Phân tích 10 câu cuối Chí khí anh hùng I. Mở bài Truyện Kiều từ đầu đến cuối là cuộc đời đau khổ của Thúy Kiều. Và khi đưa Từ Hải vào như một nét sáng tạo trong xốt truyện, Nguyễn Du đã làm sáng cái ý chí và hoài bão lớn của những người anh hùng lúc bấy giờ. Mười hai câu thơ cuối trong đoạn trích "Chí khí anh hùng" được viết như để bày tỏ khát vọng lớn lao của người anh hùng, quyết tâm ra đi mong ngày trở về rạng danh của Từ Hải: "Bao giờ mười vạn tinh binh, Tiếng chuông dậy đất bóng tinh rợp đường. Làm cho rõ mặt phi thường, Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia. Bằng nay bốn bể không nhà, Thêm càng thêm bận biết là đi đâu? Đành lòng chờ đó ít lâu, Chầy chăng là một năm sau vội gì!" Quyết lời dứt áo ra đi, Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi. " II. Thân bài 1. Giới thiệu chung Đoạn trích bắt đầu từ câu thơ lục bát 2213 đến câu 2230 trong tác phẩm" Truyện Kiều "của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du. Khi biết Từ Hải quyết tâm lên đường, Thúy Kiều đã xin được đi cùng nhưng Từ Hải đã không vì tình yêu mà quên đi lí tưởng cao cả. Đặc biệt ở đây chính là mười câu thơ cuối đoạn trích, người anh hùng Từ Hải được khắc họa sắc nét lí tưởng, nghị lực và mục đích cao cả lập nghiệp lớn. 2. Phân tích Với quyết tâm ra đi cùng khát vọng lớn lao, quyết tâm mang đến cho Thúy Kiều một cuộc sống tốt đẹp hơn. Từ Hải đã ước mong ngày trở về của mình thông qua: " Bao giờ mười vạn tinh binh, Tiếng chuông dậy đất bóng tinh rợp đường. Làm cho rõ mặt phi thường, Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia. Bằng nay bốn bể không nhà, Thêm càng thêm bận biết là đi đâu? Đành lòng chờ đó ít lâu, Chầy chăng là một năm sau vội gì!" " Chàng ra đi thực hiện nghiệp lớn, lý tưởng, dựng binh nghiệp, trở về với bóng tinh rợp đường. Nguyễn Du sử dụng số từ" mười vạn tinh binh "mong muốn một chiến thắng lớn cho dân tộc ta." Bóng tinh "chính là bóng cờ rợp đường cùng với am thanh" tiếng chiêng dậy đất "đại diện cho một dân tộc độc lập. Từ Hải mong muốn mình rạng danh ngày trở về. Với cơ nghiệp ấy, với vinh quang ấy, chàng sẽ rước Thúy Kiều làm vợ chính thức của mình. Để thực hiện được những điều lớn lao ấy sẽ phải trải qua biết bao khó khăn," bốn bể không nhà ", người con gái mong manh như Kiều sao có thể chịu được những thử thách nhường ấy?" Bốn bể không nhà "cũng thể hiện ý chí tung hoành của Từ Hải. Câu hỏi tu từ:" Thêm càng thêm bận biết là đi đâu? ", lại càng cho thấy chàng anh hùng không muốn Kiều đi cùng mình. Bình đẳng duy nhất trên chiến trường chính là sự đau thương. Vì vậy, Thúy Kiều không nhất thiết phải ra tận nơi chiến trường đầy nguy hiểm, nàng phải trở thành hậu phương vững chắc cho người anh hùng chiến đấu hết mình. Lời chàng nói ra vừa là lời an ủi vừa là lời hứa hẹn. Từ Hải hẹn Kiều" một năm sau "sẽ trở lại. Sô từ" một "và từ chỉ thời gian" năm "mà Từ Hải nói với nàng là một lời ước hẹn ngắn gọn nhưng dứt khoát, chắc nịch. Chàng củng cố niềm tin trong Kiều. Đồng thời cũng khẳng định bản thân là một người anh hùng với khí chí hơn người, phi phàm, xuất chúng đúng với những gì Nguyễn Du mong mỏi. Kết thúc đoạn trích bằng hai câu thơ cuối là hình ảnh Từ Hải một lần nữa khẳng định quyết tâm, tự tin vào một thành công không xa: " Quyết lời dứt áo ra đi, Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi. " Chàng vừa dứt lời, liền ra đi, vô cùng kiên quyết và dứt khoát, không chần chừ, không để tình cảm lung lay ý chí của mình. Bóng dáng Từ Hải trên bước đường lập nghiệp được ẩn dụ qua hình ảnh" cánh chim bằng "đặt trong hoàn cảnh" gió mây "," dặm khơi "bao la rộng lớn. Đối với tác giả, tầm vóc của Từ Hải phải là cái tầm vóc của vũ trụ mới thật xứng đáng. 3. Đánh giá Đoạn trích" Chí khí anh hùng "đã khắc họa thật rõ nét hình ảnh anh hùng Từ Hải" dọc ngang nào biết trên đầu có ai". Với bút pháp lãng mạn, lý tưởng hóa, Nguyễn Du đã thành công xây dựng hình tượng người anh hùng như trong ước mơ của ông. Đó là lý tưởng về một người có phẩm chất, chí khí phi thường, một khát vọng làm nên nghiệp lớn. III. Kết bài Từ Hải nói riêng và những người anh hùng thời ấy nói chung không chỉ mang ý nghĩa lớn lao mà còn đại diện cho đấng nam nhi đại trượng phu dám nghĩ dám làm khiến ta phải nể phục. Đây cũng chính là ngầm ý mà tác giả Nguyễn Du muốn gửi gắm thông qua đoạn trích, đề hướng đến sự nghiệp cao cả, vĩ đại. Nhờ đó, mà nhân vật có sức sống đậm sâu trong lòng bạn đọc muôn đời.