Xuân Quỳnh- nữ hoàng của thi ca và tình yêu đã từng viết trong thi phẩm của mình: "Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ" Khi đọc những vần thơ này, tôi lại tự bồi hồi hỏi lòng chẳng rõ, rằng tình yêu là gì mà khiến cho hàng triệu con người trên thế giới này cứ quyến luyến đắm say. Đối với tình yêu, những người bình thường như chúng ta còn đượm nồng rung động huống chi là những người nghệ sĩ. Họ là những con người luôn mang trong mình những tế bào cảm xúc nhiều hơn. Trong văn đàn Việt Nam, có rất nhiều nhà thơ viết về tình yêu như Xuân Quỳnh, Nguyễn Bính.. Thế nhưng, ta lại bắt gặp một điệu thơ tình rất lạ khi đến với thơ Xuân Diệu, Xuân Diệu viết nhiều, viết rất hay về tình yêu, tiêu biểu trong những sáng tác ấy là kiệt tác "Vội Vàng" - một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Xuân Diệu trước cách mạng tháng tám. Xuân Diệu được xem là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. Bởi trong cùng một thời đại "lộn xộn" các nhà thơ khác đang buồn rầu, chán nản như Huy Cận với "nỗi sầu vạn kĩ" trải dài trong tác phẩm nghệ thuật trước cách mạng tháng tám. Lưu Trọng Lư với mùa thu trống vắng, hay như Thế Lữ với một khối căm hờn và mong muốn được thoát khỏi sự sống tù tunga, nhưng vẫn quẩn quanh ttong bế tắc thì Xuân Diệu lại thể hiện một cách nhìn, một quan niệm sống hoàn toàn khác. Là người mang trong mình những tri thức của cả văn học phương đông lẫn phương tây Xuân Diệu là nhà thơ có tư tưởng thẫmmix kết hợp giữa cổ điển và hiện đại. Đặc biệt, ông có phong cách nghệ thuật hoàn toàn khác với các nhà thơ khác. Ông là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ với một giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết. Vội vàng là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu in trong tập Thơ thơ. "Nếu bây giờ chỉ cần gọi tên một nhà thơ trong thơ mới thôi, thì gần như tất cả sẽ gọi tên Xuân Diêu". Có lẽ là vì sự táo bạo của ông được thể hiện trong thơ: "Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi" Trong cả bài thơ theo thể 8 chữ, chỉ có 4 câu thơ đầu được viết theo thể ngũ ngôn, một thể thơ phù hợp cho việc thể hiện những cảm xúc về vần của Xuân Diệu. Điệp ngữ "tôi muốn" được nhắc đi nhắc lại 2 lần cùng với đó là 2 động từ manh "tắt, buộc" đã làm nổi bật lên khát khao của nhà thơ. Khát khao được tắt nắng, buộc gió để giữ lại màu hoa "cho màu đừng nhạt mất", giữ lại sắc thơm "cho hương đừng bay đi". Đó là khát vọng chiếm đoạt quyền năng của tạo hóa để sắc hương thắm mãi bên đời. Ngông cuồng hơn cả, nhà thơ muốn vũ trụ ngừng quay, thời gian dừng lại để thi nhân tận hưởng được những phút giây tuổi trẻ của cuộc đời mình. Một dòng cảm xúc chảy trôi thật mạnh mẽ, một khát vộng sống mãnh liệt được tận hưởng trọn vẹn cuộc đời, có thể làm mọi thứ dù đó là những hành động rất tạo bạo gần như không thể thực hiện được. Từ khát khao mãnh liệt muốn được giao cảm với cuộc đời. Xuân Diệu đã kiếm tìm những điều tươi đẹp, đã khám phá ra vẻ đẹp ngọt ngào, tình tứ của mùa xuân thông qua những cảnh vật thiên nhiên: "Của ong bướm này đây tuần tháng mật Này đây hoa của đồng nội xanh rì Của yến anh này đây khúc tình si Và này đây ánh sáng chớp hàng mi Mỗi buổi sớm, thần vui hằng gõ cửa" Xuân Diệu luôn nhìn cuộc đời bằng cặp mắt "non xanh, biếc rờn", phải là một người rất yêu thiên nhiên, yêu đời thì nhà thơ mới có thể cảm nhận được từng biến chuyển của vạn vật như thế. Ông đã phát hiện ra vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật đang vào độ thanh tân nhất, diễm lệ nhất. Một bức tranh thiên nhiên hồi tụ đủ hương thơm ánh sáng và màu sắc âm thanh. Đây chính là phép tương giao, sự sáng tạo đầy mới mẻ của Xuân Diệu khi ông học được ở thơ mới. Cảnh vật ông vẻ ra đều có đôi có cặp như một sự tương đồng: "Ong bướm, tuần tháng mật", "hoa đồng nội, xanh rì". Thi sĩ như đang đứng trước bức tranh thiên nhiên mà chỉ trỏ. Nhà thơ đã mở lòng mình để cảm nhận và thưởng thức thiên nhiên từ mọi giác quan như đang muốn ôm cả sự sống ngồn ngộn vào lòng. Thiên nhiên như một bữa tiệc trần gian đầy những thực đơn quyến rũ còn có cả ong bướm bay lượn tình tứ.. Điểm vào bức tranh ấy là ánh sáng ánh sáng lấp lánh và tiếng hát của chim anh, chim yến đang cất "khúc tình si". Cuộc đời tràn đầy nhựa sống và thi nhân đang tận hưởng một cách say đắm. Khi các nhà thơ khác đang muốn thoát li thực tại tìm đến chốn bồng lai thì Xuân Diệu lại bày tỏ rằng: "Không muốn đi mãi mãi ở vườn trần Chân hóa dễ để hút mùa dưới đất". Một khát khao sống đến mãnh liệt không muốn rời xa cuộc đời, không muốn sống mờ nhạt, sống vô nghĩa. Chính cảm hứng trôi nổi rất tây mà Xuân Diệu đã xóa bỏ những ước lệ phi ngã cổ điển, khi mà trong thơ văn xưa thi nhân lấy thiên nhiên làm chuẩn mực cho vẽ đẹp. Nhưng đến Xuân Diệu, thiên nhiên không còn là thước đo cho cái cái đẹp, mà con người chính là chuẩn mực cho cái đẹp. Mùa xuân trong thơ xưa là: "Mùa xuân con én đưa thoi Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa". Thì Xuân Diệu chỉ diễn tả mọi vẻ đẹp, sự tươi ngọt đó chỉ qua một hình ảnh so sánh: "Thánh giêng ngon như cặp môi gần" Tính ước lệ phi ngã đã được giải phóng. Ta cảm nhận được vẻ đẹp của mùa xuân ngon tươi như cặp môi của 1 thiêua nữ đang ở độ tuổi đpej nhất của cuộc đời, điều này càng làm rõ thêm triết lí nhân sinh về cuộc sống. Không chỉ vậy, trong khát khao cháy bỏng ấy, Xuân Diệu bỗng cảm thấy lo lắng cho tương lai phía trước: "Tôi sung sương nhưng vội vàng một nữa, Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân" Từ đó cho thấy thi nhân sẽ không dừng lại khi chưa đạt được ước muốn của mình. Câu thơ như bẻ đôi bởi dấu chấm như có 2 trạng thái đối lập nhau nhưng nó hoàn toán có ý nghĩa tương phản của cuộc sống và cuộc đời. Và Xuân Diệu sẽ không để cuộc sống ấy trôi qua dễ dàng mà ông sẽ vẽ lên những gì tươi đẹp ông có thể tận hưởng đủ. Quả thật, phong cách của Xuân Diệu được tạo nên bởi lí tươngt sống, quan niệm sống ti hs cực của ông, ông luôn nhìn đời bằng cặp mắt non xanh biếc rờn". Ông yêu những vẻ đẹp tươi tắn và thể hiện chúng một cách mới mẻ trong thơ ca về nội dung lẫn hình thức, cùng với ngôn ngữ giản dị, mộc mạc tạo sự táo bạo. Bài thơ giàu hình ảnh gợi cảm, nhấn mạnh sự cần thiết của cuộc sống với những động từ mạnh tạo sự vội vàng, gấp gáp của cuộc sống. Cần phải nắm teonj tất cả những gì tốt đẹp trong cuộc sống, bởi thời gian trôi qua là không thể quay trở lại nữa.