Không biết tự bao giờ, thơ đã trở thành món ăn tinh thần đối với đời sống của mỗi người dân Việt Nam. "Thơ là thơ là kết tinh, thơ là ngọc đọng, thơ là phiến Kỳ nam trong rừng trầm hương, thơ là hạt minh châu trong biển hạt trai, thơ là tinh hoa trong vườn phương thảo". Và "thơ là bà chúa của nghệ thuật." Thơ ca khơi dậy trong lòng ta lớp lớp những đợt sóng cuốn trào của muôn vàn cung bậc tình cảm và những tư tưởng, suy nghĩ riêng. Bài thơ "Đất nước" của nhà thơ NKĐ là một tác phẩm như thế. Có thể nói bài thơ đã sáng tạo ra hình tượng đất nước thân quen mà mới lạ trong vườn hoa thi ca. Tiêu biểu trong đó là là chín câu thơ đầu "Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi.. ngày đó" Dọc phiên chợ văn chương, ta bắt gặp hình ảnh của một đất nước "nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì" ở "Bên kia sông Đuống" của nhà thơ Hoàng Cầm, một đất nước "bay lên bát ngát ngay giữa mùa xuân" trong thơ của Lê Xuân Anh. Và đến với "Đất nước" của Nguyễn Khoa Điềm, ta lại thấy sức sống của một đất nước rung lên mạnh mẽ từng nhịp. Leptonxtoi từng khẳng định "Một tác phẩm nghệ thuật là kết tinh của tình yêu", chính tình yêu tha thiết, thiêng trong tâm nhà thơ trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ đã cất cánh bay lên "trang sách trước đèn" làm nên một thi phẩm "Đất nước" để thương để nhớ. Bài thơ được sáng tác năm 1971 tại chiến khu Trị Thiên, trích từ chương V của bản trường ca "Mặt đường khát vọng" - một bản trường ca đã ghi lại dấu ấn và khẳng định tên tuổi của NKD. Không những thế, nó còn là sự thức tỉnh của tuổi trẻ miền Nam xuống đường tranh đấu hòa hợp với cuộc kháng chiến của dân tộc. Có lẽ vì vậy mà tư tưởng "đất nước của nhân dân" được nhà thơ gửi gắm một cách sâu sắc trong đứa con tinh thần của mình. Đất nước đối với mỗi người là một ý niệm khác nhau. Đối với Nguyễn Khoa Điềm cũng vậy, bằng sự cảm biết của mình, sự phân tích bằng tư duy logic, lần lượt từng lớp lang của khái niệm đất nước đã được ông dần dần lật mở. Ông không định nghĩa bằng những khái niệm quá mông lung, trừu tượng mà đi từ những điều hết sức cụ thể trong chính cuộc sống. Để lý giải cho cội nguồn đất nước, Nguyễn Khoa Điềm ngay từ khi mở đầu bài thơ đã đưa ra một lời khẳng định chắc chắn: Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất nước có từ bao giờ không ai trong chúng ta biết cả, chỉ biết rằng từ lúc lọt lòng mẹ cho đến khi nhận thức được thế giới xung quanh thì đất nước đã và đang tồn tại. Câu thơ như một lời chuyện trò tâm tình thủ thỉ cất lời từ trái tim thi sĩ. Tác giả đã đại diện cho cả một thế hệ có ý thức, có trách nhiệm đi tìm hiểu cội nguồn của đất nước. Câu thơ được viết dưới hình thức khẳng định, kết hợp với cụm từ "đã có rồi" thể hiện niềm tự hào mãnh liệt về sự trường tồn của đất nước qua mấy nghìn năm lịch sử. Nguyễn Trãi cũng từng khẳng định trong "Bình Ngô đại cáo" : "Như nước đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Vì vậy khi ta lớn lên đất nước đã có rồi, hiện diện xung quanh chúng ta với những gì yêu thương nhất. Bằng việc khẳng định sự tồn tại lâu đời của đất nước, Nguyễn Khoa điềm đã mở ra không gian cổ tích, nơi có tiếng đồng vọng về một thời xa xưa bằng một lời kể" ngày xửa ngày xưa "trong câu chuyện cổ tích của mẹ: " Đất Nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa.. Mẹ thường hay kể ". Tác giả đã nhắc đến cụm từ chỉ thời gian" ngày xửa ngày xưa ". Đó là thời gian trừu tượng mơ hồ, không ai biết từ bao giờ chỉ biết nó đã rất xa xôi. Chắc chúng ta không còn xa lạ với cụm từ ấy nữa. Bởi cụm từ này là mở đầu của những câu chuyện cổ tích, vẽ lên trong tiềm thức của người đọc: Hình ảnh của cô Tấm bước ra từ quả thị, chàng Thạch Sanh tốt bụng cứu người, Thánh Gióng kiên cường bất khuất.. những câu chuyện ấy đã trở thành một dòng nước mát tưới đẫm lên tuổi thơ của mỗi người. Khi nói đến vẻ đẹp của đất nước trên bình diện của chiều sâu văn hóa, ta phải hiểu văn hóa là những giá trị mà con người ở 1 vùng đất tạo ra. Có thể đó là giá trị tinh thần cũng có thể là giá trị phi vật thể. Nguyễn Khoa Điềm nhìn nhận người Việt Nam không chỉ ra đi để bảo vệ đất đai xứ sở mà còn truyền và bảo vệ cho nhau những hạt giống dân ta, những vẻ đẹp mang đậm cốt cách của con người Việt Nam được truyền từ đời này sang đời khác, từ trái tim của người già sang lồng ngực của người trẻ, đó là vẻ đẹp mang đậm bản sắc dân tộc Việt Nam ta. Đất Nước bắt đầu từ một cách trang trọng mà hết sức bình dị, gần gũi. Đất nước cũng chính là tiếng đồng vọng từ hàng nghìn năm lịch sử, nhưng để tồn tại qua ngần ấy năm thì đất nước cũng" bắt đầu ", cũng" lớn lên "kiên cường bất khuất: " Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc " Cấu trúc câu" Đất nước có – bắt đầu – lớn lên "đã hữu hình hóa quá trình phát triển của đất nước trong trường kì lịch sử, đất nước tựa như một sinh mệnh sống với nội lực mãnh liệt.." Bắt đầu "là quá khứ," bây giờ "là hiện tại tạo nên mối quan hệ chặt chẽ, tạo nên khoảng thời gian liên tục tiếp nối nhằm khẳng định tập tục ăn trầu đã có từ xa xưa và vẫn duy trì cho đến ngày nay." Miếng trầu là đầu câu chuyện "là biểu tượng của sự bắt đầu trọn vẹn, suôn sẻ, là vật không thể thiếu trong bất kỳ lễ hội đình đám, lễ nghi." Đất nước "hiện lên là hình ảnh to lớn kỳ vĩ nhưng lại được cảm nhận từ một miếng trầu nhỏ bé bởi miếng trầu có vai trò ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam. Miếng trầu đã nhắc người đọc gợi nhớ đến một câu chuyện được coi là cổ xưa nhất của Việt Nam" Sự tích trầu cau ". Hơn nữa nó cũng là sợi tơ để kết nối tình yêu đôi lứa: " Miếng trầu ăn ngọt như đường Đã ăn lấy quả thì thương lấy người " Bên cạnh đó, Một đất nước chỉ thực sự vững bền khi trải qua quá trình dựng nước và giữ nước, trải qua quá trình chiến đấu gian lao, vất vả. Với hình tượng cây tre gắn bó lâu đời với người dân Việt Nam từ ngàn xưa: " Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc " Tác giả đã nói đến sự trưởng thành và phát triển của đất nước trải dài 4000 năm lịch sử qua nghệ thuật ẩn dụ đất nước" lớn lên ". Ông đã mượn hình tượng của cây tre để nhắc nhở cho người đọc về một truyền thống vô cùng quen thuộc đối với người dân Việt. Trong đời sống sinh hoạt, xe làm đồ dùng gần gũi, khi có chiến tranh: Cây tre chất phác giản dị ấy là biểu tượng cho tinh thần kiên cường bất khuất của dân tộc ta. Vì thế tre được ca ngợi: Tre xung phong vào xe tăng đại bác, tre giữ làng giữ nước giữ mãi nhà tranh, giữ đồng lúa chín.. tre anh hùng lao động! Tre anh hùng chiến đấu! Hơn nữa hình tượng cây tre đã nhắc nhớ cho người đọc về truyền thuyết Thánh Gióng đánh đuổi giặc Ân, về quá trình bảo vệ tổ quốc. Đó cũng là truyền thống ngàn đời của dân tộc yêu nước chống ngoại xâm. Cây tre là nhân chứng lịch sử cho biết bao trận đánh oai hùng, cho biết bao máu, nước mắt và mồ hôi của dân tộc ta trên chặng đường gìn giữ độc lập. Không chỉ vậy Đất Nước còn được hình thành từ thuần phong mỹ tục, từ những nét văn hóa, truyền thống đẹp đẽ của dân tộc ta. " Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn " Tác giả đã đề cập đến một tập tục búi tóc sau đầu của người phụ nữ Việt Nam cho gọn gàng để tiện cho lao động sản xuất, lâu dần trở thành một nét đẹp thanh lịch dịu dàng của người phụ nữ. Hình ảnh búi tóc gọn gàng sau gáy mẹ những buổi bẻ bắp, làm nương, những ngày xay gạo nuôi quân, là hình tượng của người phụ nữ, là hậu phương vững chắc cho gia đình. Trong ca dao cũng từng xuất hiện hình ảnh này: " Tóc ngang lưng vừa chừng em bới Để chi dài cho bối rối dạ anh " Đất Nước cũng được hình thành từ lối sống giàu tình nghĩa, thủy chung mà khởi nguồn chính là mối quan hệ vợ chồng:" Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn ". Đó là gia vị quen thuộc trong bữa ăn của người Việt. Muối tất nhiên phải mặn, gừng chắc chắn cay, chúng đều là những sự thật hiển nhiên, những chân lý không thể thay đổi được, cũng như tình cảm thủy chung trời bể, không biết đến khi nào phai nhạt. Tác giả đã lấy vị mặn của muối, vị cay của gừng để nói đến tình cảm thủy chung son sắt tình nghĩa vợ chồng. Ở đây Nguyễn Khoa Điềm có sự vận dụng hết sực thuần thục ca dao: " Tay nâng đĩa muối chấm gừng Gừng cay muối mặn, xin đừng quên nhau " Để cho thấy Đất Nước được hình thành từ những điều tưởng như giản dị mà hết sức thiêng liêng, cao quý. Đóng lại trang thơ về những tình cảm thuỷ chung mặn nồng, Nguyễn Khoa Điềm đã mang độc giả tiếp cận với phong tục đặt tên và cuộc sống lao động sản xuất của con người nơi đất nước: " Cái kèo, cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó.. " Với phong tục tập quán đặt tên cho con bằng những sự vật cần gũi gắn bó trong đời sống hằng ngày, những người làm cha làm mẹ đã mượn hình tượng cái kèo cái cột đầy thân quen. Những ngôi nhà đó sử dụng kèo, cột giằng giữ vào nhau vững chãi, bền chặt tránh được mưa gió và thú dữ. Đó cũng chính là ngôi nhà tổ ấm cho mọi gia đình có thể đoàn tụ, quây quần bên nhau, cùng nhau chia sẻ niềm vui nỗi buồn; từ đó hình thành nên làng, xóm và Đất nước. Thực vậy, sự phát triển của một đất nước luôn gắn liền với sự phát triển quá trình lao động sản xuất. Với nền văn minh lúa nước lâu đời, những người dân nơi đây" bán mặt cho đất, bán lưng cho trời ", một nắng hai sương trải qua cả một quá trình vất vả mới ra hạt gạo trắng ngần thơm ngát: " Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng " Nhà thơ vận dụng khéo léo câu thành ngữ" Một nắng hai sương "để nói lên sự cần cù chăm chỉ của cha ông ta trong lao động sản xuất. Các động từ" xay – giã – dần – sàng "đó là quy trình sản xuất ra hạt gạo. Để làm ra được hạt gạo, người nông dân phải trải qua biết bao tháng ngày nắng sương vất vả gieo cấy, chăm sóc, xay giã và giần sàng. Thấm vào trong hạt gạo bé nhỏ ấy là mồ hôi vị mặn nhọc nhằn của người nông dân vất vả nắng mưa. Thành quả ngọt ngào này không chỉ giúp dân ta có đời sống no ấm mà nó còn trở thành nền văn minh lúa nước mà khi nhắc đến người ta biết ngay đến Việt Nam. Chính vì thế câu thơ phảng phất lời nhắn nhủ của cha ông xưa: " Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần " Câu thơ cuối khép lại đoạn trích như một lời khẳng định chắc nịch đầy tự hào:" Đất Nước có từ ngày đó.." "Ngày đó" là ngày nào ta không rõ nhưng chắc chắn là ngày mà ta có truyền thông, có phong tục tập quán, có nền văn hóa mà có văn hóa nghĩa là có Đất nước. Những nét dung dị, giản đơn, quen thuộc mà nhà thơ thể hiện trong 9 câu thơ như muốn nhắc nhở ta phải biết yêu, biết quý trọng những giá trị văn hóa dân tộc. "Mỗi tác phẩm phải là một sáng tạo về hình thức và khám phá về nội dung". NKD dường như đã tạo ra cho mình một "vân chữ" riêng biệt, làm mới tác phẩm của mình trong đề tài chung về quê hương đất nước. Giọng thơ thâm trầm, trang nghiêm làm cho suy từ về cội nguồn Đất Nước giàu chất triết luận mà vẫn thiết tha, trữ tình. Với chất liệu dân gian lấy từ VHDG, VH dân tộc, từ những vật nhỏ bé, quen thuộc trong đời sống, NKĐ đã mang đến cho người đọc một khái niệm hoàn toàn mới mẻ về đất nước, làm khơi gợi trong lòng người đọc biết bao cảm xúc gần gũi thân thương. Đúng như nhà văn Amaztop từng nói "Tác phẩm chân chính không kết thúc ở trang cuối". Gấp lại những trang thơ "ĐN" của NKĐ, vđê cội nguồn đất nước vẫn còn đọng mãi trong trái tim mỗi người. Chính điều đã đã làm nên sức sống trường tồn của bài thơ, chiến thắng được sức mạnh nghiệt ngã của thời gian và được bạn đọc bao thế hệ đón nhận.