Phân thích nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài trong đoạn: Từ khi Mị bị bắt

Thảo luận trong 'Cần Sửa Bài' bắt đầu bởi annryhouse, 29 Tháng năm 2022.

  1. annryhouse

    Bài viết:
    24
    Phân thích nhân vật Mị trong truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài trong đoạn: "Từ khi Mị bị bắt làm con dâu gạt nợ đến khi trốn khỏi Hồng Ngài)

    Khánh, H. T. K, Thuận, N. T. B & Hòa, N. H (2001). Tuyển tập 130 bài văn hay 12.239-241

    YÊU CẦU

    Thể loại

    - Kiểu bài phân tích nhân vật văn học, cụ thể là phân tích nhân vật trong phần đầu của tác phẩm.

    Nội dung: Nhân vật Mị

    - Con người và cuộc đời

    - Lòng ham sống và khát vọng hạnh phúc.

    - Thoát khỏi cuộc đời cùng nhục nô lệ.

    GỢI Ý

    Thân bài được triển khai theo ba yêu cầu về nội dung như trên.

    A. CON NGƯỜI VÀ CUỘC ĐỜI

    1. Quãng đời quá khứ

    - Mị là một cô gái trẻ đẹp, yêu đời, chăm chỉ lao động, nhà nghèo và rất hiếu thảo.

    - Đang tuổi yêu đương, nàng chờ đợi người yêu trong một đêm hội mùa xuân, bỗng bị con quan thống lí là A Sử lừa bắt về làm vợ, làm dâu gạt nợ cho thống lí Pá Tra.

    - Từ đó, Mi bắt đầu chìm đắm trong đau khổ tột cùng. Có đến hàng mấy tháng đêm nào Mị cũng khóc. Có lúc, nàng định tìm cái chết, nhưng Mị không đành lòng chết, Mị chết thì bố Mị còn khổ hơn bao nhiêu lần bây giờ

    2. Cuộc sống hiện tại

    - Mị xuất hiện ngay đầu truyện. Tô Hoài đã phác họa chân dung nhân vật để gợi mở nội tâm: mặt buồn rười rượi . Bên cạnh cái giàu sang của bố chồng, (nhà thống lí giàu lắm, nhà có nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất vùng ), in đậm một hình bóng im lìm, tăm tối, nhọc nhằn của Mị.

    - Từ lúc bị bắt về nhà thống lí Pá Tra, Mi đã bị bóc lột sức lao động đến cùng cực, chịu khổ nhục triền miên, (quay sợi, thái có ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối.. )

    - Mi bị giam hãm trong không gian chật hẹp và tù đọng, giữa căn buồng lúc nào cũng âm u, cửa số là một lỗ vuông bằng bàn tay, trong thời gian ngưng đọng như không dĩ vãng, không hiện tại và không tương lai, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa.

    - Củng cố thêm cái ách áp bức nặng nề ấy còn là sự mê tín, thần quyền: Đã bị trình ma nhà thống lí thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi..

    - Cuộc sống đó hoàn toàn cùng khổ về vật chất, bế tắc về tinh thần. Mị nghĩ rằng: ".. đến bao giờ chết thì thôi "

    B. LÒNG HAM SỐNG VÀ KHÁT VỌNG HẠNH PHÚC

    Tưởng chừng như cuộc đời tù hãm đã làm tê liệt ý thức về bản thân và những mong muốn thay đổi số phận của nhân vật, nhưng trong tâm thức Mi vẫn âm ỉ lòng ham sống, một khát vọng hạnh phúc.

    1. Sự thức tỉnh đời sống ý thức của Mị nhờ vào tác động của một hoàn cảnh khá điển hình: Mùa xuân trên miền núi cao Tây Bắc. Mùa xuân năm đó đã làm bừng tỉnh sức sống của tạo vật và con người.

    Hồi ức tràn về trong tâm trí Mị là cảnh" một đêm tình mùa xuân": Ngoài đầu núi lấp ló, đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi. Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bồi hồi. Mi ngồi nhầm than bài hát của người đang thổi:

    ..

    Ta không có con trai con gái

    Ta đi tìm người yêu

    2. Lòng ham sống, khát vọng hạnh phúc trỗi dậy mãnh liệt trong lòng nàng: Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ lắm. Mi vẫn còn trẻ. Mi muốn đi chơi..

    Giữa lúc lòng ham sống trỗi dậy mạnh mẽ nhất thì lại bị dập xuống phũ phàng: A Sử trói đứng Mi, không cho nàng đi. Suốt cái đêm bị trói vào cột ấy, Mị đã sống trong sự giằng xé giữa nỗi khát khao tự do và thực tại nghiệt ngã đã bóp chết những ước muốn tự do, hạnh phúc của nàng. Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói.. Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mi theo những cuộc chơi, những đám chơi.

    C. THOÁT KHỎI CUỘC ĐỜI CÙNG NHỤC, NÔ LỆ

    1. Hoàn cảnh đã run rủi Mị cứu A Phủ, cùng lúc tự giải thoát khỏi cuộc sống nô lệ.

    - Những đêm mùa đông lạnh, Mi thường ra bếp hở tay, hơ lửa, chứng kiến cảnh A Phủ bị trói đứng, lúc đầu Mị chưa có một suy nghĩ nào. Nhưng mấy đêm sau, khi Mi thấy một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hôm má đã xám đen lại của A Phủ, Mị nhớ lại cảnh nàng bị A Sự trói đứng một đêm năm trước.

    - Mối đồng cảm, lòng thương xót một con người đang tuyệt vọng đau đớn chờ chết đã thúc đẩy Mị hành động. Ý nghĩ cứu A Phủ đã thắng nỗi lo sợ của chính mình. Cuối cùng, Mị cắt dây trói cho A Phủ.

    - Ngay sau đó, để tự cứu mình. Mị đã chạy theo A Phủ, thoát khỏi cảnh sống địa ngục ở trần gian và hai người đang lặng đờ nhau lao chạy xuống dốc núi .

    2. Chính khát vọng tự do đã tháo gỡ được cái vòng nô lệ trói buộc Mị bấy lâu nay. Nàng thật sự thoát khỏi cảnh áp bức, ràng buộc của bọn chúa núi, để cùng A Phủ giải phóng mình.
     
    Chỉnh sửa cuối: 30 Tháng mười 2022
  2. annryhouse

    Bài viết:
    24
    Phân tích nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật Mị trong truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài (từ khi Mi bị bắt làm con dâu gạt nợ đến khi cùng A Phủ trốn chạy khỏi Hồng Ngài).

    Vợ chồng A Phủ là một truyện ngắn xuất sắc của Tô Hoài thể hiện sự trỗi dây giành lấy sự sống của những con người bị áp bức, bóc lột ở vùng dân tộc Mèo (nay gọi là Hmông) miền Bắc nước ta trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Nhưng tác phẩm gây được ấn tượng sâu sắc không phải chỉ do nội dung phù hợp với xu thế thời đại, mà còn do nghệ thuật miêu tả tâm lí tài tình, chân thật của tác giả. Điều này thể hiện tập trung trong việc miêu tả tâm lí nhân vật Mị.

    Mị là nhân vật trung tâm của truyện. Cuộc đời làm dâu trừ nợ đầy cay đắng, tủi nhục của cô cũng như hành động cởi trói cho A Phủ và cùng A Phủ chạy trốn lên khu du kích tạo thành nội dung chủ yếu của truyện. Những đoạn hay nhất của truyện là đoạn miêu tả tâm trạng Mị trong những đêm Tết và cơn thức tỉnh đột ngột vùng lên cứu thoát cho A Phủ. Những đoạn ấy vừa miêu tả được cái không khí tăm tối, phi nhân tính trong nhà thống lí mà ở đó nhân vật Mị sống như một người chết, một con vật, lại vừa thể hiện được sức sống tiềm tàng không gì dập tắt được của Mị, một sức sống đã thức tỉnh ý thức Mị, thúc đẩy cô hành động.

    Trước Tô Hoài, hình như chưa có ai miêu tả được cái không khí phi nhân tính khủng khiếp dưới ách thống trị của bọn thống lí. Ở đấy, nhà quan không coi những người vợ, người làm là người, mọi người đều dửng dưng với mạng sống người khác. Trong hoàn cảnh ấy, ý chí sống của Mị như đã chết. Cảm giác không gian bị thu hẹp, cảm giác thời gian không còn: Mỗi ngày Mịcàng không nói, lùi lãi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa số một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng . Cái buồng ấy như cái nhà tù chung thân của cô.

    Đặc điểm thứ nhất của tâm lí cô Mị là con người phân lập: Cô Mị hiện tại và cô Mị quá khứ hòa chung vào nhau.

    Nhưng nếu như con người hiện tại của Mị đã chết thì con người quá khứ của cô vẫn sống âm ỉ. Mùa xuân đến, tiếng sáo, tiếng chó sủa xa xa đã thức tỉnh kí ức: ".. lòng Mị thì đang sống về ngày trước" . Hai con người ấy đan xen nhau, khi tách ra, khi hòa vào tạo thành một cô Mị hết sức sống động và mới lạ. Con người hiện tại đã chết thì đờ đẫn, mất hết cảm giác về xung quanh. Cô không biết rượu đã tan lúc nào, không biết người về lúc nào, cô cũng không biết là A Sử đã về, coi như không có ai hết. Trái lại, con người của quá khứ thì sống dậy, tha thiết bồi hồi, tai như nghe tiếng sáo năm nào. Cứ nhớ lại quá khứ thì cô đột nhiên sống lại, nhưng cứ nghĩ tới hiện tại thì cô muốn chết. Sự đan xen, luân phiên hồi tưởng quá khứ và cảm giác suy nghĩ hiện tại tạo thành dòng ý thức sự sống của Mị. Mị bị A Sử trói đứng vào cột như một đồ vật, mà Mị vẫn như không biết mình đang bị trói. Lòng cô vẫn nghe tiếng sáo đưa cô theo những cuộc chơi. Chỉ khi chân tay đau không cựa được cô mới nhớ đến thực tại và thấy tủi nhục không bằng con ngựa.

    Đặc điểm thứ hai trong nghệ thuật miêu tả tâm lí của Tô Hoài là miêu tả quá trình chuyển hóa tâm lí. Đây là một việc rất khó: Nếu để nhân vật đổi thay nhanh chóng giản đơn, bỏ qua quy luật tâm lí thì nhân vật chỉ là con rối chứ không phải người sống. Khắc hoa một cô Mị hiện tại đã chết là rất hay, nhưng lại rất khó làm cho cô sống lại! Nghệ thuật là sự khắc phục khó khăn. Nhà văn đã miêu tả một quá trình tịnh tiến và đột biến. Thoạt đầu là Mi bị trói đứng suốt đêm và rùng mình nghĩ tới một người vợ đã bị trói đứng bị bỏ quên ba ngày và đã chết. Sau đó tâm hồn Mị lại trở lại vô cảm, lầm lũi như trước. Lần này A Phủ lại bị trói đứng. Tác giả tiếp đến, tả thói quen sưởi lửa buổi khuya của Mị, để Mị có thể nhìn thấy A Phủ. Rồi quá trình từ thói quen chỉ biết sống với lửa, không biết ai hết, Mị đã chú ý tới A Phủ Mị thấy A Phủ mắt trừng thì thản nhiên. Chỉ khi thấy nước mắt A Phủ thì Mị mới xúc động vì thương mình, thấy giống mình và thương người. Từ chỗ sợ đến không sợ, rồi liều cắt dây trói cho A Phủ. Từ chỗ đứng lặng trong bóng tối đến lúc Mị cũng vụt chạy ra.. Biết bao diễn biến tinh tế trong tâm hồn cô Mị! Từ thương mình đến thương người, rồi từ cứu người đến cứu mình, một quá trình diễn biến tự nhiên sinh động.

    Tóm lại, sự miêu tả tâm lí đã làm cho nhân vật Mị có da có thịt, có hồn. Thành công trong miêu tả tâm lí của Tô Hoài không là ngẫu nhiên. Nghệ thuật là sự tái hiện cuộc đời qua cái riêng. Khi nhà văn thực sự sống với cuộc đời cá thể, cụ thể của nhân vật thì ông có thể phát hiện ra sự sống và quy luật của nghệ thuật.
     
    Mèo A Mao Huỳnh Mai thích bài này.
    Chỉnh sửa cuối: 30 Tháng mười 2022
Trả lời qua Facebook
Đang tải...