Phân tích 8 câu thơ đầu bài thơ Tây Tiến - Quang Dũng

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi ling 25, 8 Tháng mười một 2023.

  1. ling 25

    Bài viết:
    6
    Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng là một trong những bài thơ quan trọng trong chương trình ngữ văn lớp 12. Hãy cùng phân tích tác phẩm này nhé!

    Đề bài: Phân tích bức tranh thiên nhiên miền tây và chân dung người lính Tây Tiến qua đoạn thơ:

    "Sông mã xa rồi Tây Tiến ơi!

    Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi

    Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi

    Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

    Heo hút cồn mây xuống ngửi trời

    Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

    Nhà ai pha luông mưa xa khơi."​

    Từ đó nhận xét về bút pháp lãng mạn được thể hiện qua đoạn thơ.

    [​IMG]

    Bài làm​

    Tôi đã từng đọc ở đâu đó câu nói rằng: "Trên thế giới này thứ đẹp đẽ nhất bao giờ cũng là thơ ngắn ngủi nhất". Ấy vậy mà trong văn chương vẫn luôn tồn tại những cái đẹp gọi là bất tử. Như nhà văn Shelly đã từng nói: "Thơ ca làm cho những gì tốt đẹp nhất trở nên bất tử". Thật vậy, trong văn chương vẫn luôn có những bài ca không bao giờ kết thúc, có những tác phẩm luôn trường tồn cùng thời gian, và có những năm tháng dù đã trải qua bao lâu vẫn sẽ vẹn nguyên trong tâm trí người thi sĩ. Đối với người thi sĩ, thơ là bài ca của cảm xúc, làm thơ là phương thức lột tả cảm xúc. Và những cảm xúc, những ký ức tươi đẹp trong những năm tháng chiến đấu cùng đồng đội đã bước vào những vần thơ "Tây Tiến" của nhà thơ Quang Dũng một cách nhẹ nhàng và tự nhiên như thế. "Tây Tiến" là bài ca nỗi nhớ, là những cảnh sắc thiên nhiên núi rừng Tây Bắc không bao giờ quên:

    "Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

    Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

    Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

    Mường Lát hoa về trong đêm hơi

    Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

    Heo hút của mây súng ngửi trời

    Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

    Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi"​

    Nhắc đến Quang Dũng là nhắc đến một người nghệ sĩ đa tài. Ông là một trong những nhà thơ xuất sắc của nhà thơ ca với hiện đại Việt Nam, là gương mặt tiêu biểu cho thơ ca kháng chiến chống Pháp. Quang Dũng là một nghệ sĩ tài năng, ông có thể như viết kịch, vẽ tranh, sáng tác truyện.. nhưng xuất sắc hơn cả chính là thi ca. Thơ Quang Dũng ẩn chứa trong đó là một phong cách sáng tác rất riêng biệt với ngòi bút phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa.

    Tây Tiến là binh đoàn cũ mà Quang Dũng đã từng làm đại đội trưởng trong thời gian tham gia kháng chiến. Đây là đơn vị quân đội được thành lập năm 1947 với nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt-Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở thượng Lào và miền Tây Việt Nam. Địa bàn đóng quân và hoạt động của binh đoàn Tây Tiến khá rộng từ các tỉnh như Hòa Bình, Lai Châu, Sơn La đến miền tây Thanh Hóa. Các chiến sĩ của binh đoàn Tây Tiến phần đông là học sinh, sinh viên, những thanh niên trí thức Việt Nam mang trong mình lòng quyết tâm, buông bỏ cây bút, cầm lên khẩu súng, ra đi không hẹn, quên mình vì nước. Tuy phải sống trong hoàn cảnh thiếu thốn gian khổ nhưng người lính Tây Tiến vẫn lạc quan, tươi vui và chiến đấu hết mình đúng với tinh thần "quyết tử cho tổ quốc quyết sinh". Cuối năm 1948, vì nhiệm vụ công tác Quang Dũng đã chuyển sang đơn vị khác và tại Phù Lưu Chanh, trong khoảnh khắc cảm xúc dâng trào ông đã viết nên bài thơ "Nhớ Tây Tiến" và sau đó đổi thành Tây Tiến in trong tập "Mây Đầu Ô" năm 1986. Lý giải về việc đổi tên này ông đã từng giải thích "bởi nhắc đến Tây Tiến là đã thấy nhớ rồi nên chữ nhớ ở đây là thừa". Chỉ là một lời giải thích bình thường, ấy thế mà qua đó ta thấy được tình cảm nỗi nhớ da diết của ông với Tây Tiến. Và đoạn trích trên nằm trong khổ đầu tiên của tác phẩm, đó là những vần thơ bộc lộ sự nhung nhớ của Quang Dũng với núi rừng Tây Bắc, với những vùng đất đã từng là quen thuộc và đặc biệt là với những người đồng đội cũ.

    Mở đầu thơ tác giả đã cất lên tiếng gọi tha thiết: "Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!". Dòng sông Mã được nhắc đến trong câu thơ là con sông chảy dọc biên giới Việt Lào, với địa hình dốc cao, gồ ghề, gập ghềnh và hiểm trở. Tây Tiến ở đây chính là tên binh đoàn cũ mà Quang Dũng đã từng làm đại đội trưởng. Hai danh từ tên riêng kết hợp cùng cách ngắt nhịp 3/4 đã gợi lên cho người đọc những hình ảnh đường nét về thiên nhiên và cả con người. Thán từ "ơi" ở cuối câu thơ như một lời gọi da diết giữa những người thân thiết gắn bó với nhau. Câu thơ như một cái cớ để Quang Dũng gọi về những ký ức những kỉ niệm của tháng năm.

    Có nhà văn nào đó đã từng viết thế này: "Có khoảng không gian nào, đo chiều dài nỗi nhớ, có khoảng mênh mông nào sâu thẳm bằng tình thương". Nỗi nhớ nhung là một loại cảm xúc, mà đã là cảm xúc thì con người ta khó lòng nào có thể kiềm chế, có lẽ vì thế nên Quang Dũng đã bật thốt nên: "Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi". Điệp từ "nhớ" được lặp lại hai lần như một nốt nhấn của cảm xúc khiến câu thơ trở nên đong đầy, da diết, cháy bỏng và tha thiết đến quặn lòng. Không chỉ nhớ về Tây Tiến mà con người nhạy cảm ấy còn nhớ về rừng núi, nhớ về thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ. Nỗi nhớ ấy được tác giả miêu tả thành một nỗi "nhớ chơi vơi". Tính từ "chơi vơi" là không thể xác định, không thể định nghĩa và nỗi "nhớ chơi vơi" là nỗi nhớ mông lung, không thể nắm bắt, càng không thể diễn tả. Chỉ bằng hai câu thơ ngắn, Quang Dũng đã gợi lên cho độc giả biết bao hình ảnh, đã ca lên những câu hát da diết đến khắc khoải về nỗi nhớ thiên nhiên nhớ núi rừng Tây Bắc. Và như một lẽ tự nhiên khi con người ta nhớ đến một kỷ niệm nào đó, chúng ta thường nhớ đến cảnh vật, nhớ đến những địa danh đầu tiên và Quang Dũng cũng không phải ngoại lệ. Ông nhớ về những hình ảnh:

    "Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

    Mường Lát hoa về trong đêm hơi

    Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

    Heo hút cồn mây súng ngửi trời

    Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

    Nhà ai Pha luông mưa xa khơi." Nỗi nhớ về Tây Tiến đã khơi nguồn cảm xúc trong ông để rồi ông nhớ đến Sài Khao, nhớ đến Mường Lát, nhớ về Pha Luông. Có lẽ đối với độc giả, đây hoàn toàn là những cái tên xa lạ nhưng đối với Quang Dũng đây đều là những ký ức mà ông trân quý. Những địa danh được nhắc đến như một lần nữa nhấn mạnh sự xa xôi hẻo lánh những vùng đất ít ai biết. Và đúng như cái danh xưng nghệ sĩ của ông, Quang Dũng làm thơ nhưng cũng là vẽ tranh, ông đã vẽ lên những hình ảnh sương mù giăng phủ kín rừng hành quân bằng những vần thơ giàu tình cảm. Hình ảnh ấy như khiến cho con đường hành quân của người lính Tây Tiến trở nên rãi dầu hơn gian nan hơn thử thách hơn. Và trên con đường hành quân gian khổ ấy người lính không thể tránh khỏi những giây phút giây mệt mỏi, yếu đuối. Hình ảnh "sương lấp đoàn quân mỏi" như lột tả hết sự khắc nghiệt hiểm trở của nơi rừng thiêng nước độc trong màn sương, như vừa khắc họa rõ nét sự gian khổ vất vả và hoàn cảnh sống thiếu thốn của những người lính Tây Tiến.

    Sau những chặng đường dài mệt mỏi họ tạm dừng chân để rồi cái hồn thơ lãng mãn đã bộc phát với hình ảnh hoa Mường Lát với những ngôi nhà ẩn nấp trong sương. Sau những câu thơ lột tả chặng đường hành quân gian khổ, hiện thực khắc nghiệt đã được thi vị hóa bằng những hình ảnh thơ lãng mạn đậm chất trữ tình. Những bông hoa Mường Lát phủ đầy sương nhưng vẫn không quên làm nhiệm vụ của nó ấy là khoe sắc hương cũng giống như những người thanh niên mang trong mình sứ mệnh bảo vệ đất nước khoảng cầm lên tay khẩu súng nhưng trong tâm hồn họ vẫn luôn tồn tại sự lãng mạn tài hoa lạc quan của những thanh niên Hà Thành trí thức. Qua câu thơ người lính Tây Tiến hiện lên đầy lãng mạn, mơ mộng, tinh tế và bay bổng.

    Nhớ đến Tây Bắc là nhớ đến thiên nhiên hiểm trở, nơi rừng thiêng nước độc nhưng cũng rất hùng vĩ nên thơ, thi vị. Điệp từ "dốc" trong câu thơ tiếp theo được lặp lại hai lần như nhấn mạnh sự trùng điệp, gập ghềnh của con dốc trong chặng đường hành quân của những người lính Tây Tiến. Một loạt các từ láy "khúc khuỷu thăm thẳm heo hút" được tác giả kết hợp liên tiếp cùng nhau gợi lên một không gian địa hình gồ ghề, vừa có chiều cao, vừa có chiều sâu, vừa xa xôi xa vắng. Câu thơ sử dụng toàn thanh trắc tạo nên âm điệu trúc trắc, gập ghềnh của dốc núi và hơi thở gấp gáp nhọc nhằn của người lính.

    Chặng đường hành quân mệt mỏi là thế nhưng họ vẫn không quên dừng lại, tạm nghỉ để ngắm núi, nhìn trời, để trêu đùa với nhau "súng ngửi trời". Hình ảnh nhân hóa hồn nhiên và táo bạo đã thể hiện lên sự tinh nghịch hóm hỉnh lạc quan của những người lính. Điệp từ "ngàn thước" một lần nữa nhấn mạnh cái vô tận của thiên nhiên kết hợp cùng phép đối đã tô đậm sâu hun hút hiểm trở của dốc núi. Sau những câu thơ nhọc nhằn miêu tả dốc núi hình ảnh thơ một lần nữa mở ra không gian vô tận với hình ảnh những ngôi nhà ẩn nấp trong sương. Sau một loạt câu thơ sử dụng thanh trắc thì câu thơ cuối cùng chủ yếu là thanh bằng đã làm dịu đi vẻ dữ dội của núi rừng và mở ra một bức tranh thiên nhiên lãng mạn. Đoạn thơ chỉ gồm 8 câu thơ ngắn gọn đã gợi ra cho người đọc biết bao cảm xúc hình ảnh để rồi từ ấy ta thấy được cái sự tài hoa của Quang Dũng cái hồn thơ cũng phong cách sáng tác phóng khoáng lãng mạn đã tạo nên một tác phẩm xuất sắc.

    "Thơ là thư ký trung thành của cảm xúc", người làm thơ chính là một người nghệ sĩ, và Quang Dũng cũng như vậy. Chỉ bằng vài câu thơ ngắn Quang Dũng đã tái hiện lại cho người đọc bức tranh thiên nhiên hùng vĩ của bức tượng đài người lính bất tử mang vẻ đẹp lãng mạn tài hoa. Người lính phải sống ở chiến đấu trong một hoàn cảnh sống vô cùng khắc nghiệt nhưng ở họ vẫn luôn lấp lánh vẻ đẹp tâm hồn cao cả. Không chỉ thành công về mặt nội dung, Quang Dũng đã cũng đã khéo léo kết hợp những nghệ thuật độc đáo của bút pháp đặc trưng để tạo nên một tác phẩm để đời. Thể thơ thất ngôn trường thiên giàu nhịp điệu, hào hùng, mạnh mẽ kết hợp cùng bút pháp hiện thực, bút pháp lãng mạn và lãng mạn nổi trội đã giúp Quang Dũng thành công xây dựng nên hình tượng người lính đậm chất bi tráng.

    Người lính Tây Tiến được khắc họa trong hoàn cảnh sống gian khổ thiếu thốn nhưng vẫn mạnh mẽ hiên ngang và dũng cảm. Cái tôi trữ tình trong đoạn thơ giàu cảm xúc trí tưởng tượng và nhạy cảm với thiên nhiên con người xứ lạ. Không chỉ dừng lại ở đó Quang Dũng cũng đã thành công sử dụng những từ ngữ giản dị, giàu giá trị tạo hình, giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu đó là những từ láy mang giá trị biểu cảm cao như khúc khuỷu thăm thẳm heo hút. Sự kết hợp đan xen giữa những câu thơ thanh toàn thanh trắc và câu thơ toàn thanh bằng góp phần tô đậm vẻ đẹp hào hùng lãng mạn của bức tranh thiên nhiên. Tác giả cũng đã có những kết hợp từ độc đáo mới lạ để tạo ra những nghĩa mới cho ngôn ngữ đó là nỗi nhớ chơi vơi là mưa xa khơi.. Qua đó ta thấy được nỗi nhớ và tình cảm tha thiết mà Quang Dũng đã gửi gắm cho Tây Tiến cho những người đồng đội cũ không chỉ vậy Quang Dũng còn gửi ý đi những thông điệp ý nghĩa về lòng yêu nước thông qua đoạn thơ. Đồng thời đoạn thơ cũng góp phần thể hiện đặc trưng của Việt Nam trong giai đoạn 1945-1975 mang đậm khuynh hướng lãng mạn giúp nhà thơ thể hiện được vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên và hình ảnh người lính Tây Tiến.

    Tây Tiến của Quang Dũng là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất trong đời thơ của ông ở là một trong những bài thơ tiêu biểu cho thơ ca kháng chiến lúc bấy giờ. Và như nhà văn nào đó đã từng nói "thơ là hiện thực cuộc sống" thơ chỉ bật ra trong tim khi cuộc sống đã tràn đầy. Chính vì thế những tác phẩm chân chính là những tác phẩm có thể chạm đến trái tim người đọc. Có lẽ vì thế nên rồi đã trải qua bao giai đoạn lịch sử trải qua sự băng hoại của thời gian nhưng Tây Tiến của thi nhân Quang Dũng vẫn luôn lưu truyền cho đến ngày nay. Và quả thực thơ ca đã làm cho những gì đẹp đẽ nhất trở nên bất tử với thời gian.
     
    Nghiên Di thích bài này.
    Last edited by a moderator: 8 Tháng mười một 2023
Trả lời qua Facebook
Đang tải...