào lòng người. Trả lời cho câu hỏi " Đất Nước có từ bao giờ? ", Nguyễn Khoa Điềm đã chiêm nghiệm là lựa chọn những chi tiết, hình ảnh hết sức thân thuộc, trong đời sống gia đình, đời sống lao động hàng ngày, trong câu chuyện cổ tích và tình cảm giữa những người thân yêu nhất. Từ cội nguồn sâu thẳm của quá trình sinh ra, lớn lên và phát triển, đất nước đã gắn liền với nhân dân. Do đó, tư tưởng mà chín dòng thơ thể hiện là tư tưởng" Đất Nước của Nhân dân "– tư tưởng chủ đạo của đoạn trích, đã thấm nhuần từ quan niệm đến cảm xúc, từ hình tượng đến chi tiết nghệ thuật tác phẩm. Tư tưởng này không phải đến Nguyễn Khoa Điềm mới có mà đã có một quá trình dài được khẳng định trong lịch sử văn học dân tộc. Tuy nhiên, để tư tưởng " Đất Nước của Nhân dân " trở thành cảm hứng chủ đạo, xuyên thấm mọi biểu hiện tinh tế nhất của hình tượng Đất Nước, lại được cảm nhận một cách toàn diện sâu sắc trên nhiều bình diện, thì đóng góp đặc sắc của Nguyễn Khoa Điềm thực sự là một viên ngọc sáng. Thành công khi thể hiện tư tưởng của nhân dân là Nguyễn Khoa Điềm đã lựa chọn cho mình chất liệu văn hóa phù hợp đó là chất liệu văn hóa dân gian. Vẫn biết rằng chất liệu thuộc hình thức nghệ thuật của một bài thơ mà nghệ thuật chỉ làm nên câu thơ còn trái tim là nghệ sĩ. Tuy nhiên, việc thể hiện tiếng nói của trái tim là rất quan trọng. Văn hóa dân gian trong tác phẩm nói chung và trong đoạn trích nói riêng là những câu tục ngữ ca dao, những làn điệu dân ca, những câu hò sông nước, những câu chuyện cổ tích, những phong tục tập quán mà Nguyễn Khoa Điềm đã chiêm nghiệm và chọn lọc dựa trên vốn hiểu biết am tường và sâu rộng. Đúng như Diệp Tiếp khẳng định: " Thơ là tiếng lòng ". Tiếng lòng của thơ thật sự có ý nghĩa khi nó là lời nói chân thành, đằm thắm. Tiếng lòng ấy đủ sức lan tỏa, đồng điệu với lòng người nhịp bước theo tháng năm. Chính tiếng lòng của một trái tim yêu nước bỏng cháy nên Nguyễn Khoa Điềm đã có những vẫn thơ có sức lay động đến trái tim, thức tỉnh nhận thức của nhiều người để nhận ra vẻ đẹp bình diij mà cao đẹp của đất nước, để họ xuống đường đấu tranh với tinh thần phơi phới: " Xẻ dọc Trường Sơn, đi cứu nước Mà lòng phơi phới dậy tương lai! " (Theo chân Bác – Tố Hữu) Từ đây, ta mới thấm thía sức mạnh của thơ ca, của nghệ thuật chân chính. Sức mạnh đó chỉ có thể phát huy tối đa khi nó là tiếng lòng chân thành, tha thiết; nó chỉ có thể chạm được vào trái tim khi nó được xuất phát từ trái tim. Chính vì thế, tiếng nói từ trái tim bao giờ cũng là những lời ca tuyệt diệu nhất. Nói tóm lại, chỉ bằng chín câu thơ đầu trong đoạn trích" Đất Nước "của trường ca" Mặt đường khát vọng "là sự khẳng định về một tư tưởng mới mẻ" Đất Nước là của nhân dân ", là lý giải hoàn hảo cho những thắc mắc của độc giả về câu hỏi:" Đất Nước có từ bao giờ và đất nước là của ai? "Một cách cắt nghĩa, giải thích đầy mới mẻ. Chẳng phải nơi chúng ta đang sống, mọi thứ quanh mình, đều là những gì thuộc về đất nước hay sao? Từ những hình ảnh thực tế của truyền thống, phong tục tươi đẹp mang đậm dấu ấn của tư tưởng Đất Nước. Nhà văn cũng muốn khắc sâu vào từng trái tim, từng tâm hồn người đọc về ý thức được về đất nước, sự tồn tại của đất nước khiến mỗi chúng ta phải ý thức được về việc phải có trách nghiệm bảo vệ lão thổ, bảo vệ bờ cõi đất nước. Dù ta là ai, chỉ cần ta sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này, trái tim sẽ mãi luôn nhớ, ta lại thấy thấm thía những vần thơ trong" Sao chiến thắng "của Chế Lan Viên: " Ôi Tổ quốc ta, ta yêu như máu thịt Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng Ôi Tổ quốc nếu cần ta phải chết Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông".
Chẳng biết từ bao giờ, đất nước đã hòa vào những hồn thơ như lạch ngầm sáng tác không bao giờ vơi cạn trong văn học nước ta. Khi ta thuở còn thơ, ta đã bắt đầu bắt gặp hình ảnh đất nước rất đỗi bình dị trên từng trang giấy: "Em về làng xóm Tre xanh, lúa xanh Sông máng lượn quanh Một dòng xanh mắt.." Hay chợt nhớ đến: "Ôi những cánh đồng quê chảy máu Dây thép gai đâm nát trời chiều" (Nguyễn Đình Thi) Cho dù trải qua bao thăng trầm của thời thế, là trong chiến tranh hay đã hòa bình, đất nước vẫn in vẹn nguyên cái vẻ đẹp của dáng hình xứ sở vào từng câu thơ. Bao giờ đất nước còn đau, thơ vẫn còn đau. Đi cùng năm tháng, qua những thăng trầm, bão giông, thơ ca và đất nước vẫn không hề chia xa mà còn hoa quyện thắm thiết, bền chặt hơn bao giờ hết. Và với Nguyễn Khoa Điềm cũng thế, đât nước đã len lỏi vào những rung động thường trực nơi ngực trái, đi ra từ "cơn nắng" "cơn mưa" đời mình, ông đã cất lên những lời thơ đẹp như thiên giao hưởng qua trường ca "Mặt đường khát vọng", tiêu biểu là đoạn trích "Đất Nước". Đọc "Đất Nước" của Nguyễn Khoa Điềm, ta không khỏi nghẹn ngào trước vẻ đẹp hình tượng của đất nước mình, một đất nước đã có từ hàng ngàn năm văn hiến, qua đôi mắt của ta, đất nước đã đẹp nay vào thơ của Nguyễn Khoa Điềm lại càng đẹp hơn, gần gũi và dung dị một cách lạ thường. Vẻ đẹp ấy và với tư tưởng mới mẻ, sự chiêm nghiệm về nguồn gốc của Đất Nước đã được nhà thơ hội tụ và tỏa sáng qua chín câu thơ đầu, nhằm lí giải Đất Nước đã có từ bao giờ: "Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi .. Đất Nước có từ ngày đó.." Có thể nói cảm hứng về Đất Nước và nhân dân anh hùng luôn sục sôi và thổn thức trong tâm khảm của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, ông có một lòng yêu nước không chỉ là lòng hang hái chiến đấu căm thì giặc mạnh mẽ mà còn là niềm tự hào về lịch sử bốn ngàn năm hào hùng của dân tộc những chiến công mà ông cha ta đã dựng nước và giữ nước. Bởi người xưa đã từng cho rằng: "Trước khi biến thành mực chảy qua ngòi bút, những gì nhà văn viết ra chảy qua tim như một dòng máu". Và có lẽ, Nguyễn Khoa Điềm cũng như thế. Sinh ra và lớn lên tại Cố đô Huế - nơi ươm mầm bao chiến sĩ anh hùng và là cái nôi nuôi dưỡng biết bao thi sĩ, Nguyễn Khoa Điềm đã dành cả tuổi trẻ để lắng nghe từng nhịp biến chuyển của chiến tranh, để lắng nghe từng cái âm vang của đất nước đang gồng mình lên chống Mỹ. Từ những âm vang thổn thức đó, từ những cái khổ đau đó, bằng giọng thơ trữ tình giàu chất chính luận cùng hòa quyện nhất quán giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng, vào năm 1971, ngay lúc bàn viết của ông đang đặt cạnh bom dội, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã viết nên trường ca "Mặt đường khát vọng" tại chiến khu Bình Trị-Thiên. Bản trường ca viết về sựu thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị tạm chiếm miền Nam, về sứ mệnh mà thế hệ trẻ mang trên vai mình, hòa nhịp với cuộc chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược, đó là thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm vào tác phẩm của mình. Và với chương thơ thứ V mang tựa đề "Đất Nước" là chương cuối của bản trường c với tư tưởng cốt lõi "Đất Nước của nhân dân", không chỉ riêng bài "Đất Nước" mà dường như tư tưởng "Đất Nước của nhân dân" đã chi phối tất cả các sáng tác của ông. Có thể nói, Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ đầu tiên và cũng là nhà thơ duy nhất trầm tư suy nghĩ và nói về thời điểm ra đời của đất nước. Và với câu thơ đầu tiên, ông đã khẳng định cội nguồn của đất nước, không có ở đâu xa mà ngay ở chính trong cuộc đời mỗi chúng ta, đó là điểm đặc biệt của Nguyễn Khoa Điềm: "Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi" Khi đọc lên câu thơ đầu tiên, dường như có một cảm giác gì đó đã dội vào tâm khảm ta, một cảm giác thật đặc biệt, ta cảm nhận trước mắt như có cái gì đó đã xưa cũ vậy, dù vẫn còn mơ hồ nhưng đã khơi gợi trong ta một niềm nghĩ, niềm suy về hai tiếng "Đất Nước". Đã bao giờ chúng ta tự đặt câu hỏi rằng "Đất Nước đã có từ bao giờ" chưa? Và sự thật là không ai có thể xác định được rõ nguồn gốc đất nước ta đã có từ bao giờ, cũng không có một con số cụ thể nào có thể khẳng định được nó nhưng đối với Nguyễn Khoa Điềm, ông có một niềm tin vô cùng chắc chắn "Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi". Đại từ phiếm chỉ "ta" mang theo một cảm nhận toàn thể về bức tranh của đất nước và con người Việt Nam từ quá khứ, hiện tại đến tưởng lai. "Ta" như nói đến nhân vật trữ tình là nhà thơ cùng thế hệ của ông, hay cũng có thể là thế hệ cha ông ta ngày xưa đã dựng nước và giữ nước, hay cũng có thể là chúng ta hôm nay. Ba chữ "đã có rồi" vang lên tha thiết, khẳng định chắc nịch đầy tự hào và hùng hồn về sự trường tồn vĩnh cửu của dất nước, từ khi ta chưa ra đời cho đến lúc lớn lên, đất nước đã hiện hữu, sừng sững và hiên ngang xuyên suốt bốn ngàn năm văn hiến. Đất nước đã ra đời trước, đón nhận và trở thành cái nôi chung ươm mầm biết bao "mầm sống", chờ đợi bao thế hệ con người và tiếp tục cùng nhau gắn bó, cùng nhau nuôi dưỡng và phát triển. Sau khẳng định chắc nịnh về sự tồn tại của đất nước, tác giả dần dần vén màn cho ta thấy rõ hơn về nguồn gốc của mảnh đất hào hùng này: "Đất nước có trong" ngày xửa ngày xưa.. "mẹ thường hay kể" Ngay từ những câu đầu, Nguyễn Khoa Điềm đã đưa cội nguồn đất nước về con người ngay từ thuở nằm nôi: "Sơ sinh lòng mẹ đưa nôi Hồn thiêng đất nước cũng ngồi bên con" (Huy Cận) Cụm từ "ngày xửa ngày xưa" như con thuyền nhỏ dẫn lối ta về miền ký ức, miền ấu thơ của một thời tuổi trẻ hồn nhiên, gợi lại cho ta những câu chuyện mà ba thường hay kể, những lời ru êm đềm mẹ hát bên cánh nôi dưới cái đêm trặng đầy thơ mộng, giữa cái ban trưa oi bức bập bùng hương gió. Ngày xửa ngày xưa- nơi có cô Tấm tôt sbungj, hiền diệu, nơi có Thạch Sanh dũng cảm, ngày xửa ngày xưa – nơi chất chưa bao sự tích thấm dấm giọt màu yêu thương, nơi có bản sắc văn hóa của dân tộc ta hiện lên đầy cổ kính qua "sự tích bánh chưng bánh dày", tình mẹ ấm áp trong "sự tích cây vú sữa".. Và từ chính câu chuyện của mẹ, con đã biết yêu thương, biết nhân hậu, biết Chân – Thiện – Mỹ, biết sống ngay thẳng, thật thà, biết đoàn kết giúp đỡ nhau khi hoạn nạn.. Đó chính là những giá trị thiêng liêng, cao đẹp như bầu sữa nọt lành đã nuôi lớn giá trị tinh thần mỗi con người Việt Nam ta. Từ những câu chuyện "ngày xửa ngày xưa", vẫn là giọng điệu thủ thỉ, tâm tình ấy, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm tiếp tục đưa ta đến với "Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà kể" gợi một không khí trầm lắng, thiêng liêng. Cũng như ca dao, miếng trầu ra đời với câu chuyện nhà bà thuở xa xôi của quá khứ vọng về, "miếng trầu là đầu câu chuyện" chở trong mình lịch sử bốn ngàn năm văn hiến, khi tục ăn trầu được hình thành và "sự tích trầu cau" mang ý nghĩa nhân văn nhân bản sâu sắc. Thật độc đáo cũng thật khác lạ, Nguyeexm Khoa Điềm đã hình dung đất nước đã có từ lâu đời, đã đi về miền xa cổ tích, đi cùng hình ảnh mẹ kể chuyện, hình ảnh bà ăn trầu, mà chẳng phải là những con số, những đại anh hùng nào cả. Từ buoiot hông hoang của lịch sử, đất nước đã hình thành, trở thành không gian địa lý chở che con người, rồi con người yêu quý đất nước, tạo nên những văn hóa, phong tục tập quán đẹp đẽ, gắn kết giữa Đất và Người mãi mãi. Và từ xưa, nghiễm nhiên một đất nước thì không thể thiếu truyền thống, mà một trong những truyền thống thiêng liêng nhất của đất nước ta là truyền thống đánh giặc: "Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc" Nhắc đến "trồng tre đánh giặc" ta lại nhớ đến ngay truyền thuyết Thánh Giong có tự bao giờ, Thánh Giongs đã nhổ bụi tre ngà đánh giặc Ân, ta vẫn hay gặp truyền thuyền ấy qua lời kể của mẹ của bà và cho đến nay truyền thuyết ấy vẫn truyền từ đời này qua đời khác, bất diệt với thời gian bởi đó là truyền thông ánh hùng quý báu, ngợi ca tình thân của cả dân tộc. Trong "Bài thơ của một người yêu nước mình", Trần Vàng Sao cũng có những dòng thơ ngợi ca truyền thuyết Thánh Gióng: "Nuôi lớn người từ ngày mở đất Bốn ngàn năm nằm gai nếm mật Môi tấc lòng cũng trứng Âu Cơ Một tiếng nói cũng đầy hồn Thánh Gióng" Cũng như đất nước, tre đã hiện lên từ rất lâu, từ bốn nghìn năm văn hiến ấy. Tre đã đi vào những gì gần gũi nhất, đi vào tâm thức của tuổi thơ, hiện lên cây tre đầu làng, trong từng kí ức, trong từng giấc mơ trưa, tre như trở thành người bạn kiến cố cho những nhà bình dị mà ấm áp, trở thành chiết cầu vắt vẻo cho trẻ nông thông vẫn hay tinh nghịch đi qua.. hình ảnh đó đã in sâu vào tâm trí mõi con người Việt. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.. Tre gắn liền với đời sống của dân tộc, còn là biểu tượng cho đjep tâm hồn, phẩm chất tốt đẹp của nhân dân: Rắn rỏi, thật thà, chất phát, đôn hậu và vô cùng kiến quyết, bất khuất. Như vậy, bằng giọng thơ thăng trầm, trang nghiệm của mình, ông đã khiến người đọc như suy nghĩ về cội nguồn đất nước giàu chất triết luận mà vẫn thiết tha. Qua câu thơ, tác giả vừa cho thấy đuơc văn hóa truyền thống, thấy đuợc bản sắc của dân tộc ta cũng như vẻ đẹp của tinh thần anh hùng chiến đấu của nhân dân ta. Và tiếp theo, cùng với tục ăn trầu, truyền thống đánh giặc và hào hùng, Nguyễn Khoa Điềm đã ngợi ca về vẻ đjep giản dị, đằm thắm và dịu dàng của người mẹ nói riêng và người phụ nữa Việt Nam nói chung qua tục ngữ "búi tóc sau đầu" ở câu thơ tiếp theo: "Tóc mẹ thì bới sau đầu" Mái tóc "bới" cuộc tròn gọn gàng của mẹ đã đi vào trang thơ Nguyễn Khoa Điềm thật sâu lắng và tinh tế biết bao. Ý thơ gợi cho ta vẻ đẹp giản dị, tần tảo của người phụ nữ, thường họ chỉ để tóc thẳng nhưng vì lo việc đồng áng, chăm sóc gia đình, nên họ đã búi cuộn để thuận lợi công việc mỗi ngày. Hình ảnh đó đã trở thành nét đặc trưng của văn hóa nước ta, tục "búi tóc thành cuoocjn sau gáy", nó đã hằn ghi về một tập quán rất duyên, phảng phất một né tanh hừng đó là thể hiện tinh thần dân tộc đôc lập dân chủ, không quy phục phương Bắc, không quy phục phương Tây. Những cái búi ấy có thể khoogn có trâm cài đinh ngọc lấp lánh nhưng nó có nhiều hơn cái trâm cái đó, là tình yêu và sự tần tảo, sự hiền dịu mà người mẹ dành cho con, bà dành cho cháu. Với Nguyễn Khoa Điềm, Đát Nước còn ẩn mình trong những vật nhỏ bé nhất, Đất Nước ẩn mình trong hạt muối, nhánh gừng, đắm sâu trong tình thương của mẹ cha: "Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn" Chắc lọc từ văn hóa dân gian, câu thơ trầm tình những ý từ xâu xa. Dù cuộc sống có thiếu thốn, có gian khổ, nhưng cha mẹ vẫn thương nhau bằng cái cay của gừng, cái mặn của muối. Tác giả sử dụng thành ý nhằm ngụ ý tình yêu của cha mẹ, những ân tình thủy chung mà cha mẹ cùng nhau vẫn mãi mặn mà mà đinh ninh không gì có thể có thể thay đổi được. Một ngày nên duyê, cả đời ân tình không sao kể xiết: "Muối ba năm muối vẫn đang còn mặn Gừng chin tháng gừng hãy còn cay Đôi ta nghĩa nặng tình dày Dẫu có xa nhau đi nữa ba vạn sáu ngày mới xa" Tác giả đã cảm nhận đất nước trong nghĩa tình, trong gian nan, cay đắng, đồng cam cộng khổ thể hiện bền chặng, nặng tình nặng nghĩa. Câu thơ đúc lại thể hiện đạo nghĩa vợ chồng, đó là truyền thống đạo lí, thuần phong mỹ tụccủa ngời Việt Nam muốn nhắm gửi cho con cháu sau này. Câu thơ "Cái kèo, cái cột thành tên", gợi nhắc đến tập quán làm nhà cổ của người Việt Nam xưa. Cột chống nhà lên trên cao, kèo giữ cột lại với nhau tạo nên thế đứng vững chãi, tránh mưa to gió lớn. Đó cũng chính là mái ấm cho mọi gia đình có thể đoàn tụ bên nhau, căn hà gắn kết bao con cháu. Câu thơ tràn ngập ý vị của niềm tự hào về tiếng Việt, thứ tiếng mà ông bà ta đã đấu tranh để gìn giữ nó không bị mất đi và bâyh giờ trở thành thứ tiếng hào hùng hơn tất cả và thể hiện bản sắc phong tục tập quán ta là phong tục đặt con đầy yêu thương từ đáng sinh thành. Và rồi, đất nước tiếp tục "lớn lên" với hình ảnh "hạt gạo" trải qua biết bao thử thách để đucợ trắng ngần, để thành thức ăn và là nguồn sống đã nôi dưỡng biết bao thể hệ: "Hjat gạo một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng" Đã từ rất lâu, hạt lúa và người nông dân cần cù, mộc mạc là mảng màu không thể thiếu trong bức tranh đồng quê Việt Nam, là truyền thống nông nghiệp lúa nước đã tồn tại trên dải đất hình chữ S này từ lâu đời. Trong thời điểm khó khan ấy, hạt ngọc được xem như là "hạt ngọc trời". Đất nước đã trải qua biết bao thăng trầm, dù là "cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng" hay "khoai sắn ngọt bùi" và "hạt ngọc trời" ấy cũng đều quý giá vô cùng. Nguyễn Khoa Điềm đã vận dụng thành ngữ "một nắng hai sương" để nói lên bao khổ nhọc của người nông dân trải qua để làm nên hạt gạo, người nông dân phải dãi nắng dầm sương, "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời", tỉ mỉ xay, giã, giần, sàng. Vậy nên qua câu thơ ta thềm trân trọng công sức lao động và thức ăn, để đánh đổi được hạt gạo cho ta ăn mỗi ngày người nông dân phải vất vả ngày đem để cho ta thứ dẻo ấy. Và câu thơ cuối cùng của chin câu thơ đầu đã khẳng định đầy chắc nịnh lại một lần nữa cội nguồn của đất nước: "Đất Nước có từ ngày đó.." Cụm từ "ngày đó" đã khái quát lại toàn bộ ý thơ của chin câu thơ đầu. Tất cả, tất thảy những điều nhỏ nhặt ấy đã làm nên một đất nước bây giờ. Dấu chấm lửng làm câu thơ như ngân dài thiết tha và sâu lắng, nối dài những văn hóa truyền thống, văn hiến, phong tục tập quán.. thể hiện sự bất tận, trường tồn vĩnh hằng từ xa xưa của đất nước, làm nên chất lieu dân gian qua chính câu thơ đầu. Đúng như lời Bác đã dặn trước lúc đi xa: "Rằng muốn yêu Tổ quốc mình, phải yêu những câu hát dân ca". Nếu không có một sự trân trọng về những gì cha ông ta đã chắt chiu, gìn giữ suốt bốn nghìn anwm văn hiến ấy thì Nguyễn Khoa Điềm sẽ không có những câu thơ có thể rụng động trái tim người Việt đến như vậy. Tư tưởng mới mẻ, đặc biệt của Nguyễn Khoa Điềm ở chỗ ông đã không viết hình tượng đất nước ra đời từ những con số, những sự kiện lịch sử rõ rệt hay gì mà ông đã chọn điểm nhìn gần gũi để miêu tả Đất Nước tự nhiên bình dị mà không kém phần thiêng liêng. Đoạn trích đã thể hiện cảm nghĩ mới mẻ của tác giả qua những vẻ đẹp đất nước được phát triển qua chiều dài lịch sử, chiều rộng địa lý và chiều sâu của văn hóa. Thành công của đoạn thơ trên còn là nhờ vào việc tác giả đã sử dụng khéo léo các chất liệu văn hóa dân gian như phong tục ăn trầu, tục búi tóc, truyền thống đáng giặc.. Các điểm nhìn nghệ thuật được điểm xuyết tản mạn nhưng lại mang tính chất chọn lọc, lựa chọn, có tình tiêu biểu cho những góc nhìn từ huyền thoại ca do, cổ tích, tục ngữ. Ngôn ngữ thơ mộc mạc giản dị, thể thơ tự do hình ảnh giàu sức liên tưởng cùng giọng thơ thue thỉ, tâm tình.. Tất cả đã tạo nên một tác phẩm đầy nhân văn và sâu sắc, đi sâu vào trái tim người đau không sao quên được khi gấp lại trang thơ. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã từng tâm sự rằng: "Tôi cố gắng thể hiện hình ảnh Đất Nước giản dị, gần gũi nhất. Đó là cách để đi vào lòng người, đồng thời cũng là cách để tôi đi con đường riêng của tôi, không lặp lại người khác". Lời tự bạch của nhà thơ như là một kim chỉ nam giúp ta thấy hình tượng đất nước khi hình thành theo một cách nhìn riêng biệt không giống vơi sbaats kì thi sĩ nào khác của Nguyễn Khoa Điềm. Như vậy, chỉ qua chin câu thơ đầu, còn chưa hết đoạn trích "Đất Nước" mà ta đã bắt gặp hình tượng Đất Nước vừa thân quen mơi slaj, vừa thâ thương và hào hùng đến như thế rồi, Đất Nước hình thành cùng văn hóa, bản sắc, phong tục tập quán người Việt cùng những hình ảnh gần gũi, dung dị cây tre, miếng trầu, cái cột, cái kèo.. tất cả hiện lên đầy sừng sững tự hào, tự hào về những điều nhỏ nhặt nhất để đem đến một Đất Nước lớn kiến cường và bất khuất. Nguyễn Khoa Điềm đã khắc họa thành công nên một Đất Nước toàn vẹn, là sự thống nhất của lãnh thổ và văn hóa, của lịch sử và sự sống, một Đất Nước trong không gian tinh thần của người Việt Nam. Cuối cùng đúc kết lại ta thấy từng câu chữ trong từng trang thơ của Nguyễn Khoa Điềm luôn cháy bỏng tình yêu quê hương đất nước, mảnh đất giàu nghĩa tình này.
Tham khảo 3: "Sách cũ xem trăm lần chẳng chán Thuộc lòng ngẫm nghĩ một mình hay" Dẫu cho lớp bụi thời gian đóng dày trên thảm cỏ thơm thuở nào, ngắm mấy câu thơ ý vị của cổ nhân, chợt nhớ đến Tố Hữu và những trầm tích thơ ca còn lưu lại trong bài thơ Việt Bắc. Mười câu thơ đầu khổ chín bài thơ đã để lại ấn tượng sâu lặng trong lòng người đọc biết bao thế hệ. Với đoạn thơ này, nhà thơ Tố Hữu đã mang đến cho người đọc một bức tranh tứ bình đẹp lộng lẫy về một miền núi đất nước. Ngôn từ là tinh hoa quý nhất của một người làm thơ, viết văn. Người làm thơ cũng như người làm vườn vậy, muốn vườn hoa ngôn ngữ của mình mở ra những bông hoa đẹp nhất thì phải bỏ nhiều tâm huyết, phải trải qua "những cơn địa chấn của tâm hồn" mới có thể tạo ra "những ngân vang" tựa như "những bước sóng" đến gõ cửa tâm hồn người đọc. Để tạo ra Việt Bắc, chắc hẳn Tố Hữu cũng phải trải qua một quá trình lao động và sáng tạo nghệ thuật như vậy. Tố Hữu, tên thật là Nguyễn Kim Thành. Ông là một nhà thơ cách mạng tiêu biểu của Việt Nam, đồng thời ông còn là một chính khách, một cán bộ lão thành. Không chỉ vậy, nhà thơ Tố Hữu còn được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam bởi ông luôn thể hiện lẽ sống lớn, tư tưởng, lí tưởng lớn, tình cảm cách mạng của con người Việt Nam hiện đại nhưng mang đậm chất dân tộc. Và Việt Bắc cũng là một trong số tác phẩm được coi là đứa con tinh thần của nhà thơ. Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi. Tháng 7 năm 1954, hiệp định Giơ – Ne – Vơ về Đông Dương kí kết. Hòa bình lặp lại, miền Bắc nước ta được giải phóng và bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới. Một trang sử mới của dân tộc được mở ra. Tháng 10 năm 1954, những người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng và chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô. Nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc. Bài thưo là đỉnh cao của thơ Tố Hữu nói riêng, của thơ ca kháng chiến chống Pháp nói chung. Và mười câu đầu của khổ chín bài thơ đã được đánh giá như một bức tranh đẹp nhất về Việt Bắc trong nỗi nhớ của nhà thơ, là sự hòa quyện thắm thiết giữa người và cảnh, là ấn tượng không thể phai mờ về con người Việt Bắc cần cù lao động, thủy chung tình nghĩa. Ai đó đã từng nói rằng: "Hoa Lữ Phong ở lại giữa cuộc đời nhờ hương thơm của nó, chim Sơn Tước ở lại giữa cuộc đời nhờ tiếng hót vút cao của nó giữa dàn đồng ca của núi rừng." Cũng như vậy, một tác phẩm muốn neo đậu thật lâu trong người đọc thì nó phải mang cho mình một sứ mệnh riêng. Ý thức được điều đó, Tố Hữu đã thực hiện trọn vẹn sứ mệnh của mình, ông đã thổi hồn, đánh thức người đọc vào những câu thơ Việt Bắc. Mở đầu đoạn thơ là câu hỏi tu từ "Mình về mình có nhớ ta". Câu thơ không dùng để hỏi mà nó chỉ là cái cớ để người ra đi bày tỏ nỗi lòng mình "Ta về ta nhớ những hoa cùng người." Đẹp nhất trong nỗi nhớ về Việt Bắc là sự hòa quyện thắm thiết giữa người và cảnh. Tố Hữu lựa chọn thật đắt hình ảnh đối xứng: Hoa – người. Hoa là vẻ đẹp tinh túy nhất của thiên nhiên, kết tinh từ hương đất sắc trời, tương xứng vơi con người là hoa của đất. Bởi vậy, đoạn thơ được cấu tạo: Câu lục nói đến thiên nhiên, câu bát nói đến con người. Nói đến hoa hiển hiện hình người, nói đến người lại lấp loáng bóng hoa. Vẻ đẹp của thiên nhiên và con người hòa quyện với nhau tuy hai mà một tỏa sáng bức tranh thơ nên bốn cặp lục bát đã tạo nên một bức tranh đặc sắc. Cả bài thơ là một hoài niệm nhớ thương tuôn chảy về những năm tháng ở chiến khu Việt Bắc rất gian khổ nhưng vui tươi hào hùng. Nhưng có lẽ để lại ấn tượng sâu đậm nhất với bức tranh Tứ Bình xuân – hạ - thu – đông qua tám câu thơ tiếp theo. Hình ảnh thơ như được chất lọc qua con mắt tinh tế của thi nhân: Rừng xanh và chuối hoa đỏ. Hình ảnh rừng xanh truyền thẳngn đến người đọc cảm nhận về một màu xanh lặng lẽ, trầm tỉnh của rừng già. Cái màu xanh ngan ngát đầy sức sống ngay giữa mùa đông lạnh giá. Cái màu xanh chất chứa bao bí ẩn "Nơi thiêng liêng rừng núi hóa anh hùng" . Màu xanh núi rừng Việt Bắc: "Rừng giăng thành lũy thép dày Rừng che bộ đội rừng vây quân thù" Trên cái nền xanh ấy nở bừng bông hoa chuối đỏ tươi như những ngọn lửa thắp sáng cả cánh rừng. Cái màu đỏ tươi gam màu nóng của bông chuối nổi lên giữa màu xanh bát ngát của núi rừng làm cho thiên nhiên Việt Bắc trở nên tươi sáng, ấm áp và như tiềm ẩn một sức sống, xua đi cái hoang sơ lạnh giá, hiu hắt vốn có của núi rừng. Câu thơ làm ta liên tưởng tới màu đỏ hoa lựu trong thơ Nguyễn Trãi: "Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ Hồng liên trì đã tịn mùi hương." Từ liên tưởng ấy ta thấy mùa đông trong thơ Tố Hữu cũng lan tỏa hơi ấm của mùa hè chứ không lạnh lẽo hoang sơ, bởi màu đỏ của hoa chuối cũng như đang phun trào từ những màu xanh của núi rừng. Cặp lục bát này chính là một bức tranh tứ bình của mùa đông. Mà không có sức mạnh nào tạo nên sức sống cho bức họa bằng màu sắc. Tố Hữu đã thể hiện tài năng của mình bằng sự tinh tế của một nghệ sĩ tài ba khi phối màu cho bức tranh của mình. Gam màu xanh mát lạnh chỉ làm tăng thêm cái băng giá của mùa đông nên để gieo vào một hơi ấm tác giả đã chọn một gam màu nóng sáng, đó là màu đỏ tươi của hoa chuối rừng. Từ xa trông tới, bông hoa như những bó đuốc thắp sáng rực tạo nên một bức tranh với đường nét, màu sắc vừa đối lập vừa hài hòa, vừa cổ điển vừa hiện đại. "Đèo cao nắng ánh giao gài thắt lưng" Trên cái phông nền hùng vĩ và thơ mộng ấy, hình ảnh con người xuất hiện thật vững trãi, tự tin. Con người đứng trên đỉnh "đèo cao" có tác dụng tôn lên tư thế, tầm vóc hào hùng đứng trên thiên nhiên hòa vào vũ trụ mênh mông bao la làm chủ cuộc sống. Đây là một quan niệm nghệ thuật độc đáo thường thấy trong thơ Tố Hữu khi viết về con người, dù là quân hay dân đều ở thế chủ động và đi lên phía trước. Con người xuất hiện trong câu thơ là người lao động bình dị góp sức nhỏ bé của mình cho cuộc chiến đấu. Nhà thơ Tố Hữu đã rất tinh tế khi nắm bắt khoảnh khắc giao thoa kì diệu giữa thiên nhiên và con người. Những thép dao để trằn được mài sáng lóa gài nơi thắt lưng, được ánh nắng hiếm hoi của mùa đông chiếu vào tạo nên sự phản quang kì lạ, tỏa ra thứ ánh nắng lung linh, chói lóa, lấp lánh. Con người như một điểm tụ của ánh sáng. Con người ấy đã trở thành linh hồn của bức tranh mùa đông Việt Bắc. Câu thơ đã thể hiện thái độ yêu thương, trân trọng, ca ngợi nhân dân lao động của nhà thơ Tố Hữu. Cứ nơi nào có người lao động, nơi đó có ánh hào quang lấp lánh. Cái lạnh của mùa đông cũng phút chốc được xua tan chỉ còn lại cảm giác ấm áp, vui tươi của người lao động. "Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang." Nhà thơ không viết là "mùa xuân" mà thay bằng "ngày xuân" đầy tinh tế. Đó là thái độ ngỡ ngàng, trầm trồ trước vẻ đẹp lộng lẫy của đất trời vạn vật mùa xuân diễn ra, thay đổi qua từng giây, từng phút, từng ngày để tác giả chọn lấy một hình ảnh có thần nhất về bức tranh mùa xuân nơi núi rừng Việt Bắc. Nhớ đến Việt Bắc mùa xuân là nhớ đến hoa mơ "nở trắng rừng". Chữ "trắng" gợi lên một sắc trắng tinh khiết, mênh mang, một thế giới hoa mơ bao phủ tạo nên sức xuân ngập tràn đất trời núi rừng Việt Bắc. Một mùa xuân trong trắng, tinh khôi và tràn đầy sức sống như cái man mác, dịu nhẹ của mùa xuân đầu tiên nơi Việt Bắc, đồng thời là hình ảnh đáng nhớ, đầy vấn vương lưu luyến khi phải chia xa đất và người nơi đây. Người đi không thể nhớ sắc trắng hoa mơ nơi xuân rừng Việt Bắc và lại càng không thể nhớ đến con người Việt Bắc, cần cù uyển chuyển trong vũ điệu nhịp nhàng của công việc lao động thầm lặng mà tài hoa. "Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang" Trong dân gian từ xưa cho đến nay luôn cho rằng mùa xuân là mùa của các lễ hội thế nên mới có câu "Tháng riêng là thắng ăn chơi". Điều này lại càng đúng hơn trên những vùng núi rừng chiến khu, nơi của các lễ hội như: Hát lượn, hát si. Trong những năm tháng mùa xuân khi đất nước có chiến tranh, quê hương còn bóng giặc thì đã mùa xuân nhưng nhân dân Việt Bắc đã quên đi niềm vui riêng để miệt mài với công việc, với cuộc kháng chiến: Đan nón. Chính sự bất thường này làm nên mùa xuân đáng nhớ nơi chiến khu. Hai chữ "chuốt từng" gợi lên sự khéo léo, tỉ mỉ của con người Việt Bắc gửi vào từng sợi nhớ, sợi thương kết nên vành nón. Hai câu bthơ như đã lưu giữ lại cả khí xuân, sắc xuân, tình xuân vậy. Tài tình như thế thật hiếm thấy. "Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình" Nếu như trong bức tranh của hai mùa đông, xuân người đọc chỉ được mãn nhãn với đường nét và màu sắc thì đến bức tranh mùa hè tác giả đã đánh thức giác quan mới trong cảm nhận của người đọc. Thính giác choáng tỉnh bởi âm thanh rộn rã của tiếng ve. Nhớ đến Việt Bắc mùa hạ là nhớ đến tiếng ve râm ran, nhớ màu vàng của 'rừng phách ". Tiếng ve là âm thanh đặc trưng của mùa hè nơi núi ngàn và cũng là dấu hiệu báo mùa hè đến. Chỉ cần một chú ve đầu cất lên khúc nhạc là có cả dàn hòa tấu độc hành của mùa hạ sôi động. Từ" đổ "là động từ mạnh được dùng thật chính xác và tinh tế, vừa gợi sự chuyển biến mau lẹ của sắc màu, vừa diễn tả tài tình từng đợt mưa hoa rừng phách khi có ngọn gió thoảng qua, vừa thể hiện rõ mùa hè sang. Tác giả sử dụng nghệ thuật âm thanh để gọi dậy màu sắc, dùng không gian để miêu tả thời gian. Bởi vậy mà vô cùng huyền ảo. Trên nền cảnh ấy, hình ảnh" cô em gái hái măng một mình "hiện lên xiết bao thơ mộng, lãng mạn ngọt ngào, trìu mến. Nhớ về em là nhớ về cả một không gian đầy hương sắc. Người em gái trong công việc hàng ngày giản dị: Hái măng. Vẻ đẹp lãng mạn thơ mộng ấy còn được tô đậm với hai chữ" một mình "nghe cứ xao xuyến lạ như bộc lộ thầm kín niềm mến thương của tác giả. Nhớ về em, nhớ về một mùa hoa đầy ngọt ngào và vương vấn. Khép lại bức tranh tứ bình là bức tranh mùa thu không kém phần nên thơ: " Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung " Không gian bao la tràn ngập ánh trăng, đó là ánh trăng của tự do, của hòa bình rọi sáng niềm vui lên từng núi rừng, từng bản làng Việt Bắc. Bốn từ" trăng rọi hòa bình "gợi lên hai liên tưởng: ánh trăng dịu dàng, yên ả tỏa xuống rừng thu, cũng có thể hiểu là ánh trăng chiếu rọi phong cảnh hòa bình trong một đêm thu sau khi chiến tranh kết thúc. Giữa rừng thu ấy, con người xuất hiện trong bức tranh cũng rất độc đáo: không thấy hình dáng hay màu sắc, chỉ nhận ra từ âm thanh" tiếng hát ". Đó là tiếng hát trong trẻo của đồng bào dân tộc. Đây cũng chính là tiếng hát của Việt Bắc, của núi rừng, của tình cảm mười lăm năm gắn bó thiết tha mặn nồng. Kết thúc bức tranh tứ bình bằng mọt bức tranh đầy nhân hậu, lạc quan. Có thể thấy cảnh và người Việt Bắc chuyển từ quá khứ đến hiện tại, bốn mùa luôn luôn luân chuyển nhưng kỉ niệm sau cùng đẹp nhất là mùa thu, là phong cảnh hòa bình. Đoạn thơ đã thể hiện rất rõ phong cách thơ Tố Hữu vừa trữ tình, sâu lắng, vừa ân tình và đậm đà tính dân tộc. Thể thơ lục bát quen thuộc vừa dân dã, vừa cổ điển, vừa hiện đại. Trong đoạn thơ, điệp từ" nhớ "được lặp lại nhiều lần, mỗi lần xuất hiện mang một sắc thái khác nhau theo cấp độ tăng tiến, thể hiện những rung động chân thật, mặn mà thắm thiết của nhà thơ đối với thiên nhiên và con người Việt Bắc. Đó không chỉ là cảm xúc riêng của nhà thơ mà còn là cảm xúc chủ đạo chung của con người, là đạo lí tốt đẹp của dân tộc. Nhà thơ Tố Hữu từng quan niệm:" Thơ hay bật ra trong tim ta khi cuộc sống đã tràn đầy. "Và ông đã thành công trong công cuộc sáng tác của đời mình nhờ tình yêu thuong bao la, sự trải nghiệm thực tế và sự quan sát hết sức tinh tế của chính mình. Có thể nói đoạn thơ là đoạn thơ hay nhất của bài thơ Việt Bắc với lời thơ giàu giá trị tạo hình, cấu trúc tương đối hài hòa, cảnh vật thiên nhiên thật đẹp và con người Việt Bắc thật nghĩa tình và đáng yêu. Hemingway từng nói:" Tất cả tác phẩm nghệ thuật đều có sự bất tử của riêng nó. Bởi vì đó là sản phẩm bền vững của lao động và trí tuệ con người. Rồi mai này các tranh tượng có thể tiêu tan, các đền đài có thể sụp đổ, chỉ có những tác phẩm thơ ca chân chính mới có khả năng vượt qua được quy luật băng hoại của thời giam để tồn tại vĩnh viễn. "May thay trong số các tác phẩm ấy, chúng ta có đoạn trích mười câu đầu khổ chín bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu. Cảm ơn nhà thơ vì đã" cắm một cây sào sáng tạo"vào mảnh đất màu mỡ của nghệ thuật để đưa tác phẩm Việt Bắc – một tác phẩm của lòng dân, của đức tin và của giá trị sống về những con người chân thiện, chịu thương, chịu khó để cho chúng ta hiểu rằng: Giữa một miền núi đất nước vẫn luôn hiển hiện những người con mang tình yêu lớn lao với Tổ quốc, với đồng đội. Và nơi đó là nơi chan chứa bao tình yêu thương nồng cháy, là nơi tựa như bức tranh tứ bình về một miền quê tươi đẹp.