Phân tích 13 câu đầu vội vàng - Xuân diệu

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Dungdeine, 21 Tháng bảy 2021.

  1. Dungdeine

    Bài viết:
    11
    Từ sau cách mạng tháng 8, thơ Xuân Diệu chủ yếu hướng vào thực tế đời sống và rất giàu tính thời sự. Nhưng quay ngược thời gian, trước cách mạng tháng 8 ấy, ta bắt gặp một hồn thơ dạt dào sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, quan niệm sống mới mẻ và cách tân nghệ thuật mà Xuân Diệu đem đến cho thơ ca đương thời. Là nhà thơ của tình yêu, của mùa và cả tuổi trẻ, Xuân Diệu luôn muốn mang đến cho độc giả cảm xúc cháy bỏng nhất như ông đã từng cảm xúc với đời. Và 13 khổ thơ đầu bài thơ "Vội vàng" - đứa con tinh thần ngọt ngào tuyệt vời ấy chính là một giọng thơ sôi nổi, đắm say của thi nhân trước cảnh đẹp thiên đường nơi trần thế.

    "Tôi muốn tắt nắng đi

    Cho màu đừng nhạt mất

    Tôi muốn buộc gió lại

    Cho hương đừng bay đi.

    Của ong bướm này đây tuần tháng mật

    Này đây hoa của đồng nội xanh rì

    Này đây lá của cành tơ phơ phất

    Của yến anh này đây khúc tình si

    Và này đây ánh sáng chớp hàng mi

    Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa

    Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

    Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa

    Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân".

    1938 là thời điểm năm tháng đầy biến cố sóng gió của lịch sử Việt Nam, cũng là lúc bài thơ này ra đời. Pháp xâm lược, đàn áp nhân dân ta một cách khủng khiếp đáng sợ để rồi:

    "Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy

    Mất ổ đàn chim dáo dát bay

    Bến Nghé của tiền tan bọt nước

    Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây"

    Chính vì sự xâm lược ấy mà ta mới biết yêu cuộc sống này, yêu hơi thở mãnh liệt, nồng nàn - thông điệp mà nhà thơ muốn nhắn gửi. Con người hội tụ tất cả đức tính khát khao giao cảm với đời. Chiếc cầu nối cực kì lấp lánh và mãnh liệt vì thơ ca Việt Nam không thể thiếu vắng thơ Xuân Diệu với quan niệm nhân sinh mới mẻ, sáng tạo "Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối còn hơn buồn le lói suốt trăm năm".

    In trong tập "Thơ thơ" tiêu biểu trong kho tàng thơ ca của Xuân Diệu. Bài thơ thể hiện tình yêu tha thiết với đời, trần thế. Mạch cảm xúc xuyên suốt tác phẩm là khung cảnh mùa xuân rạo rực hương sắc cuốn tác giả vào bữa tiệc trần gian, cái "tôi" dần trở nên hoảng hốt, thảng thốt nhận ra con người cũng vậy, tuổi xuân đẹp thế nhưng không hai lần thắm lại, để chiến thắng nghiệt ngã thời gian, ta phải sống vội vàng, hi vọng chiến thắng bằng tốc độ sống và chất lượng sống.

    Đầu tiên, Xuân Diệu đã khẳng định điều ấy bằng tuyên ngôn về lẽ sống


    "Tôi muốn tắt nắng đi

    Cho màu đừng nhạt mất


    Tôi muốn buộc gió lại

    Cho hương đừng bay đi"

    Khát khao lưu giữ sắc màu, hương thơm cuộc đời, cái "tôi" muốn can dự vào qui luật muôn đời của tạo hóa "nắng", "gió". Hành động rất mạnh mẽ dứt khoát đến độ mãnh liệt "buộc", "tắt", cùng điệp ngữ "tôi muốn" tưởng chừng như đây là một điêu ngông cuồng, tự phát. Nhưng thực sự nếu hiểu sâu về tác giả thì đây là một ước muốn bất tử hóa cái đẹp, giữ mãi cái đẹp để nó lên tỏa sắc hương thơm cho đời. Không phải ước muốn của người khổng lồ muốn ghế vai vào, mà là khát vọng cháy bỏng của thi nhân. Khát vọng của mọi thế kỉ nhưng không phải con người nào cũng dám nói ra.

    Xuân Diệu mà như Hoài Thanh gọi là "cặp mắt xanh non biếc rờn" ấy nhìn đời như một khu vườn mùa xuân căng đầy nhựa sống:


    Của ong bướm này đây tuần tháng mật

    Này đây hoa của đồng nội xanh rì

    Này đây lá của cành tơ phơ phất

    Của yến anh này đây khúc tình si

    Và này đây ánh sáng chớp hàng mi

    Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa

    Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

    Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa

    Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân ".

    Mùa xuân là mùa của cây cối đâm chồi nảy lộc, mùa của vạn vật sinh sôi, niềm hạnh phúc khi đánh dấu một năm mới. Và khu vườn mùa xuân trong con mắt tác giả đang dâng sắc, tỏa hương trao mật ngọt cho đời. Một thế giới của màu sắc" xanh rì ", một thế giới của âm thanh" khúc tình xi ", một thế giới của hương thơm, của sự ngọt ngào men say tình ái đang lả lơi, quyến rũ nhau. Một thế giới của sự sở hữu giao hòa, mọi vật như đã thuộc về nhau" Tuần tháng mật "là giai đoạn sống đang cực kì say mê, đẹp đẽ của cặp vợ chồng mới cưới. Điệp ngữ" này đây "đi kèm với sự vật thuộc về từ trường của nó" Ong, bướm, hoa, lá "đã tạo nên một thuyêt tam hợp tuyệt đẹp. Chúng tô điểm lên bức tranh xuân sáng lấp lánh dưới óc tưởng tượng của độc giả về một thứ xuân thì đang trong trạng thái viên mãn nhất. Ngoài âm thanh, màu sắc, hương thơm thì ta còn thấy sự xuất hiện của vị" Thần Vui "ánh sáng. Bởi ta biêt rằng nếu không có ánh sáng cuộc đời sẽ trở nên mờ nhạt. Chìm trong bóng tối, và không có cả sự sống. Nên mỗi khi mặt trời lên mang theo nguồn năng lượng sống tươi mới," ánh sáng chớp hàng mi "được nhân hóa mang vẻ đẹp con người, vẻ đẹp e then nhẹ nhàng, quyến rũ. Trong thơ cổ, hình ảnh thiên nhiên cũng được dùng để làm chuẩn mực cho vẻ đẹp con người như Nguyễn Du đã từng viết:

    " Làn thu thủy nét xuân sơn

    Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh "

    Ở đây, Xuân Diệu cũng muốn khẳng định rằng không phải ánh sáng của thiên nhiên mà chính con người mới là thước đo của vũ trụ. Xuân Diệu muốn làm chủ bản thân không để thế giới xoay vần.

    Không phải đến thời Xuân Diệu thì thế giới ấy mới xuất hiện. Cũng đâu phải đi đâu xa lạc trong cõi mộng ảo, hư vô của Hàn Mặc Tử. Trong xã hội đêm đen, thời phong kiên lên ngôi vững chắc nặng như một hòn núi đá, khó cót hể xoay chuyển, con người luôn muốn lánh xa khỏi thế giới" Ngư ngư, tiều tiều, canh canh, mục mục "để lên cung trăng như ước muốn Tản Đà:


    Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi!

    Trần thế em nay chán nửa rồi.

    Cung quế đã ai ngồi đó chửa?

    Cành đa xin chị nhắc lên chơi.

    Đất nước Việt Nam đẹp thế sao lại phải lên cung trăng để tâm sự? Có thể thấy tùy vào từng thời điểm mỗi nhà văn sẽ lựa chọn cho mình lối đi riêng. Xuân Diệu đã đốt cảnh bồng lai xua ai nấy về hạ giới, về một thiên đường tuyệt đẹp nơi trần thế mà đâu cần phải đến tận niếp bàn nào.

    " Tháng giêng ngon như một cặp môi gần "

    " Tháng giêng "lại là tháng của đầu xuân, mang hình tượng trẻ trung, Đức sống, tuôn sắc, tươi mới được ví" ngon như một cặp môi gần "để đủ thấy rằng độ nhạy cảm, nhạy bén sắc lẹm trong tâm hồn Xuân Diệu. Phép nhân hóa đó cho ta thấy được hình như Xuân Diệu còn cảm nhận được cả vị của mùa xuân ngọt ngào, say đắm, mềm mại, quyến rũ, hấp dẫn như môi người phụ nữ.

    Dường như độ thưởng thức ấy chưa được lâu mấy thì ta có cảm giác hai câu cuối khổ thơ là một sự hoài tiếc về một thứ gì đó của tác giả.


    " Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửa

    Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân "

    Đột nhiên xuất hiện dấu chấm giữa câu thơ như bị giãn cách, nhịp thơ giãn đoạn. Bộc lộ rõ được tâm trạng đan xen ngay lúc này, vừa hụt hẫng, bâng khuâng, vừa nửa vui nửa buồn hay đúng hơn là Xuân Diệu đang tiếc cho sự trôi chảy thời gian. Thời gian trôi thật sự là nỗi ám ảnh đối với bất kì ai, cũng không đợi một ai, lặng lẽ cuốn phăng đi mọi thứ dĩ vãng chỉ còn lại hai từ kỉ niệm và quá khứ." Là một người sinh ra là để sống Xuân Diệu rất sợ chết "chết khi chưa làm được gì cho đời. Sự trôi chảy thời gian với ông là một điều tàn nhẫn có thể với nhiều người, chuyện sống chết trên đời là do số, là quy luật tuần hoàn của tự nhiên giữa sinh-lão-bệnh-tử, ai rồi cũng phải chết ai rồi cũng phải trở về với cội nguồn cát bụi, nhưng với Xuân Diệu thì lại khác. Với ông," mất thời gian là mất tất cả tưởng trừng như cái tuyệt đối: Sự thật hôm nay không thật đến mai sau ". Vậy nên ông muốn bất tử hóa khát vọng được sống hết thảy với chính mình, chính cuộc đời, trẻ mãi không già.

    " Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân ". Thơ xưa thì tiếc mùa xuân khi nó qua đây rồi nhưng Xuân Diệu lại tiếc ngay khi nó đang diễn ra để thấy sự khác biệt rõ ràng nét riêng đậm, nét chỉ Xuân Diệu mới có.

    Đó là cách bộc lộ cảm xúc vô cùng cuồng nhiệt độc đáo, mới mẻ. Xuân Diệu giống như một người tình của sự sống đang ở thời tươi đẹp nhất. Một trái tim rạo rực sôi nổi đến độ gấp gáp vội vàng của nhiều nhà thơ, không chỉ để sống vội mà còn để tận hưởng giá trị cốt lõi ý nghĩa mà cuộc sống tình yêu mang tới như một thức quà tinh thần. Và" Xuân Diệu là một nguồn sống dạt dào chưa từng thấy giữa chốn non nước lặng lẽ "

    Cả bài thơ đều theo thể tự do, từ đó những tình cảm, cảm xúc được bộc lộ ra một cách thoải mái hơn mà không cần bị gò bó niêm luật, số câu từ. Câu thơ cắt dòng, hình ảnh thơ sáng tạo, giọng điệu say mê, sôi nổi cùng rất nhiều biện pháp nghệ thuật được đưa vào một cách tinh tế. Tất cả những ủa trên đã phụ họa cho" Vôi vàng "hiện lên như một bản nhạc trữ tình với âm điệu da diết, lúc mạnh mẽ, nhanh, dồn dập khi lại nhẹ nhàng, trầm, sâu lắng.

    Xét cho cùng văn học là câu chuyện của trái tim. Đặc biệt, những lời văn lời thơ sâu sắc thấm thía này bởi nghệ thuật văn chương muôn đời đều là câu chuyện đẹp về con người đã sống và biết sống. Thế nên ta thấy được sự đồng điệu đồng cảm giữa hai tâm hồn thơ tuy khác thời" Xuân Diệu "và" Thanh Hải "nhưng cùng chung một quan niệm nhân sinh về thế giới quan mới mẻ, khát vọng cống hiến, yêu đời yêu tổ quốc đất nước mãnh liệt" dù là tuổi 20 dù là khi tóc bạc"và lời thúc giục sống mãnh liệt, điên cuồng, sống quý trọng từng phút từng giây.
     
    Chỉnh sửa cuối: 21 Tháng bảy 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...