Bài 1: Làm Quen Với Phần Mềm Đồ Họa Vector CorelDRAW Bấm để xem Phần mềm đồ họa CorelDRAW là phần mềm chuyên về đồ họa vector nó được phát triển bởi tập đoàn Corel. Giao diện thân thiện và cực kỳ dễ sử dụng. Nếu bạn muốn thiết kế một logo, một banner, một biển hiệu, quảng cáo hay thiết kế bao bì hộp, nhãn, túi.. nhưng bạn chưa biết lựa chọn phần mềm nào thì nên chọn CorelDRAW nó rất dễ sử dụng. Tôi cũng là một trong những người không biết gì về đồ họa vector nhưng giờ có thể thiết kế nhãn chai, hộp, banner, poster, biển hiệu.. Không những thế nếu bạn muốn cắt ghép một số hình đơn giản, tách nền của một số vật thể không quá phức tạp, bạn có thể dùng CorelDRAW để xử lý chúng một cách nhanh gọn. Cần nhấn mạnh ở đây nó là một phần mềm có giao diện thân thiện, dễ sử dụng và nắm bắt. Dưới đây là giao diện làm việc của phần mềm (Hình 1) Biểu tượng icon để nhận biết phần mềm (Hình 2) Hiện tại có nhiều phiên bản nhưng nó cũng không thay đổi về mặt biểu tượng lắm, chung quy lại nó là ngòi bút trắng trên nền xanh lá. Về các thao tác tạo file, lưu file, xuất file, in file nó tương tự như office chúng ta hay sử dụng. · Dùng biểu tượng có sẵn (Hình 3) 1: Tạo một file mới 2: Mở một file làm việc có sẵn (click vào nó sẽ xuất hiện một bảng để chọn đến file cần mở) 3: Lưu file đang làm việc (chọn vào 3 sẽ xuất hiện bảng và để chọn đến vị trí cần lưu) 4: In (chọn vào biểu tượng 4 sẽ xuất hiện một bảng để cài đặt chế độ in như trang cần in, khổ ngang, dọc, chọn máy in muốn sử dụng) Ngoài biểu tượng có sẵn chúng ta có thể dùng chọn vào File và dùng các từ biểu thị (New, Open, Save, print và nó cũng kèm biểu tượng như đã có sẵn) Xem hình bên dưới (Hình 4). Trên đây là sơ lược về phần mềm đồ họa CorelDRAW và một số thao tác sử dụng cơ bản nhất, trong các bài hôm sau mình sẽ đi vào chi tiết để hướng dẫn các bạn có thể dùng phần mềm này để tự tiết kế cho mình những gì mình muốn. Đây là kinh nghiệm của bản thân mình muốn chia sẽ theo những gì mình đã tự học, các bạn sẽ rất dễ hiểu. Sương Tuyet
Bài 2: Tìm Tài Nguyên Để Sử Dụng Cho Thiết Kế Ở Đâu Bấm để xem Thông thường khi chúng ta thiết kế sẽ cần tìm những hình ảnh để sử dụng, lồng, cắt, ghép.. Khi thiết kế bằng phần mềm đồ họa vector CorelDRAW chúng ta cần tìm hình ảnh dưới dạng file JPG, PNG, cdr JPG: File hình có background PNG: File hình không có background Cdr là đuôi file của CorelDRAW: File này nếu có được chúng ta mở lên bằng phần mềm CorelDRAW chúng sẽ ở dạng vector. Dạng vector là dạng mà chúng ta sẽ zoom nó đến vô cực vẫn không bị bể hình như các dạng JPG, PNG. Mình sẽ giới thiệu một số trang web có thể tìm các tài nguyên dễ cho chúng ta sử dụng trong việc tạo nên các sản phẩm thiết kế của mình. 1. Đối với các loại hình đơn giản (như các loại icon cô gái, bông hoa, thiết bị gì đó) chúng ta có thể tìm bất cứ đâu trên Google. Ví dụ bạn muốn tìm bông hoa đơn giản như bên dưới bạn chỉ cần dùng từ khóa "Icon bông hoa". Hình 1: Một số icon đơn giản Sau khi bạn tải về các loại hình dạng này thì nó sẽ ở dạng file JPG. Bạn cần đổi nó sang dạng vector để đổi bất kỳ mà nào mà bạn tích phù hợp với nhu cầu của bạn. Phần chuyển sang dạng vector sẽ có trong những bài sau. 2. Vi. Pngtree.com: Đây là website lớn tập hợp rất nhiều hình ảnh dưới dạng PNG, vector (dạng EPS), và Psd (photoshop). Bạn chỉ cần vào ô tìm kiếm sau đó tìm hình mà mình muốn. Website này cho một tài khoản tải miễn phí được hai file trong một ngày. 3. Freepik.com Đây là website tập hợp nhiều file dạng (vector, photos, Psd, Icons) và có những file cho tải miễn phí nhưng có những file thì không. Vẫn có giới hạn tải file miễn phí nhé nên xem kỹ file mình muốn hãy tải. 4. Shutterstock.com: Đây là website cần tiền để mua, bạn mua một file nào đó chắc mất khoảng 5 hay 7 ngàn gì đấy nhưng hình ảnh đẹp và chất lượng. 5. Pixabay.com: Đây là website tập hợp rất nhiều hình ảnh dạng JPG với nhiều độ phân giải khác nhau và cho tải miễn phí. Tùy độ phân giải bạn muốn mà chọn. Trên đây là một số website mình hay sử dụng để tìm kiếm các file hình, vector để phục vụ cho việc thiết kế theo ý tưởng của mình. Bạn nên tải về phiên bản X7 trở lên để dùng nhé, hiện tại mình đang dùng X8 để hướng dẫn. Nói chung các phiên bản từ X7 trở lên sẽ không khác nhau nhiều, nhưng phiên bản cũ quá sẽ có tính năng không có. Sương Tuyet
Bài 3: CHUYỂN HÌNH ĐƠN GIẢN SANG VECTOR TRONG CORELDRAW Bấm để xem Khi bạn có nhu cầu dùng những hình đơn giản cho thiết kế của mình, bạn lên Google tải hình bạn muốn sau đó sẽ chuyển chúng sang dạng vector và sau đó thoải mái đổi màu. Sau khi CHÈN ẢNH tải về: Bạn có thể CHÈN ẢNH bằng hai cách Một là bạn có thể copy trực tiếp hình trên mạng và past trực tiếp vào trang làm việc Hai là bạn có thể save ảnh lại một vị trí nào đó -- sau đó chọn file -- import -- chọn đến vị trí ảnh -- Chọn ảnh -- Import. Hoặc bạn có thể click chuột phải trên trang làm việc rồi chọn import -- chọn đến vị trí ảnh -- chọn ảnh -- Import Sau khi chèn hình để chuyển hình sang dạng vector bạn chọn hình sau đó click chuột phải -- chọn Quick Trace (Hình 1) Sau khi chọn Quick Trace bạn đợi một xíu -- sau khi phần mềm xử lý sẽ cho ra hình dạng vector nhưng nó sẽ trong tình trạng Group, bạn cần tách chúng ra (Ungroup) mới có thể đổi màu của nó. (Hình 2) Nếu hình bạn tải xuống có phức tạp hơn tí thì bạn sẽ Click chuột phải vào hình và chọn như hình bên dưới (hình 3). Nó sẽ hiện ra một cửa sổ mới để xử lý và quá trình xử lý tốn thời gian hơn và độ chính xác cũng cao hơn Lưu ý: Hình phải thật đơn giản và độ phân giải tương đối nha (tức là hình tương đối rõ á) thì chức năng này mới chính xác. Trong trường hợp cô gái trên này có ô hình chữ nhật màu đen và có hình nền. Nếu là hình có phức tạp hơn thì hãy nhớ Outline Trace – High Quality Image.. Sau khi Quick Trace/ Outline Trace nó sẽ nằm trong một group chúng ta sẽ Ungroup -- Xóa bỏ phần không cần thiết hoặc chỉnh sửa phần bị hư -- Đổi màu theo mục đích. Cách Ungroup: Kích thuột phải vào hình mới tạo ra sau đó chọn ungroup (hình 4) hoặc phím tắt là Ctrl +U. Sau khi Ungroup chúng ta sẽ click chuột vào đối tượng cần xóa -- Ấn Delete Trên đây là đối với hình đơn giản và có độ phân giải tương đối. Nếu như hình đơn giản nhưng độ phân giải quá thấp, hình quá mờ hoặc hình phức tạp chúng ta sẽ không thể dùng Quick Trace/Outline Trace vì nó sẽ không chính xác khi đó ta sẽ vẽ lại hình và tô màu, cũng sẽ rất nhanh và đơn giản. Phần vẽ lại hình, nó giống như đùa lại một cái hình sau đó ta tô màu vậy. Mình sẽ chỉ trong bài sau. Sương Tuyet
Bài 4: VẼ LẠI HÌNH BẰNG CORELDRAW Bấm để xem Bạn tải một hình về nhưng không sử dụng được công cụ Quick Trace vì nó quá nhạt hoặc nó quá phức tạp thì bạn có thể vẽ lại nó một cách thủ công rồi tô màu theo ý thích của mình. Ví dụ: Dưới đây là (hình 1) bạn muốn vẽ lại (mình chỉ làm cái hình đơn giản để vẽ nhanh) Đầu tiên bạn sẽ Click chuột phải vào hình – chọn Lock Object (hình 2) để khóa hình lại thì trong quá trình ta vẽ hình sẽ không bị vô tình di chuyển. Sau khi vẽ xong bạn Click chuột phải lại vào hình --- chọn Unlock object là có thể di chuyển hình như bình thường (di chuyển hình chỉ cần click chuột trái giữ nguyên và lôi đến đâu bạn muốn). Tiến hành vẽ: Đầu tiên chọn công cụ B-Spline (hình 3) Sau khi chọn công cụ B-Spline bạn sẽ dùng chuột trái để click viền quanh đối tượng muốn vẽ, mình hướng dẫn vẽ mái tóc trước sau đó mấy phần khác bạn vẽ tương tự. (hình 4) Bạn có thể đổi màu nó --- tiếp theo vẽ lại tất cả các bộ phận khác và tô màu. Mái tóc có thể đổi màu (Hình 5). Xử lý đường viền quanh tóc làm theo hướng dưỡng như hình. Kết quả vẽ cả hình (Hình 6) : Mình chỉ tô màu cho thấy sự khác biệt còn nếu muốn tô màu đẹp hơn bạn thử vẽ lại và tô nhé. Như vậy với công cụ B-Spline bạn sẽ có thể vẽ lại bất kỳ gì bạn muốn nhé. Lưu ý: Trong quá trình bạn tô màu sẽ có những đối tượng TRÊN hoặc DƯỚI đối tượng kia. Bạn Click chuột phải vào đối tượng muốn đưa lên -- Ctrl + Pg up HOẶC đưa xuống – Ctrl + Pg dn. Bạn cũng có thể làm thao tác như hình bên dưới (hình 7) Sương Tuyet
Bài 5: TÔ MÀU CHO ĐỐI TƯỢNG TRONG CORELDRAW Bấm để xem Sau khi bạn vẽ được một cái hình, bạn sẽ tiến hành tô màu nó và sau đây mình hướng dẫn cách nhanh nhất để tô nó. Ví dụ một hình bạn vẽ được như thế này (Hình 1) Bạn muốn tô màu cho bông hoa này rất đơn giản bạn chỉ cần chọn từng chi tiết lá, cành, nhụy, cánh hoa sau đó ấn màu bạn thích ở bảng chọn màu bên cạnh (Hình 2) Bạn có thể tô theo một cách khác là đổ màu. Tức là bạn sẽ đổ màu vào chiếc lá, nhụy hoa, cánh hoa, thân hoa. Lúc này nó sẽ không còn là đường line nữa mà là hình rồi bạn tiến hành chọn đối tượng và chọn màu như bên trên. Đổ màu bạn dùng công cụ Smart Fill tool (Hình 3) Sau khi chọn công cụ bạn tiến hành đổ màu như hình 4 Màu được đổ ra tùy theo cái mặt định của phần mềm bạn có thể đổi màu được đổ ra ở (Hình 5) Trên đây mình đã hướng dẫn bạn cách tô màu trong corelDRAW, bài sau mình sẽ hướng dẫn bạn cách mở rộng bảng màu để chọn và đưa bảng màu pantone ra cột phía bên phải. Sương Tuyet
HƯỚNG DẪN KHÁC XÓA BACKGROUND ĐƠN GIẢN KHÔNG DÙNG PHẦN MỀM Bấm để xem Trong quá trình thiết kế của bạn sẽ cần thiết cho việc xóa nền của bức ảnh. Thông thường bạn muốn xóa Background của một bức ảnh bạn sẽ lựa chọn một số phần mềm như photoshop, Core PaintShop.. để xóa. Nhưng nếu bạn không học chúng bạn sẽ mất ít thời gian cho việc tìm hiểu chúng, thời gian dùng phần mềm để xóa cũng khá lâu. Ngày nay với sự phát triển của công nghệ chúng ta có thể dùng trí tuệ nhân tạo (Ai) để xóa chúng và cụ thể là bạn chỉ cần tải ảnh của mình lên website: Remove. Bg (Hoàn toàn miễn phí) Sau đó nhấn vào Upload Image (hình 1) Sau khi up lên web sẽ tự xử lý và cho hiển thị kết quả như hình 2 Sau khi web xử lý xong chúng ta chỉ việc Click vào Download / Download HD để có chất lượng hình cao hơn. Như vậy là đã xóa được background một cách dễ dàng mà không cần dùng bất kỳ phần mềm nào và bất kỳ ai cũng có thể thực hiện. Hình tải về sau khi xóa sẽ có định dạng PNG . Kết quả thu được (hình 3) Sương Tuyet
HƯỚNG DẪN KHÁC TĂNG KÍCH CỠ CỦA HÌNH HAY LÀM CHO HÌNH TRỞ NÊN RÕ HƠN KHI PHÓNG TO Bấm để xem Trong quá trình thiết kế của bạn, bạn cần sử dụng một bức hình nhưng độ phân giải của nó thấp nên nó rất mờ nếu bạn muốn phóng to lên nó sẽ càng mờ. Không có hình ảnh khác để thay thế, bạn chỉ muốn dùng hình đó thôi. Vậy làm sao để cho bức ảnh rõ hơn. Hôm nay mình sẽ giới thiệu cách để có thể làm ảnh mờ rõ hơn khi bạn muốn phóng to. Đầu tiên mình có một tấm hình như này nhé (Hình 1) Nhìn hình thấy bị mờ có những điểm ảnh nhòe nhòe xung quanh bông hoa. Bạn truy cập vào website: Bigjpg.com Giao diện sẽ xuất hiện như hình 2 Với các phần mềm khác như PS, hình ảnh được phóng to trông vẫn mờ, có thể nhìn thấy được hiện tượng nhòe và nhiễu. Sản phẩm của bigjpg.com sử dụng mạng nơ-ron với một thuật toán đặc biệt được điều chỉnh cho đường nét và màu sắc của hình ảnh, do đó làm cho hiệu ứng phóng to tuyệt vời. Màu sắc được giữ tốt. Chọn Select Images Sẽ xuất hiện cửa sổ ---> bạn chọn đến hình cần làm rõ. Sau khi ảnh được tải lên sẽ được hiển thị nhỏ trên giao diện web ---> Click và Start (hình 3) Sau khi Start sẽ xuất hiện bảng Configuration Ở hàng Upscaling ta có thể chọn 2x hoặc 4x -- 8x -- 16x theo độ tăng dần của độ phóng to ảnh. Ở web này chỉ cho miễn phí 2x và 4x còn muốn dùng 8x và 16x bạn phải đăng nhập và nâng cấp tải khoản nhé. Theo mình thấy thì 2x và 4x dùng cũng tương đối ổn rồi. Chọn xong Ok và đợi một tí sau đó click vào Download để tải về (trường hợp này mình chọn 4x). Kết quả: Kết quả thu được bước hình 707Kb nó sẽ to hơn bức hình ban đầu vậy khi ta kéo nhỏ lại theo tỉ lệ để có bức hình bằng với hình 1 (271k) nó sẽ nét hơn. Hoặc nếu bạn kéo hình 1 (271k to lên nó sẽ bị nhòe hơn thậm chí có thể bể hình nếu với hình chất lượng quá thấp). Kết luận là web này sẽ giúp bạn phóng to một bức hình mà không làm nó bị nhòe hoặc nhiễu. Mong bài này sẽ giúp ích cho bạn. Sương Tuyet
Bài 6: ĐƯA CHI TIẾT ĐỐI TƯỢNG RA NGOÀI Ở CỘT BÊN CỘT PHẢI ĐỂ SỬ DỤNG, MỞ RỘNG BẢNG MÀU ĐỂ TÔ CHO ĐỐI TƯỢNG Bấm để xem A. Đưa chi tiết đối tượng/ công cụ ra ngoài ở cột bên phải để sử dụng Trong quá trình thiết kế của bạn trong các công cụ ví dụ như Text, Object, Character.. nó sẽ có phần mở rộng tức là phần chi tiết. Ta cần phải đưa chúng ra ngoài nếu như mặc định phần mềm cài đặt không có, vì chúng có rất nhiều nên nếu phần mềm có tự hiển thị ra sẽ chỉ hiển thị được một ít. Theo nhu cầu thiết kế, chúng ta cần đưa phần chi tiết nào ra. Hình ảnh minh họa cho chi tiết của đối tượng hay là chi tiết của công cụ ta sử dụng. (Hình 1) Các phần chi tiết của đối tượng/ công cụ nếu chưa được đưa ra bạn sẽ làm như sau: Cách 1: Trên thanh công cụ bạn chọn Window ---> Dockers Sau đó chọn những phần cần dùng để đưa ra. Sau khi chọn sẽ xuất hiện bên cột phải. Cách 2: Bạn chọn vào biểu tượng hình chữ nhật nằm trong hình tròn sẽ hiển thị ra cái bảng bạn tick vào phần muốn đưa ra. (Xem chi tiết ở hình 2). Để tắt bớt các phần được đưa ra bạn đưa chuột vào vị trí phía dưới của tên các phần rồi tắt chúng (Hình 3). B. Mở rộng bảng màu để tô cho đối tượng Chọn vào đối tượng cần tô, nếu có màu bạn thích bên cột phải thì bạn chọn vào màu đó như mình đã hướng dẫn ở bài trước. Nếu không bạn sẽ chọn vào Fill ở Object Properties. Xuất hiện một bảng màu và một cây màu để rê chọn màu bạn muốn. Sau đó bạn sẽ chọn bất cứ màu nào bạn muốn. Nếu muốn chọn màu giống với một màu có sẵn từ một đối tượng khác. Bạn chọn đối tượng mình muốn tô sau đó click vào bút chỉ màu và chỉ vào màu bạn muốn tô. (Hình 4) Trên đây là phần hướng dẫn bạn mở rộng bảng màu để tô theo ý muốn của mình và cách đưa ra các cộng cụ/ chi tiết của đối tượng để sử dụng. Mong bài này sẽ giúp ích cho bạn. Sương Tuyet
Bài 7: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÔNG CỤ TEXT TRONG CORELDRAW Bấm để xem Text là một công cụ không thể thiếu trong bất kỳ phần thiết kế cũng như phần mềm soạn thảo văn bản nào. Đối với phần mềm CorelDRAW công cụ Text rất đơn giản, nó chỉ tương tự các công cụ soạn thảo văn bản. Hôm nay mình sẽ giới thiệu bạn sử dụng công cụ Text trong Corel để phục vụ công việc thiết kế của bạn. Đâu tiên ta sẽ chọn Text bên cột trái. Đối với ít dòng text bạn có thể click trực tiếp vào giao diện làm việc để ghi ra. Nếu bạn muốn soạn một văn bản thì sau khi chọn Text sẽ dữ chuột trái và kéo ra khung tùy bạn muốn. (hình 1). Sau khi tạo ra một đoạn text bạn vào Text Properties để chọn các tùy chỉnh nó hầu như giống với phần mềm office. Font chữ bạn tải về và cài đặt vào giống như bài "Hướng dẫn cài font vào máy tính" mình đã đăng nhé. Bảng mã Unicode bạn tải bộ font UTM nhé dùng cho Tiếng Việt, hoặc một số font khác bạn từ tìm thêm (Đây là bảng mã thông dụng dùng trên mọi ứng dụng, trang web). Chi tiết dùng công cụ text mình ghi rõ trong hình 2. Công cụ này khá là đơn giản, sau bài này bạn có thể tự do tạo ra những kiểu chữ mình thích, bạn tải về thật nhiều những font đẹp nhé. Một ví dụ vui mình làm (hình 3) sử dụng cơ bản công cụ text và Rectangle (công cụ này để vẽ hình chữ nhật, hình vuông). Mong qua bài này sẽ giúp ích cho bạn. Bài sau mình sẽ giới thiệu các công cụ cơ bản thường dùng trong khi thiết kế. Sương Tuyet
Bài 8: CÔNG CỤ CƠ BẢN THƯỜNG DÙNG KHI THIẾT KẾ TRONG CORELDRAW Bấm để xem Khi thiết kế sẽ có một số công cụ ta hay thường dùng nhiều, hôm nay mình sẽ giới thiệc các công cụ đấy. 1. Công cụ Ellipse (F7) và 3-Point Ellipse: Ellipse: Công cụ này cho phép ta vẽ hình tròn (khi kéo ta nhấn giữ phím Ctrl), hình ellipse nằm ngang. Để vẽ ta chọn công cụ sau đó nhấn giữ chuột trái kéo theo kích cỡ, hình dạng ta muốn. 3-Point Ellipse: Công cụ này cho phép ta vẽ hình ellipse ở bất kỳ hướng nào, muốn nó nằm nghiên, ngang, dọc.. ta chỉ cần giữ chuột trái kéo ra hai điểm giống như vẽ line sau đó thả chuột và di chuyển theo hướng vuông góc với line ta vừa tạo sẽ tạo thành hình ellipse. Hình 1 minh họa: 2. Công cụ Rectangle và 3-Point Rectangle: Rectangle: Công cụ này cho phép ta vẽ hình vuông (khi kéo ta nhấn giữ phím Ctrl), hình chữ nhật. Để vẽ ta chọn công cụ sau đó nhấn chuộc trái kéo theo kích cỡ, hình dạng ta muốn. 3-Point Rectangle: Công cụ này cho phép ta vẽ hình chữ nhật, hình vuông theo bất kỳ hướng nào ta muốn, nghiên, ngang, dọc.. ta chỉ cần giữ chuột trái kéo ra hai điểm như đang vẽ đường line sau đó thả chuột và di chuyển theo hướng vuông góc phía trên hoặc dưới đường line sẽ tạo ra hình ta muốn. Hình 2 minh họa: Ta có thể thay đổi kích thước của Ellipse và Rectangle bằng ô kích thước trên thanh công cụ (hình 3). 3. Artistic Media tool (I) : Thêm hiệu ứng bút vẽ, phun và thư pháp nghệ thuật bằng cách sử dụng các nét vẽ tay. Các tùy chỉnh của công cụ theo hình 4. 4. Zoom (Z) : Phóng to thu nhỏ trang làm việc, trong corel chỉ cần lăn con lăn của chuột tới lui sẽ phóng to và thu nhỏ trang làm việc. Pan (H) : Công cụ này cho phép ta di chuyển trang làm việc đến bất cứ đâu ta muốn. Cái này dùng trong trường hợp trang làm việc quá to ta cần di chuyển đến vị trí ta muốn. Thông thường bạn chỉ cần dùng con lăn của chuột để phong to thu nhỏ là được rồi. (Hình 5) Bài này mình chỉ giới thiệu một số công cụ này, ở bài sau mình sẽ giới thiệu tiếp một số công cụ khác. Mong bài này sẽ giúp ích cho bạn. Sương Tuyet