Phân tích 20 câu thơ: Đất Nước là gì?

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Diệp Lam Lạc, 20 Tháng sáu 2023.

  1. Diệp Lam Lạc

    Bài viết:
    111
    Đề bài: Phân tích 20 dòng thơ: Đất nước là gì?

    "Đất là nơi anh đến trường

    Nước là nơi em tắm

    * * *

    Hằng năm ăn đâu nằm đâu

    Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ"

    Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm

    [​IMG]

    Bài Làm

    Giữa muôn vàn thơ ca về đề tài Đất Nước, ta vẫn nhận ra được chất riêng của Nguyễn Khoa Điềm với thi phẩm "Đất Nước" trích từ bản trường ca "Mặt đường khát vọng". Những vần thơ mang chất trữ tình chính luận của ông không khô khan giáo điều mà rung động dạt dào cảm xúc. Với "Đất Nước", Nguyễn Khoa Điềm đã góp thêm thành tựu cho thơ ca thời kì chống Mĩ bằng một cái nhìn toàn diện, cách nói mới mẻ không lặp lại con đường đi của người khác. Bài thơ là lời kêu gọi thiết tha của tác giả với các bạn sinh viên tuổi trẻ cùng xuống đường, hướng về cuộc kháng chiến chung của dân tộc. Để lại những dấu ấn đặc biệt khó phai cùng lời thơ đậm chất đặc sắc, hai mươi câu thơ tiếp đã lí giải một trong những bình diện đầu tiên của tư tưởng Đất Nước, cái nhìn toàn vẹn, tổng hợp, nhiều chiều về câu hỏi: Đất Nước là gì? Qua đó, thể hiện được cái nhìn mới mẻ của tác giả về Đất Nước với giọng thơ sâu sắc, thiết tha.

    Có thể nói cảm hứng về Đất Nước và nhân dân anh hùng luôn sục sôi và thổn thức trong tâm khảm của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, ông có một lòng yêu nước không chỉ là lòng hang hái chiến đấu căm thì giặc mạnh mẽ mà còn là niềm tự hào về lịch sử bốn ngàn năm hào hùng của dân tộc những chiến công mà ông cha ta đã dựng nước và giữ nước. Bởi người xưa đã từng cho rằng: "Trước khi biến thành mực chảy qua ngòi bút, những gì nhà văn viết ra chảy qua tim như một dòng máu". Và có lẽ, Nguyễn Khoa Điềm cũng như thế. Sinh ra và lớn lên tại Cố đô Huế - nơi ươm mầm bao chiến sĩ anh hùng và là cái nôi nuôi dưỡng biết bao thi sĩ, Nguyễn Khoa Điềm đã dành cả tuổi trẻ để lắng nghe từng nhịp biến chuyển của chiến tranh, để lắng nghe từng cái âm vang của đất nước đang gồng mình lên chống Mỹ. Từ những âm vang thổn thức đó, từ những cái khổ đau đó, bằng giọng thơ trữ tình giàu chất chính luận cùng hòa quyện nhất quán giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng, vào năm 1971, ngay lúc bàn viết của ông đang đặt cạnh bom dội, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã viết nên trường ca "Mặt đường khát vọng" tại chiến khu Bình Trị-Thiên. Bản trường ca viết về sựu thức tỉnh của tuoir trẻ đô thị tạm chiếm miền Nam, về sứ mệnh mà thế hệ trẻ mang trên vai mình, hòa nhịp với cuộc chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược, đó là thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm vào tác phẩm của mình. Và với chương thơ thứ V mang tựa đề "Đất Nước" là chương cuối của bản trường c với tư tưởng cốt lõi "Đất Nước của nhân dân", không chỉ riêng bài "Đất Nước" mà dường như tư tưởng "Đất Nước của nhân dân" đã chi phối tất cả các sáng tác của ông.

    Mở đầu cho đoạn thơ này là định nghĩa về "Đất" thật khác biệt:

    "Đất là nơi anh đến trường"

    Hình ảnh ngôi trường với những câu chuyện về ngày đầu tiên tôi đi học chợt hiện về, đó là những hình ảnh thân quen và đẹp đẽ trong quãng đường đời của mỗi con người. "Nơi" là miên không gian mà ta lớn lên, nhận được sự bao bọc và dạy dỗ của những người cha mẹ thứ hai ở "trường", và hành trình đến trường luôn là hành trình cao quý mà từ xưa đến nay, ông cha ta luôn trân trọng.

    Khái niệm về "Nước" còn gay nhiều bất ngờ hơn:

    "Nước là nơi em tắm"

    Hình ảnh những "giếng nước gốc đa" đâu dó hiện lên, gợi người đọc liên tưởng đến quê hương mình, đến những làng, những xóm, những ngõ quanh co được che rợp bóng mát bởi lũy tre làng rồi giếng nước cuối thôn. "Nước" là nơi em tắm, có thể là sông, là suối, là ao, là hồ đây đều là những hình ảnh bình dị thân thuộc của làng quê. Hình ảnh "Đất" và "Nước" song hành với nhau, như anh em gắn bó, để rồi "Đất Nước" cũng "là nơi ta hò hẹn" bằng lăng kính của tình yêu lứa đôi, một tình yêu nở rộ và rực rỡ nhất. Đây là biểu tượng cho sự thống nhất, hòa quyện giữa các yếu tố của "Đất" và "Nước", của anh và em, hợp thành một chỉnh thể và không thể thiếu một trong hai, gợi lên một chiều sâu suy tưởng: Đất nước là sư thống nhất giữa cái chung và cái riêng, cộng đồng và cá nhân, to lớn và nhỏ bé, hiện thực và huyền thoại.. thể hiện sự gắn bó bền chặt.

    "Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm"

    "Đất nước là nơi" – cụm từ này được điệp lại như một sự nhắc nhở và khẳng định rằng chút một trong sự lớn lên của tình yêu đều quyện hòa vào trong Đất nước. Là nơi dung chứa tình yêu của anh, của em, của đôi mình, để em nhớ anh và thầm yêu da diết, và "chiếc khăn" đánh rơi ấy chính là nỗi lòng trong bài ca dao:

    "Giấu một chùm hoa trong chiếc khăn tay

    Cô gái ngập ngừng sang nhà hàng xóm,

    Bên ấy có người ngày mai ra trận."


    Ở câu thơ này, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm muốn nhắn nhủ với sự đan cài giữa tình yêu cá nhân và tình yêu đất nước, tuy hai mà một, bởi chính những chàng trai, cô gái sẽ góp công xây dựng Đất nước, cống hiến cho dân tộc này, và sự kết hợp của họ cũng như tình yêu của họ sẽ thổi bùng sức sống của Đất nước. Bằng việc sử dụng những chất liệu văn hóa dân gian như ca dao, các hình ảnh đặc trưng của quê hương, thôn xóm, bản làng nước Việt, nhà thơ của "Đất Nước" đã gợi ra cho độc giả những cách kiểu mới về đất nước mình đang sống. Các biện pháp nghệ thuật như điệp ngữ, phép chiết tự đã được vận dụng tinh tế, đem lại sự lý giải vừa như tâm tình, vừa rất hợp lý và thuyết phục.

    Nhưng không chỉ dừng lại ở đó Đất nước còn là những vẻ đẹp của thiên nhiên từ những hình ảnh đặc trưng trong câu ca dao miền Trung:

    "Đất là nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc

    Nước là nơi" con cá ngư ông móng nước biển khơi "

    Lên núi rồi xuống biển một lần nữa khái niệm đất nước lại được phân tách và lý giải sống động. Hình ảnh chim phượng hoàng và cá ngư ông là một hình ảnh rất nổi bật trong ca dao xưa. " Đất lành chim đậu " - những hình ảnh đa dạng, phong phú của chim, của cá tượng trưng cho sự thịnh vượng và trù phú của nước Việt. Quan hệ đoàn tụ của chim và cá gắn liền với sự hài hòa giữa Đất và Nước. Đó là sự hội ngộ sau những ngày tháng gian khổ, hay cũng chính là sự trở về với Tổ tiên," tất cả để được đoàn tụ "trong chiều dài không gian và thời gian của đất nước. 54 dân tộc anh em cùng sống trên một dải đất hình chữ S cùng chia sẻ Đất Nước và góp phần gìn giữ, xây dựng và phát triển không ngừng. " Từ dân mình " thật gần gũi, thân thiết, như thể tất cả chúng ta đều cùng chung một gia đình, đều là ruột thịt. Câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm thật có sức gợi và nao nao lòng người.

    Đất Nước theo chiều dài thời gian lịch sử được thể hiện sâu sắc trong những câu thơ tiếp theo:

    " Đất là nơi chim về

    Nước là nơi Rồng ở

    Lạc Long Quân và Âu Cơ đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng. "

    Đất nước bắt đầu từ thuở khai thiên lập địa - nhà thơ cảm nhận và lí giải Đất và Nước theo chiều dài vô tận của thời gian, chiều sâu của lịch sử và phảng phất chất huyền thoại qua những câu chuyện vọng về. Hình ảnh" chim về "," Rồng "ở nước ta về nguồn gốc của người Việt Nam, từ thuở hồng hoang với Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh ra trong bọc trứng, 50 con xuống biển, 50 lên non, trở thành gần 54 dân tộc anh em của ta bây giờ. Dù là miền ngược, miền xuôi; dù ở Bắc, Trung, Nam, tất cả đều có chung tiếng gọi" đồng bào "thiêng liêng. Dù trẻ hay già, gái hay trai đều chung sức, đồng lòng hướng về Tổ tiên, nhớ ơn nguồn cội, mang trong tim lòng tự hào dân tộc sâu sắc. Nhắc về những hình ảnh nguồn cội từ xa xưa, phải chăng nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm muốn nhắn nhủ điều đó cho chúng ta? Để dẫu thế nào chúng ta vẫn giữ gìn và phát triển đất nước, từng thế hệ nối tiếp nhau:

    " Những ai đã khuất

    Những ai bây giờ

    Yêu nhau và sinh con đẻ cái

    Gánh vác phần người đi trước để lại

    Dặn dò con cháu chuyện mai sau.

    Điệp từ "những ai" là tiếng gọi chung cho tất cả con dân tộc nước Việt, dù là ông cha ta đã nằm xuống, hay chính độc giả hiện tại, chúng ta yêu nhau, rồi "sinh con đẻ cái", duy trì giống nòi "con Rồng cháu Tiên". Đó là sứ mệnh, là trách nhiệm "gánh vác phần người đi trước để lại", tiếp tục sống, giữ gìn dân tộc mình, đất nước mình. Rồi thì, khi chúng ta già đi, ta lại nối tiếp vào vòng tuần hoàn ấy, "dặn dò con cháu chuyện mai sau", câu chuyện của Tổ quốc mình. Và hiện tại lúc này, thế hệ hôm nay cũng ghi nhớ một điều rằng:

    "Hàng năm đi đâu về đâu

    Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ".

    "Cúi đầu" là sự biết ơn, tỏ lòng thành kính với ngày giỗ tổ tiên, ngày giỗ tổ Hùng Vương: "Dù ai đi ngược về xuôi

    nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba"

    Đó là truyền thống cao quý và tốt đẹp của người dân Việt Nam ta: "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" như biết bao thành ngữ tục ngữ đã răn dạy. Trang thơ Nguyễn Khoa Điềm gần gũi, bình dị là vì thế. Bởi những câu thơ dung dị như lời nhắc nhở của ông bà, thân quen và khiến ta khắc ghi về cội nguồn, thể hiện sâu sắc nền văn hóa đất Việt. Qua 20 câu thơ tiếp của bài thơ "Đất nước" tác giả đã cho chúng ta biết nguồn cội của đất nước là gì? Và "Đất nước" ta có từ đâu. Với mạch cảm xúc của đoạn thơ cố tự dần để cuối cùng dẫn tới cao trào làm bật lên tư tưởng cốt lõi của tác phẩm, câu thơ về hai ví song song đồng đẳng là một cách định nghĩa với đất nước thật giản dị và rất độc đáo, vận dụng vốn ca dao dân ca một cách sáng tạo không gặp lại nguyên si mà chỉ sử dụng ý và hình ảnh. Tất cả đã tạo nên một tác phẩm Đất Nước khiến người đọc không sao có thể quên nổi khi gặp lại những trang văn. Đất Nước Nguyễn khoa điềm đã cấp thêm một thành công trong dòng thơ về đất nước thời chống Mỹ và sâu sắc thêm nhận thức về nhân dân và đất nước.

    Đất Nước là một đoạn trích hay nhất trong trường ca "Mặt đường khát vọng" của Nguyễn Khoa Điềm. Thi phẩm ấy không chỉ khẳng định tài năng thơ phú mà còn qua đó nói lên được tiếng nói của người công dân yêu nước với tình yêu sâu nặng, mãnh liệt "như máu xương của mình". Cuộc chiến tranh chống Mỹ gian khổ đã làm con người xích lại gần nhau, tất cả đều hướng đến nhiệm vụ chung cao cả để bảo vệ Tổ Quốc và trách nhiệm cao cả ấy trong thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng chính là quyết tâm của cả một thời đại: "Thời đại của chúng tôi là thời đại của những thanh niên xuống đường chiếm lĩnh từng tầng cao của mái nhà, của ngọn đồi, của nhịp cầu để bắn tỏa lương tâm lên bầu trời đầy giặc giã" (Chu Lai).
     
    truchun, Admin, Sói1 người nữa thích bài này.
    Last edited by a moderator: 20 Tháng mười hai 2023
Trả lời qua Facebook
Đang tải...