Phân loại, nguồn gốc, sự tồn lưu của chất độc trong môi trường

Thảo luận trong 'Học Online' bắt đầu bởi Milk Milk, 12 Tháng tám 2021.

  1. Milk Milk

    Bài viết:
    82
    1. Phân loại

    a. Chất độc vô cơ:


    • Các khí độc và anion độc (CO, SO2, NOx, O3, CN–,  NO2,  NO3, F–)
    • Các kim loại nặng độc và asen (Pb, Hg, Cd, Cr, As)
    • Các nguyên tố phóng xạ (3H, 224Ra, 226Ra, 228Ra, 222Rn, 90Sr, 131I)

    b. Chất độc hữu cơ:

    • Theo lớp chất: Hiđrocacbon, hợp chất cơ clo, hợp chất cơ photpho..
    • Theo nguồn gốc: Chất độc vi sinh (aflatoxin, tetrođotoxin.)
    • Theo tác động ảnh hưởng: Homon môi trường (bisphenol-A, n-nonylphenol.)
    • Ngoài ra, các tác nhân độc khác không phải hóa chất (bụi, âm thanh.) được xem là các tác nhân độc độc lập, không xếp loại.

    2. Nguồn gốc

    • Nguồn chủ yếu của các chất ô nhiễm môi trường là nguồn con người và được tạo ra từ ba nguồn chính sau:
    • Các nguồn đốt cháy: Đốt nhiên liệu hóa thạch (than, dầu) ; đốt rác thải
    • Các nguồn công nghiệp: Sản xuất hóa chất (thuốc trừ dịch hại, dung môi, 51 chất tẩy rửa, polime, phẩm nhuộm, axit và bazơ, các khí như clo, amoniac; các kim loại và dẫn xuất của chúng như đồng, chì, kẽm.), công nghiệp vật liệu xây dựng (xi măng, gạch ngói), công nghiệp luyện kim, giao thông vận tải.. là những nguồn phát thải nhiều chất ô nhiễm
    • Khai thác mỏ và khoan mỏ (nước rỉ axit mỏ, tràn dầu.).
    • Nguồn "trong nhà" : Nhà ở, các tòa nhà công cộng, cơ quan, trường học, bệnh viện cũng đóng góp một phần đáng kể vào sự ô nhiễm môi trường.

    3. Sự tồn lưu độc chất trong môi trường

    a. Sự lưu chuyển:

    Các hóa chất thoát vào môi trường hiếm khi nằm lại nguyên trạng hoặc tại chỗ mà lưu chuyển trong môi trường. Từ không khí các hóa chất có thể ngưng tụ hoặc hòa tan vào nước mưa rơi trở lại mặt đất gây ô nhiễm cho đất trên diện rộng và nước bề mặt. Từ bề mặt đất và nước bề mặt hóa chất có thể ngấm vào tầng nước ngầm hoặc lắng đọng vào trầm tích. Các hóa chất cũng có thể được lưu chuyển qua chuỗi thức ăn. Ngoài ra, Các yếu tố nhiệt độ (làm tăng sự bốc hơi), tốc độ của gió bão làm tăng sự vận chuyển hóa chất đi khắp nơi, kể cả vùng xa xôi hẻo lánh.

    b. Tính tồn lưu môi trường:


    • Nhiều hóa chất được giải phóng vào môi trường gây ra sự nguy hại tối thiểu đơn giản vì đời sống của chúng ngắn (dễ bị phân huỷ) trong môi trường. Nhiều hóa chất gây hại lâu dài cho môi trường (ví dụ, DDT, PCB, PCDD) do chúng kháng các quá trình phân huỷ và tồn lưu trong môi trường một thời gian cực kì dài.
    • Sự thải liên tục các hóa chất khó phân huỷ vào môi trường có thể gây ra sự tích luỹ của chúng ở các mức môi trường đủ để gây độc. Các hóa chất như vậy có thể tiếp tục gây hại thời gian dài sau khi sự thải chúng vào môi trường đã dừng.
    • Sự tồn lưu của hóa chất trong môi trường phụ thuộc nhiều vào các quá trình phân huỷ sinh học và phi sinh học trong môi trường.

    4. Sự tích luỹ sinh học:

    • Sự tích luỹ sinh học hay sinh tích luỹ được định nghĩa là quá trình sinh vật tích luỹ các hóa chất cả trực tiếp từ môi trường phi sinh học (nghĩa là nước, không khí, đất) và từ các nguồn dinh dưỡng.
    • Các hóa chất môi trường chủ yếu được hấp thụ bởi cơ thể bằng sự khuếch tán thụ động.
    • Các vị trí chủ yếu hấp thụ hóa chất bao gồm các màng phổi, mang và ống tiêu hóa. Trong khi đó màng lọc (da) và các cấu trúc liên quan (vẩy, lông, tóc.) lại là rào chắn bảo vệ khỏi nhiều thương tổn môi trường, mặc dù vậy một số hóa chất có thể hấp thụ tốt qua da.
    • Môi trường nước là nơi chủ yếu ở đó các hóa chất ưa mỡ đi qua rào chắn giữa môi trường phi sinh học và sinh học.
     
Trả lời qua Facebook
Đang tải...