Phân Tích: 04 Đoạn Thơ Đầu Tác Phẩm Sóng - Tác giả Xuân Quỳnh

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Thích Vị, 17 Tháng sáu 2021.

  1. Thích Vị Tác giả tự do

    Bài viết:
    23
    [​IMG]

    (Nguồn: Internet)

    * * *xXx..


    Phân tích 4 đoạn đầu bài thơ Sóng

    Nhà soạn kịch Lưu Quang Vũ từng viết:
    "Thơ sinh sự với đời không cho ai dừng bước

    Càng yêu thương càng không vừa ý mọi điều."

    (Nói với mình và các bạn)

    Từ thời xa xưa, thơ ca mang đến cho thế gian bao khúc nhạc lời ca làm giàu sự sống. Đi cùng với dòng chảy thời đại, khi mức sống tăng cao đi theo nhu cầu giải tỏa cảm xúc càng mãnh mẽ thì thơ vẫn luôn thay đổi và tiến bộ từng ngày. Đến với chủ đề bất hủ của yêu thương, thơ ca vẫn thế, đa dạng muôn màu. Trong đó, ta không thể không kể đến một vầng thơ mang theo âm hưởng tươi trẻ, dằm thắm, dịu dàng và mãnh liệt của Xuân Quỳnh qua tác phẩm "Sóng", một bài thơ từng được nhận xét: "Mượn hình tượng sóng, Xuân Quỳnh đã khám phá, thể hiện những cung bậc cảm xúc phong phú, tinh tế của trái tim tình yêu."

    "Dữ dội và dịu êm

    * * *

    Khi nào ta yêu nhau."

    (Sóng)

    Nhà thơ Xuân Quỳnh tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, bà là người xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (xưa). Tác phẩm "Sóng" được nữ thi sĩ viết trong một lần đến vùng biển Diêm Điền. Ở đó, bà nhìn ngắm hình ảnh con sóng và liên tưởng đến tình yêu. Đúng như lời nhận xét đã nêu, từ sóng, nữ hoàng của thi ca và tình yêu đã khám phá ra quy luật của "sóng" và "em" từ đó đồng điệu tình yêu và cơn sóng, lồng vào đó các "cung bậc cảm xúc phong phú, tinh tế của trái tim yêu". Đồng thời, tác phẩm của bà còn là lá cờ tiên phong cho tình yêu thời đại mới, khi lần đầu tiên, một người phụ nữ đã chủ động tìm kiếm yêu thương. Giáo sư – tiến sĩ Chu Văn Sơn cũng từng khẳng định: "Xuân Quỳnh sinh ra để viết thơ tình. Với người phụ nữ ấy, thơ ca và tình yêu là lý do để tồn tại."

    Đến với hai khổ thơ đầu của "Sóng", nữ thi sĩ viết về đặc tính của con sóng đồng thời tìm ra quy luật và các cung bậc của tình yêu:


    "Dữ dội và dịu êm

    Ồn ào và lặng lẽ

    Sông không hiểu nổi mình

    Sóng tìm ra tận bể."

    Bằng việc sử dụng các tính từ diễn tả đặc trưng sóng như "dữ dội", "dịu êm", "ồn ào" và "lặng lẽ" kết hợp với nghệ thuật đối lập chỉ trạng thái và quan hệ từ "và", nhà thơ khơi gợi cho người đọc đặc điểm của tình yêu. Tình yêu nhà những cảm xúc bất chợt diệu kỳ, lúc thì mạnh mẽ dồn dập, lúc lại thùy mỵ ngọt ngào. Không ai có thể đong đếm được tất cả yêu thương, nó như những gam màu muôn hình muôn vẽ tô vẽ nên thế giới dịu kỳ tạo nên dư vị tuyệt vời của cuộc sống. Tuy nhiên, bởi đặc tính sinh lý và quan điểm truyền thống, tình yêu của người phụ nữ đôi lúc phải chịu sự gò bó và ràng buộc từ định kiến nhiều đời. Tuy nhiên, đối với nữ thi sĩ Xuân Quỳnh, bà đã bước khỏi giới hạn của bản thân và xã hội. Tình yêu của Xuân Quỳnh như con sóng ấy, bản chất nó là phải tìm ra bể bởi con sông nhỏ bé chẳng đủ để sóng tự do vẫy vùng với khát vọng yêu thương. Bằng hình ảnh ẩn dụ và nhân hóa đặc sắc, Xuân Quỳnh đã thể hiện một góc nhìn mới đầy mạnh mẽ và táo bạo về khái niệm yêu thương, giải phóng tâm hồn yêu của phụ nữ bấy giờ, tự do tìm khiếm hạnh phúc cho chính mình.

    Đến khổ thơ thứ hai, nhà thơ bày tỏ nỗi lòng yêu của bao đời:


    "Ôi con sóng ngày xưa

    Và ngày sau vẫn thế

    Nỗi khát vọng tình yêu

    Bồi hồi trong ngực trẻ."

    Bằng thán từ "ôi", nghệ thuật liệt kê tăng tiến và biện pháp đối (ngày xưa >< ngày sau), nhà thơ đã đưa ra một quy luật vĩnh hằng. Tình yêu sẽ mãi mãi là nhu cầu căn bản và tất yếu trong đời sống tinh thần của nhân loại. Tự cổ chí kim, dẫu cho thời đại có đổi thay ra sao thì tình yêu vẫn sẽ "bồi hồi trong ngực trẻ". Người trẻ yêu mãnh liệt nồng nàn, người già yêu đằm thắm dài lâu. Chính yêu thương sẽ là chất xúc tác làm tươi trẻ tâm hồn, dẫu ở độ tuổi nào thì khi con người rung động trái tim sẽ tự khắc "trẻ" đến lạ thường. Minh chứng cho quan điểm này, nữ thi sĩ cũng từng chia sẻ rằng dẫu ta ở đâu và dẫu bất kì thời điểm nào, tình yêu sẽ đến mà chẳng ai có thể ngờ:

    "Khép nẻo giăng đầy hoa cỏ mây

    Áo em sơ ý cỏ giăng đầy."

    (Hoa cỏ mây)

    Nếu hai khổ thơ khắc họa cung bậc và sự trường tồn của ái tình thì hai khổ thơ tiếp theo đưa đến những suy tư trăn trở về nguồn cội của yêu thương:

    "Trước muôn trùng sóng bể

    Em nghĩ về anh, em

    Em nghĩ về biển lớn

    Từ nơi nào sóng lên?

    Sóng bắt đầu từ gió

    Gió bắt đầu từ đâu

    Em cũng không biết nữa

    Khi nào ta yêu nhau."



    -Thích Vị-

    Góc bàn luận: [Thảo luận - Góp ý] - Góc Bình Luận: Tác Giả Thích Vị
     
    Tiên NhiJenny QwQ thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 17 Tháng sáu 2021
Trả lời qua Facebook
Đang tải...