Phân tích 8 câu đầu Chí khí anh hùng

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi yeonghee, 27 Tháng bảy 2022.

  1. yeonghee

    Bài viết:
    6
    Phân tích 8 câu đầu Chí khí anh hùng

    I. Mở bài

    Truyện Kiều từ đầu đến cuối là cuộc đời đau khổ của Thúy Kiều. Và khi đưa Từ Hải vào như một nét sáng tạo trong cốt truyện, Nguyên Du đã làm sáng cái ý chi và hoài bão lớn lao của những người anh hùng lúc bấy giờ. Hình ảnh chàng Từ Hải với tình yêu và ý chí anh hùng đã được thể hiện rõ nét ngay chỉ ở tám cây thơ đầu của đoạn trích "Chí khí anh hùng" :


    "Nửa năm hương lửa đương nồng,

    Trượng phu thoát đã động lòng bốn phương.

    Trông vời trời bể mênh mang,

    Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong.

    Nàng rằng:" Phận gái chữ tòng,

    Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi. ".

    Từ rằng:" Tâm phúc tương tri,

    Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình? "



    II. Thân bài

    1. Giới thiệu chung


    Đoạn trích bắt đầu từ câu thơ lục bát 2213 đến câu 2230 trong tác phẩm" Truyện Kiều "của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du. Sau nửa năm chung sống, Kiều và Từ Hải đã có một mái ấm gia đình, đương lúc tình cảm giữa hai người nồng đượm nhất thì Từ Hải ra đi làm việc lớn. Chính chế độ phong kiến đã khiến Từ Hải phải tách ra khỏi Kiều. Nhưng cũng chính xã hội phong kiến giúp chàng bảo vệ nàng, tạo nên nét riêng của chàng.

    2. Phân tích

    Đầu đoạn trích được tác giả Nguyễn Du xây dựng một hình tượng Từ Hải cao lớn, khát vọng lên đường làm việc lớn cao thượng:

    " Nửa năm hương lửa đương nồng,

    Trượng phu thoắt đã đọng lòng bốn phương.

    Trông vời trời bể mênh mang,

    Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong. "

    Nếu là người thường sẽ chọn cuộc sống ấm êm. Nhưng Từ Hải thì khác, ngay khi đang hạnh phúc chàng lại nhớ đến chí hướng của mình. Đấng trượng phu này là người có tài năng xuất chúng, là con người của vũ trụ. Khi Nguyễn Du sử dụng nhóm từ" lòng bốn phương "ý chỉ tầm vóc cũ trụ của người anh hùng. Khí chất cao ngạo nay xuất hiện tên người Từ Hải. Đây không phải là con người của một làng xã cụ thể mà là của một thế giới rộng lớn. Con người này vẫy vùng, tung hoành trong một không gian rộng lớn mênh mông. Hình ảnh ước lệ" trời bể mênh mang "tức sự nghiệp mà chàng đang ấp ủ vẫn là một đích lớn cần thực hiện. Nó vừa thể vẻ ngoài tầm vóc vũ trụ vừa thể hiện ý chí, suy nghĩ kiên cường của Từ Hải. Trong suy nghĩ của người anh hùng có sự mau lẹ, dứt khoát được thể hiện qua chữ" thoắt ", chàng" thẳng rong "dứt áo ra đi. Cách tả ước lệ của Nguyễn Du nhằm tô đậm phẩm chất phi thường của người anh hùng nói chung và Từ Hải nói riêng. Nhấn mạnh khát vọng vẫy vùng, tung hoành bốn phương là một sức mạnh tự nhiên không gì có thể ngăn cản nổi. Ngoài ra, Nguyễn Du cũng dành thái độ tôn trọng và kính phục khu nhắc đến nhân vật Từ Hải.

    Trước quyết định ra đi của Từ Hải, Thúy Kiều đã bày tỏ nguyện vọng muốn được đi theo, vừa là tiện bề chăm sóc, làm tròn trách nhiệm của người thể tử với phu quân, vừa là không muốn chia li, cách biệt với Từ Hải:


    " Nàng rằng: "Phận gái chữ tòng,

    Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi."

    Từ rằng: "Tâm phúc tương tri,

    Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?"

    Từ Hải dù có quyến luyến, bịn rịn vẫn không vì tình mà quên đi lý tưởng cao cả. Thúy Kiều nói với Từ Hải bằng giọng điệu hết sức tha thiết, thể hiện mong muốn chân thành với Từ Hải. Với Kiều, phận làm vợ phải đề cao chữ "tòng", người phụ nữ phải đi theo chồng. Thúy Kiều dùng cách xưng hô "chàng – thiếp" thật dịu dàng cho thấy Kiều đã xem Từ Hải là một người chồng đúng nghĩa. Thậm chí nàng Kiều còn "một lòng" sẵn sàng đồng cam cộng khổ với Từ Hải. Tuy nhiên, trước mong muốn của Thúy Kiều, Từ Hải đã không thể đồng ý. Chàng cho rằng nàng vẫn chưa thoát khỏi vẻ động lòng của nữ nhi, không nhất thiết phải ra tận nơi chiến trường đầy nguy hiểm. Lý tưởng anh hình của Từ Hải bộc lộ qua hành động và lời nói của chàng. Khi Từ Hải kêu gọi Kiều là "tâm phúc tương tri", chàng xem Kiều là người hiểu mình nhất. Xa Kiều tức là xa vật tri âm, tri kỉ nhưng Từ Hải vẫn chưa bao giờ theo thói "nữ nhi thường tình". Vì vậy, càng yêu Kiều bao nhiêu thì Từ Hải càng quyết tâm bấy nhiêu, quyết tâm ra đi, quyết tâm mang đến cho Kiều cuộc sống tốt đẹp hơn. Tác giả Nguyễn Du đã sử dụng câu hỏi tu từ cho thấy cuộc đối thoại giữa Kiều và Từ Hải mang sắc thái thân mật, chân thành và thẳng thắn.

    3. Đánh giá

    Tác giả Nguyễn Du đã thành công trong việc chọn lọc từ ngữ, hình ảnh và biện pháp miêu tả có khuynh hướng lí tưởng hóa đế biến Từ Hải thành một hình tượng phi thường, sinh động, đẹp đẽ. Cùng với bút pháp ước lệ tượng trưng và ngôn ngữ hàm súc, mang tính biểu đạt cao cho đoạn trích. Đây cũng là yếu tố góp phần tạo nên sự thành công trong nghệ thuật khắc họa nhân vật của tác giả.

    III. Kết bài

    Chỉ qua tám câu thơ lục bát, phần nào tác giả đã vẽ nên hình ảnh người phụ nữ với những thiệt thòi khi sinh ra ở thời phong kiến, phần nào làm sáng tỏ ý chí kiến cường, quyết một lòng ra đi với mong muốn rạng danh ngày trở về của bậc anh hùng. Đồng thời là bài học, giúp tuổi trẻ tìm ra mục đích và lí tưởng sống cho riêng mình. Cũng như người dân gian đã thường nói: "Tuổi trẻ không có lí tưởng như buổi sáng không có mặt trời.".
     
    Last edited by a moderator: 27 Tháng bảy 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...